BÀI 3: KHỞI ĐỘNG MÁY CHÍNH

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 56)

- Tháo, lắp máy từ 1 đến 4 xi lanh

BÀI 3: KHỞI ĐỘNG MÁY CHÍNH

Thời gian: 14 giờ MÃ BÀI: MĐ 02- 03

Mục tiêu

- Mô tả đƣợc các bƣớc khởi động

- Khởi động đƣợc máy bằng nhiều phƣơng pháp - Chạy không tải đúng kỹ thuật

A. NỘI DUNG

1. Kiểm tra máy trƣớc khi khởi động Kiểm tra và làm các thao tác sau:

- Các van nƣớc phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra - Nƣớc ngọt làm mát máy phải đủ, thiếu thì bổ sung cho đủ - Van dầu phải ở trạng thái mở, nếu đóng thì mở ra

- Đặt tay ga về vị trí khởi động: Vị trí này cao hơn vị trí ga răng ti một chút để bảo đảm máy dễ nổ, trên hình ứng với vị trí 2

- Quan sát xung quanh máy xem, bảo đảm không có vật lạ cản trở chuyển động Tay ga 4 3 2 1

Hình 3.1. Vị trí tay ga khi khởi động

1. Vị trí STOP ; 2.Vị trí khởi động ; 3.Vị trí định mức ; 4. Vị trí cao nhất

2. Khởi động máy bằng tay quay

+ Dụng cụ thực hiện: Cần giảm áp, tay quay. Cần giảm áp dùng để xả gió từ xi lanh ra ngoải giúp quay máy cho nhẹ, tay quay dùng để quay máy

+ Khởi động máy: Sau khi đã chuẩn bị, kiểm tra máy xong, tiến hành tiếp các bƣớc:

- Một tay dựng cần giảm áp đứng lên, tay kia cầm tay quay đƣa vào vị trí - Quay máy từ từ thuận chiều kim đồng hồ tới khi tốc độ đủ lớn, thì gạt

cần giảm áp về vị trí nằm ngang, máy nổ, rút tay quay ra ngoài

- Đặt tay ga ở vị trí thấp ( vị trí 2 ) cho máy chạy ở chế độ không tải làm nóng máy

+ Lƣu ý: Tƣ thế đứng phải vững chắc, tay quay phải ăn sâu vào gờ hãm của máy. Nếu làm không tốt dễ bị tay quay tuột ra ngoài gây tai nạn

+ Quan sát hình dƣới ta thấy: - Tƣ thế đứng vững chắc - Tay phải cầm tay quay

- Tay trái dựng cần giảm áp, đồng thời tỳ tay vào máy làm điểm tựa để quay máy

Hình 3.3. Dựng cần giảm áp trƣớc khi quay

Hình 3.4. Hạ cần giảm áp khi quay tốc độ đủ lớn

Dựng cần giảm áp Hạ cần giảm áp Vị trí đặt tay quay

3. Khởi động bằng điện:

3.1. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động

1. Cần bẩy

2. Bánh răng đầu trục động cơ đề 3. Bánh răng trên bánh đà

4. Lò xo

5. Động cơ đề 6. Tiếp điểm đề W1 : cuộn dây kéo W2 : cuộn dây giữ

7. lõi sắt Hình 3.5 . Sơ đồ hệ thống khởi động điện

Nguyên lý hoạt động: Ấn nút khởi động K cuộn dây W1, W2 có điện tạo ra lực từ mạnh, lõi sắt đóng tiếp điểm 6, động cơ đề 5 có điện, lúc này cuộn W1

không có dòng điện đi qua, lực từ cuộn W2 giữ tiếp điểm đề, cần bẩy số 1 đẩy bánh răng 2 ăn khớp với bánh răng số 3 trên bánh đà. Khi động cơ nổ, nhả công tắc K, động cơ đề mất điện, lò so 4 đẩy bánh răng 2 về vị trí cũ, tiếp điểm 6 nhả.

Chú ý: Khi khởi động động cơ mỗi lần không quá 5s. Không đƣợc khởi động liên tục 3 lần trong cùng một lúc.

+ Thao tác khởi động máy:

- Sau khi đã kiểm tra, chuẩn bị xong máy thì mở công tắc khởi động ( ấn nút K hoăc mở công tắc đề bằng chìa khóa ), máy quay và nổ, tắt công tắc khởi động

- Điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải, làm nóng máy, chạy máy ở tốc độ thấp

+ Một số sự cố khi khởi động điện:

- Nhấn nút đề máy quay yếu, không nổ. Nguyên nhân do bình yếu, các cực bị ô xy hóa, kiểm tra và khắc phục

5 E K 6 4 3 2 1 W2 W1 7

3.2. Một số thiết bị của hê thống khởi động điện

- Ắc quy: Là loại ắc quy có dung lƣợng từ 100- 250 Ah, điện áp 12 v

Hình 3.6. Ắc quy khởi động 150 am pe giờ ( Ah )

Hình 3.7. Động cơ điện khởi động máy

Động cơ đề máy

- Động cơ điện khởi động máy đƣợc lắp bên hông máy, sử dụng điện 1 chiều 24 v

4. Khởi động máy bằng gió 4.1. Nhiệm vụ:

- Dùng năng lƣợng gió nén làm quay máy để khởi động động cơ 4.2. Yêu cầu đối với hệ thống khởi động gió:

- Phải có máy nổ độc lập kéo máy nén gió để bảo đảm an toàn - Trên chai gió có van xả nƣớc, đồng hồ áp suất, van an toàn.

