Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 37)

6. Những đóng góp mới của đề tài

2.2.1.Phương pháp nghiên cứu các chỉ số

Các chỉ số được nghiên cứu gồm có: - Chỉ số thông minh (IQ).

- Chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ). - Chỉ số vượt khó (AQ). - Năng lực học tập.

2.2.1.1. Chỉ số thông minh (IQ)

Chỉ số thông minh (IQ): được xác định bằng test khuôn hình tiếp diễn của Raven (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên). Test Raven gồm 6 khuôn hình, chia làm năm bộ A, B, C, D, E mỗi bộ gồm 12 khuôn hình có cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ câu 1 đến câu 12 trong mỗi bộ. Mỗi bộ có nội dung riêng như sau:

Bộ A - Thể hiện tính toàn vẹn và liên tục của cấu trúc. Bộ B - Thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.

Bộ C - Thể hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc. Bộ D - Thể hiện sự thay đổi vị trí của các hình.

Bộ E - Thể hiện sự phân giải các hình thành các bộ phận cấu thành. Mỗi đối tượng thực nghiệm (nghiệm thể) được nghiệm viên (giáo viên) phát một quyển test Raven và một phiếu trả lời (phụ lục 1). Mỗi phiếu có phần thông tin cá nhân do nghiệm thể tự ghi theo hướng dẫn của giáo viên. Sau khi nghe hướng dẫn các nghiệm thể tiến hành làm bài một cách độc lập với thời gian không hạn chế. Song thực tế không có nghiệm thể nào làm bài quá 60 phút. Sau khi nghiệm thể làm xong các phiếu điều tra sẽ được thu lại để xử lý kết quả.

Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Raven [50]. Mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm, do vậy tối đa là 60 điểm cho tất cả các bài. Cộng thô tổng số điểm làm được trong các bộ (A, B, C, D, E) và ghi tổng số điểm này vào cột tổng số trong phiếu chấm điểm. Các phiếu trả lời đạt yêu cầu thì mới được tính, nếu không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị loại và phải làm lại. Căn cứ vào điểm test Raven, chúng tôi tính chỉ số IQ và xác định mức trí tuệ theo D. Wechsler. Chỉ số IQ được tính theo công thức:

.15 100 X X IQ SD   

Trong đó: X - điểm test Raven của từng đối tượng.

X- điểm test Raven trung bình của các đối tượng ở cùng một độ tuổi (lớp tuổi).

SD - độ lệch chuẩn.

Chúng tôi xác định mức trí tuệ theo D. Wechsler (bảng 1.1).

2.2.1.2. Chỉ số cảm xúc (EQ) ( Test Bar- on EQ-i)

Chỉ số cảm xúc (EQ): được xác định bằng bài test của Baron (1997) dùng cho người lớn từ 16 tuổi trở lên.

Bài trắc nghiệm gồm 30 câu:

- Từ câu 1 đến câu 22 là những câu được xây dựng có nội dung nhằm đo lường năng lực nhận thức cảm xúc và bày tỏ cảm xúc hợp lý trong các hoàn cảnh khác nhau trong đó bao gồm các câu hỏi có nội dung đo lường: sự hiểu biết chính mình (năng lực tự nhận biết mình, năng lực tự khẳng định, quyết đoán và năng lực đánh giá mình một cách lạc quan), quan hệ với người khác (năng lực đồng cảm, năng lực thực hiện các trắc nghiệm xã hội).

- Từ câu 23 đến câu 30 là những câu có nội dung đo lường khả năng thấu hiểu cảm xúc bản thân, khả năng quản lý cảm xúc và hành động có hiệu quả, trong đó bao gồm các câu hỏi đo lường: Khả năng kiểm soát quản lý stress ( kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng đánh giá đúng thực tiễn), khả năng thích ứng ( khả năng chịu stress, năng lực kiểm soát xung tính), biểu hiện tâm trạng (khả năng giữ tâm trạng lạc quan, hạnh phúc).

