Mối tương quan giữa chỉ số (AQ) và học lực

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 79)

6. Những đóng góp mới của đề tài

3.5.6. Mối tương quan giữa chỉ số (AQ) và học lực

Tương quan giữa chỉ số vượt khó và học lực thể hiện trên hình 3.25.

r = 0,4081 0,0 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 0 40 80 120 160 200 Chỉ số AQ H c lự c

Hình 3.25. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa chỉ số AQ và học lực của học sinh.

Qua biểu đồ hình 3.25 chúng ta thấy, mối tương quan giữa chỉ số vượt khó và học lực của học sinh có hệ số r = 0,4081. Đây là mối tương quan thuận tuyến tính vừa. Điều này có nghĩa là không phải học sinh có học lực tốt thì đều có chỉ số vượt khó cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu về một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao trên học sinh trong độ tuổi từ 16 đến 18 trường THPT Quang Minh , huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội chúng tôi rút ra một số kết luận.

1. Chỉ số IQ của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp nhất là lúc 16 tuổi (100,03 ± 14,19), cao nhất lúc 18 tuổi (101,49 ± 13,51), năng lực trí tuệ của học sinh ở mức trung bình (100,81 ± 13,99). Chỉ số IQ trung bình của học sinh nam là (100,90 ± 14,21), của học sinh nữ là (100,54 ± 13,77). Sự khác biệt về năng lực trí tuệ theo giới tính không đáng kể.

Sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ tuân theo quy luật phân phối chuẩn với tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ trung bình cao nhất (45,01 %), tiếp đến là tỉ lệ học sinh có mức trí tuệ trên trung bình (28,02 %) và cuối cùng là học sinh có mức trí tuệ dưới trung bình (26,98 %).

2. Chỉ số trí tuệ cảm xúc chung và chỉ số trí tuệ cảm xúc thành phần của học sinh có sự khác nhau không đáng kể ở các độ tuổi. Không có sự khác biệt về trí tuệ cảm xúc theo giới tính.

Chỉ số EQ trung bình của học sinh nam là (21,21 ± 2,99), của học sinh nữ là (20,83 ± 2,84). Sự khác biệt trí tuệ cảm xúc theo giới tính không đáng kể.

Năng lực nhận thức cảm xúc của người khác của học sinh tăng dần theo tuổi và ở mức trung bình. Năng lực nhận thức cảm xúc của người khác của học sinh nam là (16,53 ± 2,37), của học sinh nữ là (16,51 ± 2,21). Sự khác biệt về năng lực nhận thức cảm xúc của người khác theo giới tính không đáng kể.

Năng lực thấu hiểu cảm xúc bản thân cũng tăng dần theo tuổi. Sự khác biệt về năng lực thấu hiểu cảm xúc bản thân theo giới tính không đáng kể.

3. Điểm vượt khó của học sinh ở trên mức trung bình. Ở cùng độ tuổi, chỉ số AQ của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau nhưng mức chênh lệch không đáng kể.

4. Giữa các chỉ số sinh lý hoạt động thần kinh của học sinh (chỉ số thông minh, chỉ số trí tuệ cảm xúc, chỉ số vượt khó) và học tập đều có mối tương quan thuận.

Trong đó, mối liên quan giữa chỉ số IQ và học lực là chặt chẽ hơn cả (với hệ số tương quan bằng 0,7116). Mối liên quan giữa EQ và học tập ít chặt chẽ nhất (với r = 0,3287).

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu về một số chỉ số sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao trên học sinh trường THPT Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển năng lực trí tuệ giúp cho việc học tập của học sinh được hiệu quả hơn.

1. Năng lực trí tuệ thường xuyên thay đổi. Do vậy, các chỉ số này cần phải được tiến hành nghiên cứu thường xuyên trên học sinh. Các số liệu phải được tổng hợp đầy đủ và kịp thời để có cơ sở đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng ở từng thời điểm.

2.Ngành giáo dục cần có nhiều nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và vượt khó,... của học sinh, sinh viên ở các trường học. Trên cơ sở đó, xây dựng nội dung phương pháp giáo dục tạo điều kiện để người học có thể tự học, biết cách làm việc và hoà nhập vào xã hội, cộng đồng. Điều này góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho người học.

3. Nhà trường cần tăng cường tổ chức các hoạt động tập thể cũng như các lớp học về kỹ năng sống để học sinh có thể tự tin, chủ động trong giao tiếp và rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong hoạt động sống.

