BÀI 4: THEO DÕI MÁY CHÍNH HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 66)

- Tháo, lắp máy từ 1 đến 4 xi lanh

BÀI 4: THEO DÕI MÁY CHÍNH HOẠT ĐỘNG

Thời gian: 14 giờ MÃ BÀI 02-04

Mục tiêu:

- Theo dõi máy chính hoạt động bảo đảm an toàn - Theo dõi đƣợc các hệ thống phục vụ động cơ

- Nghe tiếng máy, quan sát máy biết đƣợc tình trạng hoạt động

A. NỘI DUNG

1. Đóng tải:

- Giảm ga, kéo cần số cho chân vịt hoạt động, tàu hoạt động theo lệnh của thuyền trƣởng

- Hộp số có 2 loại: Hộp số thủy lực và hộp số cơ khí

- Đối với hộp số thủy lực thì áp lực dầu trên hộp số phải bảo đảm quy định, thông thƣờng từ 6 – 7 kg / cm2

- Đặt tay ga về vị trí làm việc, tùy theo loại máy, tùy chế độ hoạt động của tàu mà có vị trí tay ga thích hợp. Thông thƣờng từ 50 – 70 %

Tay ga Vị trí có tải

Hình 4.1. Vị trí tay ga khi tàu hoạt động 2. Theo dõi hệ thống làm mát

2.1. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp 2.1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

- Hình thức làm mát trực tiếp: Là nƣớc biển trực tiếp vào làm mát máy sau đó xả ra ngoài. Cách này đơn giản, hệ thống chỉ cần 1 bơm nƣớc nhƣng máy bị ăn mòn nhanh do trực tiếp tiếp xúc với nƣớc biển. Để hạn chế ăn mòn ngƣời ta gắn cục chì vào khoang làm mát để hạn chế ăn mòn. Quá trình hoạt động cục chì mòn dần đi, máy ít bị mòn.

Hình 4.2. Hệ thống làm mát trực tiếp

1. Lưới lọc 5. Két làm mát dầu nhờn

2. Van đáy tàu 6. Đường ống dẫn nước làm mát 3. Van mạn tàu 7. Ống xả nước

4. Bơm nước biển

- Nƣớc biển đƣợc bơm số 4 hút từ biển vào làm mát bình sinh hàn nhớt, sau đó vào làm mát xi lanh, nắp quy lát, ống xả ( pô ) sau đó xả ra ngoài 3 1 2 1 4 5 7 6

- Nƣớc làm mát đi vào máy theo nguyên tắc làm mát chi tiết có nhiệt độ thấp trƣớc, làm mát chi tiết nhiệt độ cao sau.Tại các bình trao đổi nhiệt, nhƣ bình sinh hàn nhớt, sinh hàn nƣớc ngọt thì theo nguyên tắc ngƣợc chiều. nƣớc làm mát và chất đƣợc làm mát đi ngƣợc chiều nhau để tăng hiệu quả làm mát. Khi lắp ráp ống nƣớc cần chú ý cho đƣờng nƣớc đi đúng nguyên tắc trên

- Hệ thống làm mát trực tiếp cấu tạo đơn giản, sử dụng thuận tiện, khả năng làm mát tốt.

- Tuy vậy hệ thống hay bị đóng cáu, cặn vì nƣớc biển có hàm lƣợng muối cao làm ăn mòn các chi tiết động cơ.

- Sự chênh lệch nhiệt độ nƣớc và máy cao nên dễ gây ứng suất nhiệt cho các chi tiết, tuổi thọ các chi tiết thấp.

- Hình dƣới đây là bơm nƣớc kiểu piston dùng cho máy làm mát trực tiếp

Hình 4.3: Bơm nƣớc làm mát kiểu piston

1. Ống đẩy 2. Thân bơm 3. Ống hút

- Bơm nƣớc do trục khuỷu kéo bằng phƣơng pháp trích lực

1

3

- Bơm piston có đặc điểm là không cần mồi nƣớc

2.1.2. Theo dõi sự hoạt động

- Nƣớc sau làm mát phải chảy ra ngoài đúng lƣu lƣợng của bơm - Các mối nối ống nƣớc không bị rò rỉ

- Dùng tay sờ vào nƣớc ra để cảm nhận nhiệt độ, thấy nƣớc ấm là đạt yêu cầu , nhiệt độ khoảng 40 – 50 oC, không đƣợc vƣợt quá 50 – 55 oC. Nếu có nhiệt kế báo nhiệt độ nƣớc ra thì quan sát nhiệt kế

2.2. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp

2.2.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp - Hình thức làm mát gián tiếp: Là nƣớc ngọt làm mát máy, nƣớc biển

làm mát nƣớc ngọt. Cách này cần 2 bơm nƣớc, hệ thống đƣờng ống nƣớc phức tạp nhƣng an toàn hơn, máy ít bị ăn mòn, tuổi thọ cao. - Hình thức này đƣợc dùng phổ biến ở các máy có công suất trung bình

trở lên , từ 60 ngựa trở lên.

- Nƣớc ngọt từ bình sinh hàn nƣớc ngọt số 6 đƣợc bơm số 7 bơm vào làm mát xi lanh, nắp quy lát rồi trở về bình số 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay trở lại làm mát. Nƣớc biển đƣợc bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn dầu nhờn số 5, bình sinh hàn nƣớc ngọt 6, rồi xả ra ngoài.

- Ƣu điểm của hệ thống

+ Ít đóng cáu cặn trong hệ thống + Chất lƣợng làm mát tốt

+ Nhiệt độ nƣớc ngọt sau làm mát trong khoảng 70o

C – 85oC ít thay đổi đột ngột, không gây ứng suất nhiệt,không làm nứt các chi tiết của động cơ.

