(sau 4 tuần nuôi cấy)
Bảng 4.3: Kết quảảnh hưởng của Kinetin lên sự phát sinh hình thái của lát mỏng (sau 30 ngày nuôi cấy)
CT Kinetin (mg/l) Tỷ lệ mẫu PSTH (%) Tỷ lệ mẫu tạo chồi (%) Tỷ lệ mẫu Protocorm (%) Hình thái mẫu
1 0,0 6,67 3,67 3,0 Protocom ít,không đồng đều, màu vàng nhạt
2 1 18,67 6,0 12,67 Protocorm nhỏ, màu hơi vàng, ít
3 2 23,0 9,33 13,67 Protocorm nhiều nhưng nhỏ, màu xanh. 4 3 23,33 10,0 13,33 Protocorm nhiều, to, xanh, có lông hút. LSD 0,005 1,34 0,61 0,94
28
Hình 4.4: Kết quảảnh hưởng của Kinetin đến tỷ lệ tạo chồi, tỷ lệ tạo protocorm
của lát mỏng (sau 4 tuần nuôi cấy)
Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.4 ta thấy ở công thức đối chứng không bổ sung Kinetin lát mỏng có tỷ lệ phát sinh được hình thái thấp (6,67%), hầu như mẫu bị
chết ở tuần thứ 2 trởđi. Tỷ lệ tạo chồi và tạo protocorm thấp chỉđạt 3.67% và 3,0%. Chất lượng protocorm tạo thành kém (protocorm nhỏ, ít).
Khi bổ sung Kinetin hàm lượng dao động từ 1-2mg/l có tác dụng làm tăng tỷ
lệ phát sinh hình thái của lát mỏng so với công thức đối chứng (từ 18,67%-23%), tỷ
lệ mẫu tạo chồi từ 6-9,33 %, tỷ lệ mẫu tạo protocorm từ 12,67-13,67 %. Chất lượng protocorm tạo thành kém ( protocorm nhỏ, ít, có màu vàng nhạt).
Tiếp tục tăng hàm lượng Kinetin lên 3mg/l thì tỷ lệ phát sinh hình thái của lát mỏng cao nhất đạt 23,3% so với các công thức trên, tỷ lệ mẫu tạo chồi cao hơn các công thức trên là 10 % và protocorm tạo ra nhiều, to, xanh, có nhiều lông hút.
Như vậy hàm lượng Kinetin ở công thức 4 thích hợp nhất để bổ sung vào môi trường nuôi cấy lát mỏng là 3mg/l.
Kết quả thí nghiệm trùng hợp với nghiên cứu trước về lan HồĐiệp của các tác giả
(Nguyễn Quang Thạch và cs, 2003)[13]. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng hàm lượng Kinetin phù hợp nhất để bổ sung vào môi trường nuôi cấy lát mỏng là MS+3mg/l.