Bảng 3.15. Sự biến đổi một số chỉ số lâm sàng
Các chỉ số Trước điều trị (X ± SD) Sau điều trị (X ± SD) Ptrước-sau Tần số tim (chu kỳ/ phút) Chứng 76,23 ± 3,20 75,87 ± 3,11 > 0,01 NC 76,90 ± 2,96 76,59 ± 3,06 > 0,01 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Cân nặng (kg) Chứng 57,07 ± 7,47 56,67 ± 7,36 > 0,01 NC 57,33 ± 6,83 57,00 ± 7,00 > 0,01 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05
Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các chỉ số về tần số tim và cân nặng của
từng nhóm thay đổi không đáng kể với p>0,01.
Trước điều trị các chỉ số về tần số tim và cân nặng giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 30 các chỉ số về tần số tim và cân nặng giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05
Bảng 3.16. Các chỉ số huyết học trước và sau điều trị
Hồng cầu (T/l) Chứng 4,42 ± 0,31 4,43 ± 0,32 > 0,05 NC 4,56 ± 0,32 4,57 ± 0,31 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Hemoglobin (g/l) Chứng 137,10 ± 9,68 138,27 ± 9,94 > 0,05 NC 140,70 ± 13,82 141,87 ± 13,72 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Hematocrit (l/ l) Chứng 0,40 ± 0,03 0,41 ± 0,03 > 0,05 NC 0,41 ± 0,04 0,42 ± 0,04 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Bạch cầu (G/l) Chứng 6,10 ± 1,38 6,14 ± 1,39 > 0,05 NC 6,41 ± 0,98 6,43 ± 0,97 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Tiểu cầu (G/ l) Chứng 258,63 ± 17,87 260,13 ± 18,86 > 0,05 NC 258,90 ± 45,92 256,47 ± 46,17 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05
Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các thành phần về huyết học của từng
nhóm thay đổi không đáng kể với p>0,05.
Trước điều trị các chỉ số huyết học giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 30 ngày các chỉ số huyết học giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05
Bảng 3.17. Các chỉ số hóa sinh trước và sau điều trị
Chỉ số Trước điều
trị Sau điều trị Ptrước-sau
AST (u/ l) Chứng 29,23±7,33 29,30 ± 7,23 > 0,05 NC 29,27 ± 6,41 28,33 ± 6,16 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 ALT (u/ l) Chứng 26,87 ± 8,96 26,70 ± 9,36 > 0,05 NC 24,03 ± 8,41 23,70 ± 7,14 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05
Creatinin (μmol/ l) Chứng 81,03 ± 9,35 81,20 ± 8,68 > 0,05 NC 80,67 ±10,37 80,17 ± 10,40 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Ure (mmol/ l) Chứng 4,99 ± 0,79 4,98 ± 0,77 > 0,05 NC 4,86 ± 0,64 4,81 ± 0,67 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05 Glucose (mmol/ l) Chứng 5,30 ± 0,61 5,32 ± 0,48 > 0,05 NC 5,31 ± 0,29 5,30 ± 0,24 > 0,05 Pchứng-NC > 0,05 > 0,05
Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các chỉ số AST, ALT, ure, creatinin,
glucose của từng nhóm thay đổi không đáng kể với p > 0,05.
Trước điều trị các chỉ số AST, ALT, ure, creatinin, glucose giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau điều trị 30 ngày các chỉ số AST, ALT, ure, creatinin, glucose giữa 2 nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05.
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên 60 bệnh nhân tăng huyết áp nguyờn phỏt độ I được điều trị hỗ trợ bằng chế phẩm Angiohibin tại bệnh viện YHCT Hà Đông từ tháng 3/2010 đến tháng 7/2010 chúng tôi có một số nhận xét và bàn luận như sau:
4.1. TÁC DỤNG CỦA CHẾ PHẨM ANGIOHIBIN TRấN LÂM SÀNG 4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
* Tuổi
Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng đối với mọi lứa tuổi, nhất là tuổi già.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy bệnh nhân có tuổi thấp nhất là 40 tuổi, cao nhất là 80 tuổi (phù hợp với điều kiện lựa chọn đối tượng nghiên cứu) tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,97±10,57. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 62,27 ± 9,42; nhóm chứng là 59,67 ± 11,62 tuổi dưới 50 là 20%; 51-59 là 21,6%; 60-69 là 26,7%; trên 70 là 31,7%; tuổi trên 70 là chiếm tỷ lệ cao nhất.
Kết quả này cũng tương tự với kết quả của nhiều tác giả khác khi nghiên cứu về tình hình dịch tễ học về bệnh tăng huyết áp của Việt nam.
Nghiên cứu của Trần Đỗ Trinh (1992) cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo lứa tuổi. Ở tuổi 15-39 chỉ 4,3% mắc bệnh nhưng ở tuổi trên 70 có đến 47,4% bị bệnh [52].
Nghiên cứu của Trần Nguyệt Hồng (1993) cho thấy bệnh tăng huyết áp ở người trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 83% . [24]
Năm 1999, Phạm gia Khải và cộng sự nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ở lứa tuổi trên 65 là 90% [26].