4. Chỉ số EQ là chỉ số có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần kết hợp để học sinh có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. Hoạt động nhóm, hoạt động ngoại khoá,... là một trong những biện pháp tích cực để nâng cao trí tuệ cảm xúc cho học sinh.

5. AQ là chỉ số có thể cải thiện được bằng nỗ lực của bản thân để thay đổi thái độ tiêu cực, nâng cao khả năng đương đầu với khó khăn. Vì vậy, phương pháp dạy học phải đảm bảo làm tăng tính chủ động, tích cực của người học làm cho họ linh hoạt, chủ động đối phó, giải quyết những khó khăn trong học tập.

6. Hiện nay đánh giá năng lực trí tuệ học sinh - điểm mới trong tuyển sinh ở một số trường THPT. Tuy nhiên mới chỉ có một số trường chuyên áp dụng, ngành giáo dục cần áp dụng rộng rãi hơn với các trường THPT cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

[1]. Đỗ Hồng Anh (1990), Bản hướng dẫn sử dụng test Raven, lược dịch, N – T, Hà Nội.

[2]. Adrea & Alidawson (2012), Giả mã trí tuệ cảm xúc, Nxb Trẻ.

[3]. Trần Thị Cúc, Tạ Thúy Lan (1995), “Đặc điểm khả năng hoạt động trí tuệ của sinh viên Đại học Sư phạm Huế và Đại học Y Khoa Huế”,

Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (6), tr. 55-59. [4]. Trịnh Bỉnh Di (2001), Chuyên đề sinh lý, tập 2, “Sinh lý học trí tuệ”,

Nxb Y học.

[5]. Phan Văn Duyệt, Lê Nam Trà (1996), “Một số vấn đề chung về phương pháp luận trong nghiên cứu các chỉ tiêu sinh học”, Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 13-18.

[6]. Gardner H. (1998), Lý thuyết về các dạng trí khôn, Nxb giáo dục, Hà Nội.

[7]. Phạm Hoàng Gia (1993), “Bản chất của trí thông minh”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (11), tr. 1-4.

[8]. Nguyễn Kế Hào (1991), “Khả năng phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam”, Nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 2-3-10.

[9]. Trịnh Hữu Hằng, Đỗ Công Huỳnh (2001), Sinh lý người và động vật, Nxb Khoa học kỹ thuật.

[10]. Ngô Công Hoàn (1991), “Một số kết quả nghiên cứu sự phát triển trí tuệ ở học sinh phổ thông”, Thông tin khoa học giáo dục, (26), tr. 15-20 [11]. Đỗ Công Huỳnh, Vũ Văn Lạp, Ngô Tiến Dũng, Trần Hải Anh (1997).

phản xạ cảm giác - vận động ở thanh thiếu niên tuổi từ 6-18 ở Nam sân bay Biên Hòa, Bắc sân bay Biên Hòa và xã Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Tây”. Dự án nghiên cứu y - sinh học thuộc dự án Z1, Bộ Quốc phòng,

Học viện Quân y, Hà Nội.

[12]. Mai Văn Hưng (2003), Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và năng lực trí tuệ của sinh viên một số trường Đại học phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Hà Nội.

[13]. Nguyễn Công Khanh (2004), Trí thông minh, Tạp chí Tâm lý học số 2. [14]. Nguyễn Công Khanh (2005), Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ

số trí tuệ IQ, CQ và EQ ở lứa tuổi học sinh phổ thông, Tạp chí khoa học giáo dục số 2.

[15]. Nguyễn Công Khanh (2006), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục số 2.

[16]. Nguyễn Công Khanh (2005), “ Sự phát triển cảm xúc, tình cảm và các kỹ năng xã hội của học sinh phổ thông”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (số 7), tr. 33 - 38.

[17]. Đặng Phương Kiệt (1990), Cơ sở sinh lí thần kinh của hoạt động tâm lý, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[18]. Trần Kiều (chủ biên) (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[19]. Trần Kiểu và nhóm nghiên cứu (Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh) (2004), Nghiên cứu sự phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ,CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước, Mã số KX-05-06. [20]. Tạ Thúy Lan (2003), Sinh lý học thần kinh, Tập 2, Nxb Đại học Sư

[21]. Tạ Thúy Lan, Mai Văn Hưng (1998), “Năng lực trí tuệ và học lực của một số học sinh Thanh Hóa”, Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm, (6), tr. 70-75.

[22]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1995), “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở Đông Hoàng”. Thông

báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (5), tr. 64-67.

[23]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (2010), Sinh lý học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm Hà nội.

[24]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996), “Nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh nông thôn”. Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (6), tr. 53-57.

[25]. Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan (1996), Nghiên cứu, đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh , sinh viên theo giới tính , Tạp chí khoa học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 30 - 36.

