2.4.1.1. Xây dựng đường chuẩn xanh metylen
Trên phổ hấp thụ UV-Vis của dung dịch MB 10ppm (hình 3.14), ta quan sát thấy cực đại hấp thụ tại 665,5nm. Tiến hành đo độ hấp thụ quang của các dung dịch chuẩn tại giá trị bước sóng cực đại 665,5nm và xây dựng mối tương quan tuyến tính của độ hấp thụ quang vào nồng độ dung dịch, kết quả được trình bày trong bảng 2.1và hình 2.6.
Hình 2.5. Phổ hấp thụ UV-Vis của dung dịch MB 20ppm
Bảng 2.1. Sự phụ thuộc của độ hấp thụ quang vào nồng độ dung dịch MB tại 665,5nm
Nồng độ (ppm) 0,4 1 2 4 6 8 10 12 Độ hấp thụ (665.5nm) 0,0912 0,2706 0,5075 0,9918 1,4734 1,9015 2,2892 2,7131
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chuyên ngành Hóa môi trường
40
Hình 2.6. Đường chuẩn của dung dịch MB tại 665,5nm
2.4.1.2. Quy trình thí nghiệm đánh giá hoạt tính
Hình 2.7. Hệ thống khảo sát hoạt tính quang xúc tác trong vùng khả kiến
(1) - Đèn huỳnh quang compact 30W (2) – Buồng tối
(3) – Mấy khuấy từ
(4) – Cốc thủy tinh chứa hỗn hợp mẫu xúc tác và xanh metylen
Với quy mô phòng thí nghiệm ta dùng hệ thống phản ứng gồm cốc thủy tinh 250ml, một hệ thống ổn định nhiệt, một đèn có giá đỡ. Trong cốc thủy tinh chứa hỗn hợp chất phản ứng gồm 20mg chất xúc tác để xử lí 50ml xanh metylen nồng độ
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chuyên ngành Hóa môi trường
41
20ppm. Hỗn hợp được khuấy đều, cứ sau 10 phút, 20 phút, 30 phút, 60 phút, 90 phút thì lấy lần lượt đem đo kết quả. Từ đó ta có thể xác định được đường cân bằng hấp phụ của hệ xúc tác với chất được xử lí xanh metylen.
Khi cân bằng hấp phụ được thiết lập ở thời gian 90 phút ta tiến hành chiếu sáng hệ phản ứng bằng đèn huỳnh quang compact 30W. Sau khi chiếu sáng các khoảng thời gian t = 30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 180 phút ta lấy lần lượt các phần dung dịch đã được loại bỏ xúc tác đem phân tích bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ phân tử để xác định nồng độ MB còn lại ở các thời điểm t tương ứng.