Trắc nghiệm viên hướng dẫn cách thực hiện. Mỗi đối tượng được thực nghiệm sẽ được phát một quyển test Baron và một phiếu trả lời trắc nghiệm (phụ lục 2) để làm bài hoàn toàn độc lập.

Thời gian làm bài là 30 phút. Cách tính điểm được thực hiện theo khóa chấm điểm của Baren. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, số điểm tối đa là 30 điểm và số điểm thấp nhất là 0 điểm, điểm trung bình là 15.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn đánh giá về trí tuệ cảm xúc

STT Mức điểm Tổng điểm Đánh giá

1 Tối đa 30 Rất tốt

2 Trung bình 15 Bình thường

Nếu nghiệm thể đạt 30 điểm trong đó:

- Từ câu 1đến câu 22 (đạt đủ 22/22 điểm, nghiệm thể có khả năng thích ứng trong các mối quan hệ rất tốt, luôn hài hoà và biết thiết lập, duy trì và phát triển tốt trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt trong hoạt động làm việc theo nhóm).

- Từ câu 23 đến câu 30 (đạt đủ 8/8 điểm, nghiệm thể có thể thấu hiểu được cảm xúc của bản thân và đưa ra những quyết định hợp lý, hiệu quả).

2.2.1.3. Chỉ số vượt khó (AQ) ( Test Paul Stoltz.PH)

Chỉ số vượt khó (AQ): Được xác định bằng trắc nghiệm Paul G.Stoltz.

Toàn bộ bài trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi (phụ lục 3). Chỉ số vượt khó gồm có bốn chỉ số thành phần là C, O, R, E. Mỗi chỉ số thành phần được đánh giá dựa vào 5 câu hỏi. Trong đó:

- Chỉ số C ( khả năng kiểm soát ) được thể hiện ở các câu 1, 7, 13, 15, 17. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ số O ( khả năng sử lý tình huống ) được thể hiện ở các câu 2, 6, 11, 16, 18.

- Chỉ số R (khả năng chịu đựng các cấp độ căng thẳng) được thể hiện ở các câu 3, 5, 9, 12, 20.

- Chỉ số E ( sự lạc quan, hy vọng) được thể hiện ở các câu 4, 8, 10, 14, 19.

Mỗi câu hỏi đều có 5 mức trả lời khác nhau, nghiệm thể thấy mức nào phù hợp với mình thì đánh dấu vào mức đó. Nghiệm thể làm test trong khoảng thời gian 8 – 10 phút.

Sau đó, trắc nghiệm viên tính tổng điểm của từng chỉ số C, O, R, E. Chỉ số AQ được xác định bởi công thức sau:

Bảng 2.3. Phân loại các chỉ số thành phần của AQ Chỉ số C Chỉ số O Chỉ số R Chỉ số E Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm Câu hỏi Điểm 1 2 3 4 7 6 5 8 13 11 9 10 15 16 12 14 17 18 20 19

Tổng điểm C:… Tổng điểm O… Tổng điểm R:… Tổng điểm E:…

Chỉ số AQ = ………..

2.2.1.4. Mối tương quan giữa các chỉ số (IQ) (AQ) và (EQ) với năng lực học tập

So sánh kết quả học tập của học sinh với các chỉ số nghiên cứu.

Kết quả học tập của học sinh được đánh giá bằng học lực của học sinh theo điểm trung bình các môn của cả năm học:

Học lực loại giỏi khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 8,0 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 8,0 trở lên, không có môn học nào dưới 6,5.

Học lực loại khá khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 6,5 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 6,5 trở lên, không có môn học nào dưới 5,0.

Học lực loại trung bình khi điểm trung bình các môn cả năm học từ 5,0 trở lên, trong đó phải có ít nhất một trong 2 môn Toán, Văn đạt 5,0 trở

lên , không có môn học nào dưới 3,5.

Học lực loại yếu khi điểm trung bình các môn từ 3,5 trở lên, không có môn học nào dưới 2,0. Học lực loại kém là các trường hợp còn lại.

Một phần của tài liệu Một số chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh trường Trung học phổ thông Quang Minh, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội (Trang 37)