- Chế độ phong kiến tập quyền: là chế độ phong kiến mà trong đó tập
3/ Bài mới IV NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN.
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN.
HĐGV HĐHS Ghi bảng
? Những nguyên nhân nào làm cho cả 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên của dân tộc ta đều giành thắng lợi? ? Hãy nêu 1 số dẫn chứng vế tinh thần đoàn kết của dân tộc ta?
? Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho 3 lần kháng chiến?
? Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
? Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?
- Khẳng định: đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của quân và dân ta trong 3 lần kháng chiến.
- Dựa vào SGK trả lời
- Theo lệnh triều đình nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương vườn không nhà trống; hội nghị Diên Hồng; quân sĩ thít vào tay 2 chữ Sát Thát - Vua Trần thường về địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân; giải quyết bát hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kết dân tộc. - Nghĩ ra cách độc đáo, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn, là tác giả của bài: Hịch tướng sĩ. - Kế hoạch vườn không nhà trống, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của kẻ thù; biết phát huy lợi thế của quân ta, buộc địch phải theo, buộc địch từ thế mạnh sanh thế yếu, ta từ bị động sang chủ động.
- Chú ý lắng nghe.
1. Nguyên nhân thắng lợi. - Trong 3 lần kháng chiến tất cả nhân dân đều tham gia.
- Nhà Trần chuẩn bị rất chu đáo.
- Thắng lợi cả 3 lần chống quân Mông - Nguyên gắn liền với tinh thần hy sinh của toàn dân ta, đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Thắng lợi đó không tách rời với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của những người chỉ huy.
- Giảng: 1257, vua Mông cổ đưa 3 vạn quân xâm lược Đại Việt, đến lần thứ 2 lên đến 50 vạn và đến 1288, Hốt Tất Liệt phải đình chỉ cuộc xâm lược Nhật Bản và đưa 30 vạn quân sang nước ta. Với lực lượng lớn mạnh như vậy nhưng sau 3 lần xâm lược quân Nguyên đều thất bại.
? Những thắng lợi đó có ý nghĩa gì?
? Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông- Nguyên? - Giảng: dùng mưu trí mà đánh giặc, lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.
- Chú ý lắng nghe.
- Đánh bại tham vọng của quân Mông- Nguyên; bảo vệ nền độc lập dân tộc. - Một nước nhỏ luôn đương đầu với nước lớn.
- HS lắng nghe.
2. Ý nghĩa.
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. - Thắng lợi đó góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên với các nước khác.
4/ Củng cố
- Nêu những nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của dân tộc ta?
5/ Dặn dò.
Học bài, xem bài mới. IV/ Rút kinh nghiệm.
……… ……… Ngày soạn: 10/11/09
Ngày dạy: /11/09
Tiết 28 – Bài 15: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
I/ Mục tiêu.
- Biết được 1 số nét chủ yếu về tình hình kinh tế, xã hội nước ta sau chiến thắng Mông – Nguyên lần thứ 3.
- Biết được 1 số thành tựu phản ánh sự phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học thời Trần. - Bồi dưỡng ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hoá dân tộc.
- Giáo dục tinh thần lao động sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, văn hoá. Liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.
II/ Chuẩn bị.
- GV: lược đồ làng nghề dưới thời Trần, tranh ảnh về các thành tựu văn hoá. - HS: soạn và học bài.
III/ Tiến trình dạy - học. 1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
- Nêu những nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của dân tộc ta?