Kết quả nghiên cứu của chế phẩm Angiohibin trên lâm sàng

Một phần của tài liệu Khảo sát tác dụng không mong muốn của Chế phẩm Angiohibin. (Trang 59)

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 bệnh nhân tăng huyết áp nguyờn phỏt độ I theo y học hiện đại và trên thể can thận âm hư theo YHCT. Sau 30 ngày điều trị, kết quả nghiên cứu của cho thấy nhóm nghiên cứu có tác dụng làm giảm rõ rệt cả trên HATT và HATTR.

Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào hạ huyết áp quá mức, thể hiện trên kết quả đo HA theo quy ước bằng huyết áp kế thủy ngân.

HATT, HATTR và HATB giảm từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có bệnh nhân nào hạ HA quá mức.

Chỉ số HATT trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 152,63±3,07 (mmHg), nhóm chứng là 152,12±3,05 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 130,73±3,90 (mmHg), nhóm chứng là 134,30±3,86 (mmHg) (bảng 3.6). Như vậy sau 30 ngày điều trị HATT của nhóm nghiên cứu giảm 14,35%, nhóm chứng giảm 11,89%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATT là 14,48%. [17]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của:

Vũ Minh Hoàn (2003) nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 17,76%.[23]

Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 25,2%.[2]

Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATT giảm 17,65%. [20]

Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 19,0%.[53]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu tác dụng của Địa long cho kết quả hạ HATT sau 30 ngày dùng thuốc là 13,5%.[49]

Chỉ số HATTr trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 92,39±3,28 (mmHg), nhóm chứng là 92,17±2,52 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 77,17±3,73 (mmHg), nhóm chứng là 79,75±2,63 (mmHg) (bảng 3.7). Như vậy sau 30 ngày điều trị HATTr của nhóm nghiên cứu giảm khoảng 16,47%, nhóm chứng giảm khoảng 13,48%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của: Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATTr

giảm 14,6%[53]. Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATTr giảm 15,8%.[2]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của: Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATTr là 19,2% [17]. Vũ Minh Hoàn (2003) nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị sau 30 ngày dùng thuốc HATTr giảm 18,2%.[23]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu tác dụng của Địa long cho kết quả hạ HATTr sau 30 ngày dùng thuốc là 7,8%[49]. Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATTr giảm 12,56%.[20]

Chỉ số HATB trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 112,47±3,28 (mmHg), nhóm chứng là 112,15±2,42 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 95,02±2,77 (mmHg), nhóm chứng là 97,93±2,04 (mmHg) (bảng 3.8 ). Sau 30 ngày điều trị HATB của nhóm nghiên cứu giảm 15,52%, nhóm chứng giảm 12,68%.

Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.

Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATB là 17%[17].

Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATB giảm 16,75% [53].

Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATB giảm 20,1%.[2]

Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATB giảm 14,64%.[20]

Biểu đồ 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy HATT,HATTR và HATB hạ với tốc độ từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có bệnh nhân nào hạ HA dưới mức bình thường. So sánh 2 nhóm, chúng ta thấy nhóm nghiên cứu huyết áp giảm nhiều hơn. Điều này nói lên tính hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng Angiohibin kết hợp với Natrilix cho bệnh nhân THA. Mặt khác kết quả này cũng cho thấy Angiohibin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị tăng huyết áp.

+ Về phương diện tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 những bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 60 chỉ số huyết áp có xu hướng thấp hơn so với lứa tuổi trên 60. Sau điều trị một tháng huyết áp ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi có xu hướng giảm nhiều hơn. So sánh 2 nhóm, nhóm nghiên cứu huyết áp giảm nhiều hơn nhóm chứng ở cả bệnh nhân trên 60 tuổi và dưới 60 tuổi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với tác giả Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa Long trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt [49].

Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang trong điều trị THA nguyờn phỏt độ I thể can thận âm hư. [2]

Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt độ I. [20]

+ Về phương diện thời gian: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.9 những bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm chỉ số huyết áp có xu hướng thấp hơn so với bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 5 năm. Sau điều trị một tháng huyết áp ở nhóm bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm có xu hướng giảm nhiều hơn. So sánh 2 nhóm, nhóm nghiên cứu huyết áp giảm nhiều hơn nhóm chứng sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với tác giả Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa Long trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt.

Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang trong điều trị THA nguyờn phỏt độ I thể can thận âm hư. [2]

Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt độ I. [20]

+ Về mức độ THA : Theo kết quả nghiên cứu này của chúng tôi 100% bệnh nhân ban đầu THA độ I sau 1 tháng điều trị đã đáp ứng đầy đủ với điều trị, có chỉ số HATT và HATTR trở về bình thường của nhóm nghiên cứu là 96,7%; nhóm chứng là 90% (bảng 3.10). Tuy nhiên do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế chúng tôi chưa theo dõi tiếp tục được thời gian ổn định của bệnh sau đợt điều trị.

Mức độ hạ áp cụ thể được trình bày trong bảng 3.11 bệnh nhân nhóm nghiên cứu chỉ số HATT, HATTr, HATB đều giảm tốt hơn nhóm chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiệu quả của thuốc được tính theo HATB được trình bày trong bảng 3.11 và biểu đồ 3.6 cho thấy cả 2 nhóm không có bệnh nhân loại kém. Loại tốt, loại khá và loại trung bình của nhóm nghiên cứu đều cao hơn nhóm chứng. Điều này đã chứng minh được tác dụng hỗ trợ của Angiohibin trong điều trị tăng huyết áp. Do điều kiện kinh phí và thời gian mà chúng tôi chưa tiến hành nghiên cứu đối với bệnh nhân THA nặng hơn (độ II). Đây cũng là những hướng mở cho những công trình nghiên cứu tiếp theo.

Có thể giải thích tại sao kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu cao hơn nhóm chứng là do Angiohibin được chiết xuất từ đậu xanh. Theo YHCT, đậu xanh là một loại quả làm thực phẩm trong rất nhiều món ăn và có thể làm thuốc để điều trị bệnh khi cần thiết.

Nhìn dưới góc độ của y học hiện đại thì Angiohibin là một chế phẩm có những cơ chế làm hạ huyết áp của y học hiện đại như đã trình bày trong phần tổng quan.

+/ Tác dụng đối với triệu chứng cơ năng :

Theo YHHĐ thì đau đầu, chóng mặt ở bệnh nhân THA là do hiện tượng co mạch máu, thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa mạch máu làm cho tuần hoàn máu nuôi dưỡng kém, thiếu máu nuôi dưỡng tim làm đau tức ngực, hồi hộp. Theo y học cổ truyền triệu chứng này thuộc chứng đầu thống và huyễn vựng. Bệnh nhân phần lớn từ 60 trở lên, là độ tuổi y học cổ truyền quan niệm là thiên quý kiệt, can thận âm hư làm can dương vượng khiến cho trên thịnh dưới hư xuất hiện đau đầu, chóng mặt, ù tai...Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng lớn. Điều này phù hợp với cỏch tớnh thiờn quý theo nhịp sinh học ở nữ là 7 ở nam là 8 của y học cổ truyền.

Theo kết quả bảng 3.13 thì tất cả các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cơn bốc hỏa, ù tai sau điều trị đều giảm rất nhiều.

Theo Nội kinh: “Mọi chứng choáng váng đều thuộc can mộc, thận hư thì nặng đầu, tủy thiếu thỡ ự tai”. Theo lý tuận của y học cổ truyền thì thận tàng tinh, sinh tủy. Thận hư tủy khụng thụng lờn nóo được gây ra chóng mặt hay quên. Thận khai khiếu ra tai, nên thận hư sinh tai ù. Như vậy chế phẩm Angiohibin kết hợp với Natrilix cũng góp phần cải thiện được triệu chứng này là do tác dụng tư dưỡng can thận, ích tinh của đậu xanh (Angiohibin).

Trong quá trình theo dõi, chúng tôi thấy có một số bệnh nhân trước điều trị có triệu chứng táo bón sau điều trị đã hết triệu chứng này. Chúng ta đã biết, táo bón là một trong những triệu chứng làm bệnh nhân đầy chướng khó chịu. Có lẽ Angiohibin có tính mỏt nờn giỳp cho bệnh nhân hết táo bón, đây cũng là một ưu điểm của Angiohibin, song để chứng minh được điều này cần phải có nghiên cứu sâu hơn nữa.

Một phần của tài liệu Khảo sát tác dụng không mong muốn của Chế phẩm Angiohibin. (Trang 59)