Đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 29)

6. Những đóng góp mới của đề tài

1.3.2. Đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm

1.3.2.1. Trắc nghiệm đo chỉ số thông minh

Chỉ số thông minh ( intelligence Quotient - IQ) là một trong những đặc tính sinh lý - tâm lý và tư duy hết sức phức tạp. Vì vậy, việc đánh giá năng lực trí tuệ là một vấn đề khó khăn. Có nhiều phương pháp đo lường trí tuệ khác nhau như: quan sát, điều tra, thực nghiệm, trắc nghiệm....Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả là phương pháp trắc nghiệm (test).

Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ test” có nghĩa là “ phép thử” hay “ thử” là F.Galton [17].

Năm 1914 W. Stern đề xuất IQ là chỉ số đo nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trưng cho mỗi trẻ và được tính theo công thức IQ =MA.100

CA (1), trong

đó MA (Mental Age) là tuổi trí tuệ, CA (Chronlogical Age) là tuổi đời hay tuổi thực. Giá trị IQ cho biết sự vượt lên trước hay chậm lại của trí khôn so với tuổi đời.

Ngay sau đó L. M. Terman đã áp dụng công thức (1) sửa lại và tạo thành trắc nghiệm Standfor - Binet, trở thành công cụ chuẩn trong tâm lý lâm sàng, tâm thần học và tư vấn giáo dục [17]. Đồng thời, trắc nghiệm này còn được dùng làm kiểu mẫu để phát triển nhiều trắc nghiệm khác như: trắc nghiệm phân tích nghiên cứu trí tuệ của R. Meili (1928), trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn của J.C. Raven (1936), trắc nghiệm trí tuệ đa dạng của R. Gille (1944), trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ 6 - 12 tuổi WISC (1949) và trắc nghiệm dùng cho người lớn WAIS của D. Wechsler [52].

D.Wechsler đã không chấp nhận cách giải thích truyền thống về cách tính IQ qua mối tương quan giữa tuổi trí khôn và tuổi đời do Stern và Binet đưa ra. Theo công thức trên, sẽ tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa trí khôn và tuổi đời. Trong khi đó, sự phát triển trí tuệ lại diễn ra một cách không đều trong suốt đời người. Vì vậy, ông đưa ra cách xác định IQ bằng công thức:

X - X

IQ = .15 + 100 SD

Trong đó: X là điểm trắc nghiệm của cá nhân; X là trung bình điểm trắc nghiệm của những người cùng độ tuổi; SD là độ lệch chuẩn.

Như vậy, mỗi trắc nghiệm sẽ có một điểm IQ tương ứng. Trên cơ sở điểm IQ Wechsler phân loại thành 7 mức trí tuệ như bảng 1.1.

Bảng 1.1. Bảng phân bố mức trí tuệ theo chỉ số IQ

STT Chỉ số IQ Mức trí tuệ Loại trí tuệ

1 > 130 I Rất xuất sắc

2 120 - 129 II Xuất sắc

3 110 - 119 III Thông minh

4 90 - 109 IV Trung bình

5 80 - 89 V Tầm thường

6 70 - 79 VI Kém

7 < 70 VII Ngu độn

Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn (Test Raven) được J.C. Raven [50] xây dựng vào năm 1936 được sử dụng phổ biến nhất. Đây là trắc nghiệm phi ngôn ngữ dùng để đo năng lực trí tuệ trên bình diện rộng. Những năng lực được trắc nghiệm là năng lực hệ thống hoá, năng lực tư duy logic, và năng lực vạch ra mối liên hệ tồn tại giữa các sự vật hiện tượng. Ở một mức độ nào đó, trắc nghiệm này cho phép san bằng ảnh hưởng của trình độ học vấn và kinh nghiệm sống của đối tượng được nghiên cứu.

Test Raven được xây dựng trên cơ sở thuyết tri giác hình thể của nhà tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman. Sau hai lần chuẩn hoá vào năm 1954 và năm 1956, test Raven đã được UNESCO công nhận và chính thức đưa vào để chẩn đoán trí tuệ của con người từ năm 1960 [50].