[26]. Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1993), “Bước đầu thăm dò khả năng trí tuệ của học sinh cấp I Hà Nội”, Hội nghị khoa học các trường đại học Sư phạm toàn quốc, Cửa Lò.

[27]. Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1995), “Bước đầu nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh cấp II - Quy Nhơn”, Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (2), tr. 85-89.

[28]. Tạ Thúy Lan, Võ Văn Toàn (1995), “Kết quả nghiên cứu khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh trường tiểu học Phương Mai, Hà Nội”, Thông

báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I, (2), tr. 10-11

[29]. Trần Thị Loan (2000), “Nghiên cứu các chỉ số trí tuệ của học sinh tại một số trường phổ thông thuộc thành phố Hà Nội”, Tạp chí sinh lý học, tập IV (số 1), tháng 06/2000, tr.14-19.

[30]. Trần Thị Loan (2002), Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại quận Cầu Giấy - Hà Nội, Luận án tiến sĩ Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[31]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Mai Văn Hưng (2012), “ Trắc nghiệm năng lực trí tuệ”, Tài liệu tập huấn giáo viên trung học, tr. 7-8.

[32]. Chu Văn Mẫn (2003), Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

[33]. Chu Văn Mẫn, Đào Hữu Hồ (2002), Giáo trình thống kê sinh học, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[34]. Phan Trọng Ngọ (2001), Tâm lý học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.40 - 42.

[35]. Việt Phương, Thái Ninh (2009), IQ - EQ nền tảng của sự thành công,

Nxb Phụ Nữ.

[36]. Huỳnh Văn Sơn (2004), Nghiên cứu mức độ trí tuệ của trẻ em mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện chiến lược và chương trình GD

[37]. Nguyễn Thạc (chủ nhiệm) (1998), Nghiên cứu đặc điểm sự phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Đề tài cấp Bộ, Mã số B96 - 45 - TĐ. 01, Trường Cao đẳng Sư phạm Nhà trẻ - Mẫu giáo Trung ương I, Hà Nội.

[38]. Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng (1993), “Nghiên cứu chẩn đoán sự phát triển trí tuệ của học sinh”, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, (8), tr. 18-21. [39]. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (2008), Tâm lý học Sư phạm đại học,

Nxb Đại học Sư Phạm.

[40]. Trần Trọng Thủy (1989), “Tìm hiều sự phát triển trí tuệ của học sinh bằng test Raven”, Nghiên cứu giáo dục, (6), tr. 19-21.

[41]. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, Nxb Giáo dục Hà Nội.

[42]. Trần Trọng Thủy (1998), “Vấn đề về đo lường trí tuệ”, Thông tin khoa

học giáo dục, (67), tr. 18-23.

[43]. Nguyễn Huy Tú (2004), “Tài năng - quan niệm nhận dạng và đào tạo”,

Tạp chí Tâm lý học, (6), tr. 8-10.

[44]. Nguyễn Quang Uẩn (1994), Bàn về bản chất, cấu trúc và các giai đoạn phát triển của năng lực trí tuệ, Nxb Đại học Sư phạm.

[45]. Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lũy, Đinh văn Vang (2007), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Sư phạm.

[46]. Rubinstein X.I. (1973), Tâm lý học sinh chậm phát triển trí tuệ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I.

[47]. Ushinski C.D. (1983), Tâm lý học Liên Xô, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

TIẾNG ANH

[48]. Paul G. Stoltz (1997), Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities, Canada.

[49]. Piaget T. (1963), The Physiology of Intelligence, New York

[50]. Raven J.C. (1960), Guide to the Standard progressive Matrices. Set A,

B, C, D and E, London

[51]. Terman L. (1937), Measuring intelligence, Boston

[52]. Wechsler D. (1955), Wechsler adult intelligence scale (WAIS), New

PHỤ LỤC Phụ lục 1

PHIẾU ĐIỂM BÀI TEST RAVEN Phần I. Dành cho nghiệm thể

A. Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Họ và tên ……….. Giới tính: Nam, Nữ 2. Ngày …………tháng ………….năm sinh ………

3. Lớp ………trường ………

4. Ngày nghiên cứu: ………

B. Nghiệm thể làm bài theo hướng dẫn của nghiệm viên

Bộ A Bộ B Bộ C Bộ D Bộ E 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 3 4 4 4 4 4 5 5 5 5 5 6 6 6 6 6 7 7 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 9 10 10 10 10 10 11 11 11 11 11 12 12 12 12 12