+ Tuổi thọ động cơ đƣợc kéo dài, ít bị ăn mòn.

1. Lưới lọc 6. Bình sinh hàn nước ngọt 2. Van đáy tàu 7. Bơm nước ngọt

3. Van mạn tàu 8. Động cơ 4. Bơm nước biển 9. Ống góp nước 5. Bình làm mát dầu nhờn 10. Ống xả nước 11. Nắp kiểm tra nước ngọt

Hình 4.4. Hệ thống làm mát gián tiếp

- Nƣớc ngọt từ bình sinh hàn số 6 đƣợc bơm số 7 bơm vào làm mát xi lanh, nắp quy lát rồi trở về bình sinh hàn 6 để giải nhiệt, sau đó tiếp tục quay trở lại làm mát. Nƣớc biển đƣợc bơm số 4 hút vào làm mát bình sinh hàn nhớt 5, bình sinh hàn nƣớc ngọt 6, rồi xả ra ngoài.

Ƣu điểm của hệ thống

- Ít đóng cáu cặn trong hệ thống - Chất lƣợng làm mát tốt

- Nhiệt độ nƣớc ngọt làm mát ra khỏi máy trong khoảng 70o

C – 85oC ít thay đổi đột ngột, không gây ứng suất nhiệt, làm nứt vỡ các chi tiết của động cơ.

- Tuổi thọ động cơ đƣợc kéo dài, ít bị ăn mòn.

- Quá trình máy hoạt động phải kiểm tra nƣớc biển ra khỏi máy, dùng tay để cảm nhận, nhiệt độ ra khoảng 45 - 50oC, nƣớc ấm

2.2.2. Theo dõi sự hoạt động

- Nƣớc biển từ trong buồng máy phải chảy ra ngoài đủ lƣu lƣợng

1 3 3 8 9 7 6 10 5 4 1 2 11

- Dùng tay tiếp xúc với nƣớc ra, thấy ấm, từ 45- 50oC là đạt yêu cầu - Theo dõi nhiệt độ nƣớc ngọt sau làm mát bằng nhiệt kế hoặc hơi nƣớc

thoát ra từ nƣớc ngọt

- Các mối nối ống nƣớc không rò rỉ 2.3. Bơm ly tâm

- Bơm này dùng để bơm nƣớc biển phục vụ thống làm mát gián tiếp

1. Ống đẩy

2. Van xả nƣớc

3. Ống hút

Hình 4.5. Bơm nƣớc ly tâm

- Cách sử dụng: Trƣớc khi bơm phải mồi nƣớc ngập cánh quạt, khi mồi nƣớc muốn kiểm tra xem nƣớc ngập cánh quạt chƣa thì mở van này ra, tác dụng của van này vừa để xả gió, vừa kiểm tra nƣớc mồi trong ống - Đối với tàu thủy, bơm đƣợc lắp đặt thấp hơn mực nƣớc biển, vì vậy khi

bơm không cần mồi nƣớc

- Nếu bơm không lên nƣớc thì mở vít số 2 để xả gió - Loại bơm này dùng động cơ điện để kéo

3

1 2

3. Theo dõi sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu

- Khi nghe tiếng máy nổ không đều, phải kiểm tra, xác định xi lanh không nổ bằng cách đặt tay vào ống dầu cao áp của các xi lanh, nếu béc phun tốt thì cảm nhận thấy độ giật trong đƣờng ống, béc không phun thì không giật, xi lanh đó không nổ. Khắc phục bằng cách thay béc, hoặc tạm thời chạy giảm ga

- Quan sát dầu hồi xem dầu có chảy ra ngoài không, dầu hồi phải đƣợc hồi về két dự trữ hoặc thùng chứa bên ngoài

Hình 4.6. Kiểm tra đƣờng dầu cao áp

- Mầu sắc của khí xả thể hiện chất lƣợng của hệ thống nhiên liệu: Mầu đen bạc là phun tốt, cháy tốt, mầu đen sẫm là quá tải hoặc chất lƣợng phun kém

- Mầu xanh lam là nhớt lên buồng đốt

4. Theo dõi máy hoạt động bằng giác quan của ngƣời

- Nghe tiếng máy nổ: Máy nổ phải đều, khi nghe thấy khác thƣờng thì phải kiểm tra

ống dầu cao áp

- Quan sát các đồng hồ đo: Vòng tua, nhiệt kế, áp lực nhớt, các thông số này phải nằm trong phạm vi cho phép. Khi tăng ga vòng tua phải tăng, tốc độ tàu tăng

- Quan sát bề ngoài máy, định kỳ từ 30 – 60 phút phải quan sát xung quanh máy chính một lần

- Quan sát nƣớc biển sau làm mát phải chảy ra ngoài đủ lƣu lƣợng,…

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI:

1. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát trực tiếp, nêu sự hoạt động ?

2. Nhiệt độ nƣớc làm mát tăng quá quy định thì ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới sự hoạt động ?

3. Vẽ sơ đồ hệ thống làm mát gián tiếp, nêu sự hoạt động ?

4. Cho biết các thông số sau khi hoạt động bình thƣờng nằm trong phạm vi bao nhiêu: Áp lực nhớt, nhiệt độ nƣớc biển, nƣớc ngọt ra khỏi máy

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Xác định xi lanh không nổ khi nghe tiếng máy không đều ? 2. Lắp rápđƣờng ống nƣớc của hệ thống làm mát

3. Khắc phục tình trạng dầu có nƣớc

C. GHI NHỚ

- Nghe tiếng máy nổ để biết tình trạng kỹ thuật, khi thấy khác thƣờng thì can thiệp kịp thời

- Định kỳ quan sát buồng máy để kịp thời phát hiện các sự cố - Quan sát các dụng cụ đo đạc, mầu khí xả

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)