- Chai gió phải chứa đƣợc một lƣợng không khí đủ để khởi động động cơ liên tục đƣợc 12 lần

- Áp lực gió của chai gió từ 40 kg/cm2

– 45 kg/cm2. Tối thiểu là 15 KG / cm2

- Gió nén phải đƣợc đƣa vào đầu kỳ nổ của động cơ.

4.3. Sơ đồ

Hình 3.8. Hệ thống khởi động gió máy 4 xi lanh

1. máy chính 4. van mở chai gió để khởi động 2. chai gió 5. van nạp gió trên chai gió

3. đĩa chia gió 6. van nạp gió trên máy 7. Bình làm mát gió 2 5 3 6 1 4 7

- Trên tàu phải có 2 chai gió để bảo đảm an toàn

- Các chai gió phải đƣợc kiểm tra an toàn của Đăng Kiểm - Gió vào xi lanh theo thứ tự nổ

- Máy từ 5 xi lanh trở xuống phải via máy để xác định thời điểm khởi động (ngƣ dân thƣờng gọi là lấy tăng), từ 6 xi lanh trở lên không xác định, bất cứ vị trí nào của máy cũng khởi động đƣợc

4.4. Các bƣớc khởi động:

Sau khi đã kiểm tra máy và chuẩn bị xong, tiến hành tiếp các bƣớc:

- Mở van khởi động 4, gió từ chai gió qua đĩa chia gió 3, gió đến các xi lanh theo thứ tự nổ 1- 3 – 4, trục khuỷu quay, máy nổ.

- Đóng van 4, điều chỉnh tay ga cho máy chạy không tải quay thấp 4.5. Nạp gió vào chai:

Nạp bằng 2 cách: Nạp gió bằng máy nén gió 2 cấp, nạp gió bằng xi lanh của động cơ. Trên hình 3.8 mô tả cách nạp gió vào chai bằng cách lấy gió từ xi lanh số 1

- Ngắt nhiên liệu trên xi lanh có van nạp gió ( xi lanh 1 ) - Mở van 5, 6, gió từ xi lanh 1 đƣợc nạp vào chai gió - Khi áp lực đạt từ 40 – 45 kg / cm2

thì ngừng nạp. Khóa van 6, 5, mở nhiên liệu để xi lanh 1 hoạt động

4.6. Sự cố khi khởi động:

- Mở van khởi động máy không quay, gió xả ra ống nạp, ống xả. Nguyên nhân: Chƣa chọn đúng vị trí khởi động

- Khởi động máy quay yếu, không nổ. Gió không đủ áp lực, nhỏ hơn 15 kg / cm2. Dùng máy nổ độc lập nạp gió vào chai cho đủ

4.7. Các thiết bị của hệ thống khởi động gió - Máy nén gió 2 cấp

Hình 3.9. Máy nén gió 2 cấp

- Chai gió

Hình 3.10 . Chai gió khởi động

Van khởi động

Van nạp gió

- Chai gió để trên tàu phải lắp ráp cố định, vị trí dễ thao tác - Định kỳ 1 tháng phải xả nƣớc 1 lần

- Dây dẫn gió phải dùng dây chịu đƣợc áp suất cao

- Van nạp gió từ xi lanh máy chính: Dùng để nạp gió từ xi lanh máy chính váo chai gió

Hình 3.11. Van nạp gió trên xi lanh máy chính

- Rắc co lấy gió nối với chai gió - Trục van lắp vô lăng để dễ sử dụng

5. Chạy không tải làm nóng máy

- Sau khi khởi động máy, vẫn để máy nổ ở chế độ không tải để hâm nóng máy

- Từ từ tăng vòng quay từ thấp tới vòng quay định mức, thời gian từ lúc khởi động tới vòng quay định mức là 5- 15 phút. Máy công suất càng cao thời gian càng phải chậm để hâm nóng máy làm cho các khe hở bôi trơn đƣợc kín khít, máy không bị nứt, bó. Quá trình máy chạy

Trục van Rắc co lấy gió

không tải thì kiểm tra các thông số làm việc, nghe tiếng máy nổ, quan sát máy để đánh giá tình trạng kỹ thuật của máy

B . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI:

1. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động điện 2. Vẽ sơ đồ, nêu nguyên lý hoạt động hệ thống khởi động gió

3. Vẽ sơ đồ, nêu cách nạp gió vào chai bằng cách dùng xi lanh máy chính 4. Nêu các yêu cầu của hệ thống khởi động gió

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Khởi động máy bằng tay quay 2. Khởi động máy bằng điện 3. Khởi động máy bằng gió

4. Nạp gió vào chai bằng máy nén gió 2 cấp 5. Nạp gió vào chai bằng xi lanh máy chính

C . GHI NHỚ

- Nắm vững thao tác của các hình thức khởi động - Nhớ các yêu cầu của hệ thống khởi động điện, gió

Một phần của tài liệu giáo trình vận hành máy chính (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)