Phần II. Dành cho nghiệm viên

Bộ A Bộ B Bộ C Bộ D Bộ E Tổng

Phụ lục 2

HỒ SƠ EQ - XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ TRÍ TUỆ CẢM XÚC

A.Ghi đầy đủ các thông tin dưới đây:

1. Họ và tên ……… Giới tính: Nam, Nữ

2. Ngày …………tháng ………….năm sinh ………..

3. Lớp ………trường ………... 4. Thời gian nghiên cứu: Ngày ………tháng ……… năm ………..…

B. Nghiệm thể làm bài theo hướng dẫn của nghiệm viên

Mỗi em học sinh đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án theo suy nghĩ của mình. Sau đó điền đáp án vào phiếu trả lời. Chú ý Không được khoanh đáp án vào tờ đề kiểm tra.

Câu 1: Bạn cho biết người phụ nữ này biểu lộ cảm xúc gì? A. Khó chịu B. Ngạc nhiên C. Tự hào D. Sợ hãi E. Hạnh phúc F. Kích động

Câu 2: Bạn cho biết người đàn ông này biểu lộ cảm xúc

gì?

A. Buồn rầu B. Lo lắng C. Giận giữ

D. Sầu khổ E. Hạnh phúc F. Phẫn nộ

Câu 3: Bạn cho biết cô bé này biểu lộ cảm xúc gì? A. Xấu hổ B. Ngạc nhiên C. Thịnh nộ

D. Phẫn nộ E. Hân hoan F. Sợ hãi

Câu 4: Bạn cho biết đứa trẻ này biểu lộ cảm xúc gì? A. Thất vọng B. Ngạc nhiên C. Phấn nộ

Câu 5: Bạn cho biết cô gái này biểu lộ cảm xúc gì? A. Buồn chán B. Ngạc nhiên C. Xấu hổ

D. Thịnh nộ E. Thù địch F. Phẫn nộ

Câu 6: Do hiểu lầm, người bạn thân của bạn không chơi với bạn nữa, bạn sẽ:

A. Buồn chán và ủ rũ

B. Tìm những người bạn khác để chơi

C. Tìm nhiều việc khác nhau để làm, để khỏi phải nghĩ ngợi linh tinh.

D. Tìm biện pháp giải tỏa như tập thể thao, đi bơi để khi nào bạn bớt giận sẽ nói

chuyện với nhau.

Câu 7: Em của bạn sống rất bừa bãi, luôn làm lộn xộn phòng chung, điều này làm bạn ngày càng khó chịu, bạn sẽ:

A. Dọa tống em ra khỏi ở phòng nếu em không chịu thay đổi.

B. Vẫn sống chung với em và tự nhủ mình cũng có những thói quen chưa tốt.

C. Nói rõ rang về thói quen xấu của em bạn và yêu cầu em cần phải thay đổi.

D. Tìm cách nói cho bố mẹ, hoặc bạn bè của em thay đổi.

Câu 8: Bạn đang đi trong sân trường giờ ra chơi, chẳng may, bạn trượt chân và ngã làm quần áo bạn bẩn, bạn sẽ:

A. Đứng lên, mỉm cười và đi tiếp dù nhiều bạn đang cười mình. B. Đứng lên đi và tự cho mình là người hậu đậu, kém cỏi.

C. Cảm thấy ngại, cúi mặt đi tiếp hi vọng không ai để ý.

D. Cáu điên và thầm nguyền rủa.

Câu 9: Trong một bữa tiệc, bạn đến nói chuyện với một người bạn và được người

bạn nói chuyện đáp lại rất nhiều nhưng có vẻ bạn ấy không được thỏa mãi, bạn sẽ:

A. Nghĩ người bạn đó có vấ đề gì đó với mình. B. Hỏi thêm chuyện để hiểu thêm về bạn đó.

C. Không nói chuyện nữa, bỏ đi vì bạn cho rằng bạn ấy không thích mình.

D. Quyết định một lần nào đó sẽ rủ bạn tham gia một hoạt động nào đó mà bạn ấy

Câu 10: Bạn của bạn mới chia tay người yêu nên rất buồn bã, lúc này bạn sẽ:

A. Lo lắng sau này mình gặp trường hợp giống bạn ấy.

B. Nói với bạn của bạn là thà sống một mình còn hơn là sống với người đã bỏ bạn.

C. Nói với bạn của mình cần gì để mình giúp bạn không phải đau khổ.

D. Rủ bạn đi chơi, ăn uống gì đó để bạn quên đi chuyện buồn.

Câu 11: Một người bạn mượn bạn một đò vật nhỏ có giá trị tinh thần, sau ít lâu bạn

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)