Khảo sát khoảng tuyến tính của Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II) của đá ong tự nhiên và quặng Apatit (Trang 35)

* Khảo sát khoảng tuyến tính của Fe(III)

Chuẩn bị 12 cốc thuỷ tinh 25mL, đánh số thứ tự từ 0 đến 11. Pha dãy dung dịch Fe(III) với nồng độ tăng dần như trong bảng 3.3. Điều chỉnh đến pH = 2,5 bằng axit HNO3 0,5M và NaOH 0,5M, cho thêm vào mỗi cốc 1,5mL dung dịch 1,5-sulfosalicylic acid (H2SSal 2.10-4M) và 1,0mL KNO3 2M thu được phức màu tím. Sau đó, định mức vào bình định mức 25mL và tiến hành đo độ

27

hấp thụ quang của các dung dịch ở bước sóng 508nm. Mỗi thí nghiệm được tiến hành ba lần, sau đó lấy giá trị trung bình.

* Khảo sát khoảng tuyến tính của Cr(VI)

Chuẩn bị 12 cốc thuỷ tinh 25mL, đánh số thứ tự từ 0 đến 11. Pha dãy dung dịch Cr(VI) với nồng độ tăng dần như trong bảng 3.3. Cho vào mỗi cốc 0,5mL dung dịch H2SO4 1:1, 0,1mL H3PO4 và 2,0mL dung dịch 1,5- điphenylcarbazide thu được phức màu tím đỏ. Sau đó định mức vào bình định mức 25mL, và tiến hành đo độ hấp thụ quang của dãy dung dịch trên ở bước sóng 540nm. Các thí nghiệm được tiến hành ba lần, sau đó lấy giá trị trung bình.

* Khảo sát khoảng tuyến tính của Mn(II)

Chuẩn bị 13 cốc thuỷ tinh 25mL, đánh số thứ tự từ 0 đến 12. Pha dãy dung dịch Mn(II) với nồng độ tăng dần như trong bảng 3.3. Cho vào mỗi cốc 2,5g amoni persulfat và 2,5 ml thuốc thử, một giọt H202 . Đun đến sôi trên bếp điện trong thời gian một phút để lên màu, để nguội một phút và làm lạnh nhanh, sau đó tiến hành định mức vào bình định mức 25mL, đo độ hấp thụ quang của các dung dịch trên ở bước sóng 525 nm. Mỗi thí nghiệm được tiến hành ba lần, sau đó lấy giá trị trung bình.

* Khảo sát khoảng tuyến tính của Ni(II)

Chuẩn bị 13 cốc thuỷ tinh 25mL, đánh số thứ tự từ 0 đến 12. Pha dãy dung dịch Ni(II) với nồng độ tăng dần như trong bảng 3.3.Cho thêm vào mỗi cốc 2mL dung dịch NH3 25%, 5mL dung dịch brôm bão hòa và 1,5mL dimetylglyoxim thu được phức màu đỏ. Sau đó định mức vào bình định mức 25mL, tiến hành đo độ hấp thụ quang của dãy dung dịch trên ở bước sóng 536nm. Mỗi thí nghiệm được tiến hành ba lần, sau đó lấy giá trị trung bình. 2.5.3.2. Xây dựng đường chuẩn xác định nồng độ Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II)

Để lập được phương trình đường chuẩn xác định nồng độ Fe(III), Cr(VI), Mn(II), NI(II). Chúng tôi dựa vào độ hấp thụ quang thu được tương ứng với nồng độ dung dịch chuẩn đã pha khi khảo sát khoảng tuyến tính.

28

* Đánh giá phương trình hồi quy của đường chuẩn

Trong phương trình hồi qui y = a + bx, trường hợp lý tưởng xảy ra khi a = 0 (khi không có chất phân tích thì không có tín hiệu). Tuy nhiên, trong thực tế các số liệu phân tích thường mắc sai số ngẫu nhiên, làm cho a luôn khác không. Nếu giá trị a khác 0 có ý nghĩa thống kê thì phương pháp phân tích sẽ mắc sai số hệ thống. Vì vậy, trước khi sử dụng đường chuẩn cho phân tích công cụ, cần kiểm tra sự sai khác nhau giữa giá trị a và 0 có ý nghĩa thống kê hay không. Quá trình đó được tiến hành như sau:

Kiểm tra sự sai khác nhau giữa giá trị a và 0 theo chuẩn thống kê Fisher (chuẩn F).

Nếu xem a = 0 thhì phương trình y = a + bx được viết thành y = b’x. Thay các giá trị yi và xi vào phường trình y= b’x ta sẽ được các giá trị bi’ và tính

' 1 i i b b n  

 , trong đó n là số điểm trên đường chuẩn, có tính đến điểm có nồng độ bằng không.

Phương sai của hai phương trình sẽ được tính như sau:

2 2 2 ( ) ( ) 2 2 i i i i y y y y a bx S n n          ' , 2 2 2 ( ) ( ' ) 3 3 i i i i y y y y b x S n n        

Sự sai khác phương sai của hai phương trình trên được so sánh theo chuẩn F, tính theo tỷ số của hai phương sai sao cho F >1 và so sánh giá trị này với F( ,P f1,f2).

Trong đó: P = 0,95 (mức độ tin cậy 95%); f1 = n-3 ; f2 = n-2 và

2 2 'y tinh y S F S  Nếu Ftính < 1 2 ( , , )

FP f f thì sự sai khác giữa giá trị a và 0 không có nghĩa thống kê hay phương pháp phân tích không mắc sai số hệ thống.

* Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp phân tích

- Giới hạn phát hiện (LOD): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích còn cho tín hiệu phân tích khác có nghĩa với tín hiệu mẫu trắng hay tín hiệu nền.

29

- Giới hạn định lượng (LOQ): là nồng độ thấp nhất của chất phân tích mà hệ thống phân tích định lượng được với các tín hiệu phân tích khác có ý nghĩa định lượng với tín hiệu của mẫu trắng hay tín hiệu nền.

Khi không có chất phân tích (Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II)) trong mẫu trắng, không đo được tín hiệu đo. Do đó, LOD và LOQ được xác định dựa vào phương trình hồi quy của đường chuẩn và được tính theo công thức.

LOD = 3.Sy

b ; LOQ = 10.Sy

b

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá khả năng hấp phụ Fe(III), Cr(VI), Mn(II), Ni(II) của đá ong tự nhiên và quặng Apatit (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)