BÀI 2 CHUẨN BỊ MÁY CHÍNH

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 39)

- Tháo, lắp máy từ 1 đến 4 xi lanh

BÀI 2 CHUẨN BỊ MÁY CHÍNH

Thời gian: 14 giờ MÃ BÀI: MĐ 02 – 02

Mục tiêu:

- Nêu đƣợc các công việc chuẩn bị máy chính

- Chuẩn bị đƣợc đầy đủ các vật tƣ, phụ tùng, dụng cụ phục vụ việc chạy máy - Kiểm tra các hệ thống

- Phát hiện ra các thiếu xót, bổ sung kịp thời để máy hoạt động đƣợc an toàn

A. NỘI DUNG

1. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

1.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu

- Nhiên liệu từ két dầu trực nhật số 5 đi xuống bầu lọc 4 tới bơm cao áp 3. Nhiên liệu đƣợc bơm cao áp bơm lên áp suất cao. Do tác dụng áp lực cao của nhiên liệu, kim phun mở, nhiên liệu phun vào xi lanh ở dạng sƣơng mù. Áp lực phun: p = 150 – 160 KG / cm2

- Thời điểm phun nhiên liệu vào xi lanh là cuối kỳ nén, piston cách ĐCT một góc  = 10 – 12 o. Góc này gọi là góc phun sớm, mục đích phun sớm là để nhiên liệu hòa trộn tốt với không khí nạp, để quá trình cháy tốt hơn 6 6 7 5 2 4 3 1

Hình 2.1 : Hệ thống nhiên liệu

1 . Máy chính 4 . Bầu lọc 7 . Bơm chuyển nhiên liệu 2 . Vòi phun ( béc ) 5 . Két dầu trực nhật

3. Bơm cao áp ( heo dầu ) 6 . Két dầu dự trữ

1.2. Một số thiết bị, chi tiết của hệ thống nhiên liệu

+ Bơm cao áp đơn

Hình 2.2 . Bơm cao áp đơn 1

2

1. Thân bơm cao áp 2. Cần bơm tay 3. Ống dầu cao áp

- Mỗi xi lanh có 1 bơm cao áp làm nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu cao áp cho vòi phun và phun vào xi lanh

- Cần bơm tay dùng để xả gió trên ống dầu cao áp, bơm thử để kiểm tra chất lƣợng phun nhiên liệu

- Bơm cao áp cụm

Hình 2.3. Bơm cao áp cụm

1 4 2 3

1.Đường dầu từ két dầu trực nhật tới 2.Thân bơm cao áp

3. Ống dầu cao áp 4. Bầu lọc dầu 5.Cần bơm tay

- Loại bơm cao áp cụm, các bơm cao áp đƣợc liên kết chung thành một cụm. Trên hình là cụm 5 bơm cao áp

1.3. Sơ đồ đƣờng ống dầu đi và hồi

Hình 2.4. Hình mô phỏng đƣờng ống nhiên liệu trên máy

1

2

3

1.Ống dầu vào 2.Bầu lọc dầu 3.Bơm cao áp 4.Vòi phun

5.Đường dầu hồi về thùng chứa

- Dầu đi tới bơm cao áp, vòi phun là đƣờng màu đen số 1, dầu thừa đi theo đƣờng số 5 trở về thùng chứa

1.4. Kiểm tra, nạp nhiên liệu lên két trực nhật

Hình 2.5. Sơ đồ cấu tạo két dầu trực nhật

+ Yêu cầu của két trực nhật

ống coi mực dầu Cửa đổ dầu

Lỗ thông hơi

- Két trực nhật dùng để chứa dầu chạy máy trong 1 ca trực, thời gian 1 ca trực từ 4 – 5 giờ. Lƣợng dầu nạp vào két bảo đảm thời gian chạy máy khoảng 6 giờ

- Két dầu phải có các yêu cầu: Cửa đổ dầu, ống thông hơi, ống quan sát mực dầu, van dầu ra máy

- Vị trí két trực nhật phải cao hơn nắp quy lát khoảng 30- 50 cm để dầu chảy xuống máy dễ dàng

+ Kiểm tra mực dầu và nạp dầu vào két trực nhật

- Nhìn mực dầu trên ống coi mực dầu của két trực nhật, nếu thấy thấp thì nạp thêm cho đầy

- Cách nạp dầu có nhiều cách: có thể dùng bơm để bơm dầu từ két dự trữ lên két dầu trực nhật, đối với tàu chứa dầu dự trữ trong các thùng phuy, can thì dùng can đổ dầu lên két trực nhật

+ Kiểm tra chất lƣợng dầu:

- Đổ một lƣợng dầu khoảng 1 – 2 lít ra một ca chứa, dùng cây sắt quậy lên rồi quan sát mầu sắc, độ trong, ngửi mùi, độ vẩn đục.

- Dầu dùng cho máy đi ê den là dầu ga doan ( ma dút ), ký hiệu loại dầu này là DO.

