Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng nuôi cấy mô của viện ở Văn Giang - Hưng Yên.
- Phương pháp nuôi cấy: Các thí nghiệm nuôi cấy in vitro được thực hiện trong điều kiện nhân tạo cho phép chủđộng các chếđộ ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ.
+ Cường độ ánh sáng: 2500-3000 lux. + Nhiệt độ phòng nuôi: 25±2oC.
* Nội dung 1: Nghiên cứu xác định nguồn vật liệu thích hợp đểđưa vào nhân giống
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu nuôi cấy là hạt.
Công thức 1 : Mẫu quả lan xanh (100-120 ngày tuổi). Công thức 2 : Mẫu quả lan chín ( 160-180 ngày tuổi).
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 2 công thức, thí nghiệm nhắc lại 3 lần, vào 10 mẫu cho mỗi công thức.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ nảy mầm của hạt.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu nuôi cấy là cơ quan sinh dưỡng
Công thức 1: Ngồng hoa non (chưa nở hoa).
Công thức 2: Ngồng hoa già ( sau khi đã nở hết hoa). Công thức 3: Đỉnh ngọn cành hoa.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 3 công thức, mỗi công thức 25 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 1 mẫu, thí nghiệm nhắc lại 3 lần.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu tạo chồi, chất lượng mẫu tạo thành.
* Nội dung 2: Nghiên cứu cải tiến giai đoạn nhân nhanh bằng phương pháp lát mỏng để gia tăng hệ số nhân.
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của Ki bổ sung vào môi trường nuôi cấy đến khả năng phát sinh hình thái của lát mỏng.
Công thức 1(Đối chứng) : Môi trường MS + Ki 0mg/l Công thức 2 : Môi trường MS + Ki 1mg/l Công thức 3 : Môi trường MS + Ki 2mg/l Công thức 4 : Môi trường MS + Ki 3 mg/l
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 4 công thức, mỗi công thức 9 đĩa peptri, mỗi đĩa peptri 3 mẫu, thí nghiệm nhắc lại 3 lần.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu phát sinh hình thái, tỷ lệ mẫu tạo protocorm, chất lượng protocorm tạo thành.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của 2,4-D bổ sung vào môi trường nuôi cấy
đến khả năng phát sinh hình thái của lát mỏng.
Công thức 1(Đối chứng) : Môi trường MS + 2,4-D 0mg/l Công thức 2 : Môi trường MS + 2,4-D 0,1 mg/l Công thức 3 : Môi trường MS + 2,4-D 0,3 mg/l Công thức 4 : Môi trường MS + 2,4-D 0,5 mg/l Công thức 5 : Môi trường MS + 2,4-D 1 mg/l
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 5 công thức, mỗi công thức 9 đĩa peptri, mỗi đĩa peptri 3 mẫu, thí nghiệm nhắc lại 3 lần.
22
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu phát sinh hình thái, tỷ lệ mẫu tạo protocorm, chất lượng protocorm tạo thành.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng phối hợp của Ki và 2,4 - D bổ sung vào môi trường nuôi cấy đến khả năng phát sinh hình thái của lát mỏng ( sau 4 tuần nuôi cấy).
Công thức 1 (Đối chứng) : Môi trường MS + 2,4-D 0 mg/l + Ki 0 mg/l Công thức 2 : Môi trường MS + 2,4-D 0,1 mg/l + Ki 0,1 mg/l Công thức 3 : Môi trường MS + 2,4-D 0,1 mg/l + Ki 0,3 mg/l Công thức 4 : Môi trường MS + 2,4-D 0,1 mg/l + Ki 0,5 mg/l Công thức 5 : Môi trường MS + 2,4-D 0,5 mg/l + Ki 0,1 mg/l Công thức 6 : Môi trường MS + 2,4-D 0,5 mg/l + Ki 0,3 mg/l Công thức 7 : Môi trường MS + 2,4-D 0,5 mg/l + Ki 0,5 mg/l Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 7 công thức, mỗi công thức 9 đĩa peptri, mỗi đĩa peptri 3 mẫu, thí nghiệm nhắc lại 3 lần.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu phát sinh hình thái, tỷ lệ mẫu tạo protocorm, chất lượng protocorm tạo thành.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn mẫu khác nhau đến sự phát sinh hình thái của lát mỏng.
Công thức 1 : Đỉnh ngọn cành hoa.
Công thức 2 : Thể protocorm mới hình thành. Công thức 3 : Thể protocorm đã qua cấy chuyển. Công thức 4 : Cây sau 1,2 lần cấy chuyển.
Công thức 5 : Cây sau 3,4 lần cấy chuyển.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, có 5 công thức, mỗi công thức 9 đĩa peptri, mỗi đĩa peptri 3 mẫu, thí nghiệm nhắc lại 3 lần.
Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ mẫu phát sinh hình thái, tỷ lệ mẫu tạo protocorm, chất lượng protocorm tạo thành.