Test Raven có ưu điểm là có tính khách quan và khả năng loại trừ những khác biệt về đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá của đối tượng nghiên cứu. Kỹ thuật sử dụng đơn giản, ít tốn kém, sử dụng cho cả cá nhân và nhóm. Nhược

điểm của trắc nghiệm này là chỉ cho biết kết quả mà không cho biết quá trình đi đến kết quả. Mặt khác, trắc nghiệm này đòi hỏi tư duy cao, nên khi sử dụng cho các đối tượng có tư duy kém sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của nghiên cứu [12]. Chính vì vậy, khi sử dụng test Raven cần phải có sự kết hợp các phương pháp khác như quan sát, thực nghiệm hay các trắc nghiệm khác. Tuy nhiên, với ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm này vẫn được sử dụng rộng rãi để đánh giá trí tuệ của học sinh trên thế giới và ở Việt Nam.

1.3.2.2. Trắc nghiệm đo chỉ số trí tuệ cảm xúc

Năm 1990, khi đưa ra lý thuyết đầu tiên về EI ( Emotion Intelligence) của mình, các tác giả Mayer, Dipaolo và Salovey (1990) cũng đồng thời đề xuất phương pháp đo lường thực nghiệm EI.

Một số phương pháp đo lường như: Test của Bar - On ( EQ - i); Test của Mayer (MESI); Test ECI của Boyatzis...

EQ - i ( Emotional Quotient Inventory) của Bar - On (1997) dựa trên thang đo nguyên bản năm 1988 để đo sức khoẻ tâm lý. Phép đo này được thiết kế để đo lường một loạt các chức năng liên quan đến nhận thức, đo các khả năng và kĩ năng mà Bar - On cho rằng chúng sẽ ảnh hưởng đến năng lực của một cá nhân đương đầu một cách có hiệu quả với những đòi hỏi của môi trường và áp lực, sức ép trong cuộc sống. Phép đo này bao quát 5 lĩnh vực [31].

1. Sự hiểu biết chính mình gồm các năng lực tự nhận biết mình, năng lực tự khẳng định, quyết đoán và năng lực đánh giá mình một cách lạc quan.

2. Quan hệ với người khác gồm các năng lực như đồng cảm, năng lực thực hiện các trách nhiệm xã hội.

3. Kiểm soát, quản lý stress, gồm các kỹ năng như giải quyết vấn đề, đánh giá đúng thực tiễn.

4. Khả năng thích ứng gồm khả năng chịu đựng stress, năng lực kiểm soát xung tính.

5. Tâm trạng gồm khả năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc.

MEIS ( Mutilfactor Emotional Ỉntelligence Scale). Thang đo MEIS

được các tác giả Mayer, Salovey & Caruso (2000) thiết kế để đo 4 yếu tố cấu thành:

1. Năng lực cảm xúc và bày tỏ cảm xúc. 2. Năng lực thấu hiểu cảm xúc.

3. Năng lực quản lý cảm xúc và hành động phù hợp. 4. Năng lực biến cảm xúc thành trí tuệ - ý chí.

ECI ( Emotional Competency Inventory) của Boyatzis (1999). Thang đo này được thiết kế dựa trên định nghĩa của trí tuệ cảm xúc. Trắc nghiệm ECI đo 4 lĩnh vực của trí tuệ cảm xúc:

1. Tự nhận biết mình: nhận biết xúc cảm của mình, đánh giá mình chính xác, tự tin.

2. Kiểm soát, làm chủ bản thân, tự kiểm soát xúc cảm của mình, lòng tự tin, tự ý thức, thích ứng, định hướng thành đạt và sáng tạo.

3. Nhận biết các quan hệ xã hội: đồng cảm, biết cách tổ chức, định hướng sự phục vụ.

4. Các kĩ năng xã hội: giáo dục người khác năng lực lãnh đạo, năng lực tạo ảnh hưởng, năng lực giao tiếp, tạo xúc tác để thay đổi, kiểm soát, quản lý xung đột, xây dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự hợp tác.

