2.4.5.1 Theo dõi huyết áp
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất nên chúng tôi phải tuân thủ cách đo huyết áp cho chính xác
•Máy đo: dùng máy đo HA thủy ngân cố định trong suốt quá trình nghiên cứu, máy đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
•Phương pháp đo HA:
- Bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất 5phút, trước đó không dùng chất kích thích (rượu, thuốc lá, cà phê. . .)
- Giữ cánh tay bệnh nhân ngang tầm với tim.
- Băng quấn ở cánh tay, ống nghe được đặt ỏp lờn ĐM cánh tay.
- Con số HATT tương ứng với thời điểm xuất hiện tiếng đập đầu tiên vàHATTr tính vào lúc mất tiếng đập.
- Nên đo HA cả 2 tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
- Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5mmHg.
Bệnh nhân nghiên cứu được theo dõi các chỉ số sau trong thời gian điều trị:
- Theo dõi các triệu chứng: ăn uống, ngủ, đại tiểu tiện và các biểu hiện khác qua hỏi cảm giác chủ quan của BN được ghi đầy đủ vào phiếu nghiên cứu và bệnh án.
- Theo dõi các triệu chứng theo YHCT: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tê mỏi đầu chi, cơn bốc hỏa, đại tiểu tiện và các biểu hiện khác.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của chế phẩm
+/ Theo dõi các phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mẩn ngứa, vàng da, phự…
+/ Theo dõi các biểu hiện về tiêu hóa như: đại tiện lỏng, đau bụng, đầy bụng
+/ Theo dõi các biểu hiện bất thường khác.
2.4.5.3 Theo dõi một số chỉ số trên cận lâm sàng
- Huyết học: Số lượng hồng cầu (HC), bạch cầu (BC), hemoglobin (HGB), Hematocrit (HCT), tiểu cầu (TC),
- Sinh hóa mỏu: aspartate aminotransferrase (AST), alanin aminotransferase (ALT), cholesterol (CT) toàn phần, cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL- C), cholesterol của lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL- C), triglycerit (TG), đường máu, ure máu, creatinin máu.
Các chỉ số cận lâm sàng được theo dõi vào 2 thời điểm: Trước, sau 30 ngày điều trị.