- Dầu có mùi hôi đặc trƣng của dầu

- Màu sắc dầu phải trong, không đục, không lẫn tạp chất, không lẫn nƣớc .

+ Kiểm tra lƣợng dầu dự trữ :

- Lƣợng dầu trên tàu phải bằng 1,2 lần lƣợng dầu chi phí cho máy trong một chuyến đi biển. Kiểm tra bằng cách đo dầu trong các két chứa hoặc coi dầu trong các thùng phuy

- Nếu thiếu thì cung cấp thêm cho đủ 1.5. Kiểm tra và xả gió trên trên ống dầu

- Quan sát ống dầu từ két trực nhật tới bầu lọc, ống này dùng ống nhựa trong nên nhìn thấy dầu trong ống. Nếu trên ống nhựa có bọt là trong ống có gió, phải xả gió ra ngoài. Thực hiện nhƣ sau:

- Tháo ống nhựa ra khỏi bầu lọc dầu, cho dầu chảy ra ngoài tới khi hết bọt thì khóa van dầu

- Lắp ống nhựa với bầu lọc, tƣơng tự xả gió tiếp các phần từ bầu lọc tới bơm cao áp

- Xả gió bơm cao áp

- Xả gió trên ống dầu cao áp

2. Kiểm tra hệ thống bôi trơn máy

2.1. Nhớt dùng cho máy đi ê den tàu thủy

- Nhớt bôi trơn là loại nhớt dùng cho máy nổ, độ nhờn từ 40 – 50, các số này là chỉ tiêu đánh giá độ nhờn của nhớt, số càng lớn độ nhờn càng cao

- Kiểm tra chất lƣợng nhớt:

+ Kiểm tra độ nhờn bằng cảm quan, dùng tay so với nhớt mẫu

+ Quan sát mầu sắc, mầu nhớt có thể mầu vàng, xanh tùy từng loại, nhớt phải trong, không có màu đục, không lẫn tạp chất, có mùi đặc trung của nhớt, không lẫn nƣớc

- Lƣợng nhớt dự trữ để trong can phải bằng 1 – 2 lần lƣợng nhớt nạp 1 lần cho máy

2.2. Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nguyên lý hoạt động

Nƣớc làm mát vào Nƣớc làm mát ra Hình 2.6. Hệ thống bôi trơn 1 7 4 3 2 8 6 5 Nhớt

1.Cốt máy 2. Bơm nhớt 3. Bầu lọc 4. Bình sinh hàn nhớt 5. Đường ống nhớt 6. Đồng hồ áp lực nhớt 7. Cạc te máy

- Nguyên lý hoạt động: Khi máy chạy, bơm nhớt hoạt động, nhớt đƣợc bơm từ các te, qua bầu lọc, bình sinh hàn nhớt, vào đƣờng ống nhớt chính và đi tới ổ trục của trục khuỷu, ổ trục của trục cam, cò mổ để bôi trơn. Sau khi bôi trơn nhớt trở về các te .

- Trục cam có bánh răng ăn khớp với trục của bơm nhớt, vì vậy khi máy quay thì trục cam kéo bơm nhớt hoạt động

2.3. Yêu cầu

- Cung cấp đủ lƣợng nhớt cho máy - Nhớt đúng chủng loại

- Áp lực nhớt: p = 2,8 – 4,0 KG / cm2 . - Có 2 hình thức bôi trơn, đó là bôi trơn các te ƣớt và bôi trơn các te khô.

Tàu đánh cá công suất nhỏ và trung bình dùng hình thức bôi trơn các te ƣớt.

2.4. Kiểm tra mực nhớt trong các te

Hình 2.7. Vị trí kiểm tra và đổ nhớt cạc te Cây thăm nhớt Cửa đổ nhớt Các te máy

- Rút cây thăm nhớt lên nếu thấy nhớt ngập vạch dấu (ngập khoảng từ 3- 5 cm) là đạt yêu cầu

- Lƣợng nhớt thấp hơn quy định thì đổ thêm cho tới khi đạt yêu cầu - Quan sát xem nhớt có bị biến mầu không, nếu thấy mầu cà phê sữa là

phải thay nhớt mới. Nhớt lẫn nƣớc có mầu cà phê sữa

- Thấy mực nhớt tăng lên, kiểm tra độ nhờn, tìm nguyên nhân và thay nhớt mới . Mực nhớt trong các te tăng lên do nƣớc từ khoang làm mát lọt xuống, do nhiên liệu từ bơm bao áp rò rỉ xuống

- Bơm nhớt bằng bơm tay cho tới khi đạt áp lực p = 2,5 – 2,8 KG / cm2

- Kiểm tra ống thông hơi từ cạc te máy với bên ngoài, nếu bị ngẹt thì

phải khắc phục để bảo đảm bên trong và bên ngoài thông với nhau 2.5. Kiểm tra khe hở bôi trơn cổ trục:

Cách kiểm tra này chỉ dùng khi sửa chữa máy tại xƣởng

- Sự bôi trơn cổ trục, cổ biên nhƣ sau: Nhớt từ đƣờng ống nhớt chính đi tới cổ trục, trên trục khuỷu có lỗ dẫn nhớt. Nhớt từ cổ trục đi theo lỗ trong trục khuỷu tới cổ biên để bôi trơn cổ biên, từ cổ biên đi theo lỗ nhớt trên thanh truyền tới bôi trơn ắc piston

- Muốn bôi trơn đạt yêu cầu thì khe hở bôi trơn giữa cổ trục và gối trục phải nằm trong giá trị cho phép từ 0,12 – 0,15 mm.

- Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì, khe hở này vƣợt quá giớ hạn thì áp lực dầu giảm, không bảo đảm yêu cầu bôi trơn. Độ tiếp xúc giữa cổ trục với gối trục phải đều

- Kiểm tra độ tiếp xúc này bằng bột mầu, các bƣớc kiểm tra nhƣ sau: + Bôi bột mầu lên gối trục

+ Đặt trục khuỷu lên bệ máy

+ Xiết chặt bù long gối trục tới lực xiết quy định + Xoay trục khuỷu để bột mầu tiếp xúc với cổ trục

+Tháo gối trục ra xem độ tiếp xúc giữa chúng. nếu tiếp xúc đạt khoảng 80- 90 % là đạt yêu cầu. Xem các hình từng công đoạn phía dƣới

Hình 2.8. Bôi bột mầu lên gối trục

Hình 2.9. Đặt trục khuỷu lên bệ máy và xiết chặt bù long gối trục

Hình 2.10. Quay trục khuỷu kiểm tra độ tiếp xúc

2.6. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt:

- Bình sinh hàn nhớt có nhiệm vụ mát nhớt. Nhớt đi ngoài ống , nƣớc đi trong ống, bình này đặt bên hông máy,

- Quan sát các đƣờng ống nƣớc vào và ra khỏi bình. Nếu thấy lỏng thì xiết chặt lại, không để nƣớc rò rỉ ra ngoài

Hình 2.11. Kiểm tra bình sinh hàn nhớt

3. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ mang theo trên tàu dùng để tháo lắp máy phục vụ vận hành, sửa chữa, bảo dƣỡng máy. Các dụng cụ gồm có:

3.1. Hộp tuýp mở đai ốc

- Dùng để mở đai ốc ở những vị trí khó khăn

Bình sinh hàn nhớt

Hình 2.12. Hộp tuýp

3.2. Cờ lê vòng:

- Dùng mở đai ốc ở vị trí thông thoáng, có không gian xoay cánh tay đòn của cờ lê

3.3. Búa cao su:

- Dùng để tháo ráp những chi tiết không bị trầy xƣớc

Hình 2.14. Búa cao su

3.4. Bộ cờ lê miệng, kìm, tô vít:

Dùng tháo lắp đai ốc, vít không đòi hỏi lực xiết cao

3.5. Kìm chuyên dùng:

Dùng để mở phe hãm ắc piston và một số phe khác

Hình 2.16. Kìm chuyên dùng

3.6. Búa sắt:

Búa sắt từ 2- 3 kg dùng để tháo, lắp các cơ cấu cơ khí

4. Chuẩn bị phụ tùng dự trữ

Những phụ tùng, vật tƣ hay hƣ hỏng trong quá trình vận hành phải mang theo để thay thế

- Béc phun nhiên liệu: 5 cái - Lƣới lọc nhớt : 3 cái

- Ống nhựa dẫn nƣớc: đủ các cỡ dùng trên tàu - Su páp: 5 cái

- Joang quy lát: 2 bộ - Một số thứ khác

Hình 2.18. Béc phun nhiên liệu

5. Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật

- Sổ chứng nhận an toàn bình khí nén - Sổ nhật ký vận hành máy chính

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI:

1. Kiểm tra lƣợng nhiên liệu còn lại trên tàu bằng cách nào ? 2. Tính lƣợng nhiên liệu cho tàu trong một chuyến đi biển 3. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống bôi trơn

4. Vẽ sơ đồ, nêu sự hoạt động của hệ thống nhiên liệu

BÀI TẬP THỰC HÀNH:

1. Kiểm tra chất lƣợng nhiên liệu dùng cho máy ? 2. Kiểm tra chất lƣợng nhớt dung cho máy ? 3. Xả gió trên đƣờng ống nhiên liệu

4. Tháo và làm vệ sinh bầu lọc nhiên liệu 5. Kiểm tra khe hở bôi trơn bằng kẹp chì

6. Kiểm tra độ tiếp xúc của gối trục bằng bột mầu

C. GHI NHỚ

1. Kiểm tra chất lƣợng dầu, nhớt khi đƣa xuống tàu

2. Chuẩn bị đủ dụng cụ, phụ tùng,vật tƣ trƣớc khi khởi hành

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)