Những năng lực trên đây được đo bằng cách đề nghị người cung cấp thông tin đánh giá và đề nghị chính nghiệm thể tự đánh giá về mình qua phiên bản trắc nghiệm tự đánh giá.

1.3.2.3. Trắc nghiệm đo chỉ số vượt khó

Paul G.Stolt, tác giả của chỉ số AQ đã rất thành công khi khai sinh chỉ số vượt khó làm thước đo bản lĩnh sống. Thái độ sống và kỹ năng sống của một con người trước nghịch cảnh.

Ông cũng đã đưa ra gợi ý rằng, khả năng vượt qua nghịch cảnh gồm bốn thành phần cơ bản là C, O, R, E:

C - (Control) là khả năng kiểm soát. Đây là một trong những nhân tố quan trọng, chỉ ra cách một cá nhân phản ứng lại và đương đầu với nghịch cảnh. Nó đánh giá khả năng kiểm soát và hạn chế những bất lợi chi phối đến cuộc sống; đánh giá sự quyết tâm, kiên cường đối mặt với nghịch cảnh.

O - (Ownership) là quyền sở hữu, tính tự chủ. Những người có AQ cao sẽ có trách nhiệm xử lý các tình huống khó khăn, có trách nhiệm để cải thiện tình hình, có tinh thần trách nhiệm thúc đẩy hành động. Ngược lại, những người có AQ thấp thường trốn tránh trách nhiệm, tinh thần yếu ớt và luôn cho mình là nạn nhân cần sự giúp đỡ.

R - (Reach) là phạm vi hoạt động, cô lập các bất lợi. Những người có AQ cao thường giữ được khoảng cách an toàn và chặn đứng được các khó khăn, không để chúng làm ảnh hướng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống của họ. Những người có AQ thấp thường có những suy nghĩ tiêu cực và thường để những tình huống khó khăn tác động đến cuộc sống.

E - (Emotion) là sức chịu đựng, tính nhẫn nại, tinh thần lạc quan. Ngay cả trong những lúc khó khăn nhất, những người có AQ cao thường có một khả năng đặc biệt để có thể vượt qua nghịch cảnh, nuôi hy vọng và luôn lạc quan vào tương lai. Còn những người có AQ thấp dường như chỉ tin vào định mệnh, thường nghĩ những khó khăn này sẽ tồn tại và ảnh hưởng đến cuộc sống trong một thời gian rất dài, thậm chí là vĩnh viễn [48].

Dựa vào cách thức xử lý và vượt qua nghịch cảnh mà P.G. Stoltz đã phân biệt ba dạng người: Quitters, Campers và Climbers [48].

Quitters là những người hay nản chí dễ buông xuôi, không kiên trì khi theo đuổi một công việc hay một dự định nào đó. Và kết quả là họ sẽ bỏ dở công việc và không thành công trong cuộc sống.

Campers là những người chăm chỉ, chịu khó, có ý thức phấn đấu để đạt được mục đích nhưng lại dễ dàng hài lòng với bản thân.

Climbers là những người có hoài bão lớn và rất kiên định. Họ luôn phấn đấu, nỗ lực rèn luyện để đạt được thành công cao nhất có thể. Ở mỗi loại người, luôn tồn tại những nhu cầu thiết yếu. Nếu xem con đường đi đến thành công như một hành trình chinh phục đỉnh núi thì có thể đưa ra cách sắp xếp về nhu cầu của ba dạng người nêu trên [49].

Theo Maslow, Quitters là những người thường bỏ qua cơ hội chinh phục, không tham gia thử thách; sống và hành động chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu sống bình thường là ăn, mặc, ở,.... Campers chấp nhận cuộc chơi nhưng rất mệt mỏi trong cuộc chinh phục; thường kết thúc khi gặp bất lợi và hưởng thụ những gì ở hiện tại. Với họ, sự an toàn về tính mạng và tài sản quan trọng hơn cả. Còn Climbers là những người đeo đuổi đến cùng; bất chấp thuận lợi hay khó khăn, họ vẫn quyết tâm leo lên đến đỉnh. Climbers thường có nhu cầu tự khẳng định mình rất cao trong cuộc sống và họ thường thành công trong công việc [48], [49].

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)