Nghiên cứu của Phạm Thắng (2003) cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại một số vùng thành thị và nông thôn là 45,6%. [45]
Năm 2008 Trương Tấn Minh, Lê Tấn Phùng và cộng sự điều tra 2240 người trên 60 tuổi ở Khỏnh Hòa tỷ lệ tăng huyết áp là 48,1% [37].
Tăng huyết áp là bênh lý gặp sớm và kéo dài, nếu được điều trị đúng cách thì có tuổi thọ tương đương với người bình thường, do vậy tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là rất cao.
Hơn nữa số lượng của nhóm nghiên cứu cũn ớt nờn không hoàn toàn đồng nhất với kết quả quan điều tra trên số lượng lớn và diện rộng.
Tuổi càng cao huyết áp càng tăng theo mức độ xơ hóa của động mạch. Tính đàn hồi của thành mạch giảm dần, đặc biệt là cỏc thõn động mạch lớn.
Thành động mạch trở nên xơ cứng do sự thoái hóa các sợi elastin kết hợp với sự tăng sinh collagen, bắt đầu xuất hiện các cầu nối giữa các sợi trong thành mạch làm giảm khả năng gión của hệ thống động mạch dẫn tới tăng hậu gánh, ảnh hưởng trực tiếp đến HATT gây tăng huyết áp.
Theo quan niệm của YHCT, ở vào độ tuổi 40 trở lên, thiên quý bắt đầu suy, thận khí chỉ còn một nửa, chính khí giảm, cân bằng âm dương dần dần bị rối loạn, công năng tạng phủ bắt đầu suy kém dễ đưa đến hình thành các chứng bệnh, mà ở người lớn tuổi thường xuyên xuất hiện các chứng huyễn vựng, đầu thống tâm quý ...
Như vậy, bệnh THA và chứng huyễn vựng có liên quan mật thiết đến tuổi tác. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng lớn, phù hợp với học thuyết kinh điển về sự thay đổi theo thời gian của YHCT. Điều này được thể hiện thông qua cỏch tớnh thiờn quý trong YHCT với nữ mốc 7 và nam mốc 8.
* Giới
Theo bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân nam bị mắc bệnh (51,7% ) nhiều hơn bệnh nhân nữ (48,3%).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác khi nghiờn cứu tình hình dịch tễ bệnh THA ở Việt Nam.
Trần Đỗ Trinh (1992) điều tra dịch tễ học bệnh THA thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam chiếm 12,2% cao hơn nữ 11,2% có ý nghĩa thống kê với p< 0,01. [52]
Trong nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự (1999) về đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại Hà Nội thấy tỷ lệ THA ở nam là 17,99% cao hơn ở nữ 14,51%. [26]
* Thời gian mắc bệnh:
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian mắc bệnh của 2 nhóm tương đương nhau. Thời gian mắc bệnh dưới 5 năm ở nhóm nghiên cứu là 73,3%, nhóm chứng là 70%. Thời gian mắc bệnh trên 5 năm ở nhóm nghiên cứu là
26,7% nhóm chứng là 30%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác:
Nguyễn Đình Đạo (2001) nghiên cứu 40 bệnh nhân THA thỡ cú 80% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm. Trên 5 năm là 20%. [17]
Vũ Minh Hoàn (2003) nghiên cứu 50 bệnh nhân thỡ cú 90% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm. [23]
Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu 97 bệnh nhân THA thỡ cú tới 71,1% số bệnh nhân có thời gian phát hiện dưới 5 năm.[49]
Phạm Thị Vân Anh (2008) nghiên cứu 46 bệnh nhân THA thỡ cú tới 89,2% số bệnh nhân có thời gian phát hiện dưới 5 năm.[2]
Nguyễn Huy Gia (2009) nghiên cứu 47 bệnh nhân THA thỡ cú tới 93,6% số bệnh nhân có thời gian phát hiện dưới 5 năm.[20]
Sở dĩ trong kết quả của chúng tôi phần lớn bệnh nhân có thời gian phát bệnh ngắn là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chỉ bao gồm các bệnh nhân THA độ I (bảng 3.4). Những bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh cao hơn thường sẽ bị tăng huyết áp ở mức nặng hơn.
*Mối liên quan giữa đối tượng nghiên cứu và yếu tố gia đình:
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thỡ cú tới 51,7% số bệnh nhân có người cùng huyết thống cũng bị mắc THA trong đó nhóm nghiên cứu chiếm 43,3%, nhóm chứng 60% (bảng 3.5) .
Yếu tố tiền sử gia đình có người bị THA là một trong những yếu tố nguy cơ cao về bệnh tim mạch. Điều này đã được đề cập đến trong rất nhiều y văn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt và cộng sự khi điều tra dịch tễ học THA tại vùng duyên hải Nghệ An (2002) là 29,1% khi trong gia đình có người bị THA thì nguy cơ mắc bệnh THA cao hơn gấp 1,2 lần so với những người không có tiền sử này. [27]
Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu 40 bệnh nhân THA thỡ cú 12 bệnh nhân chiếm 30% có người cùng huyết thống bị mắc bệnh THA. [17]
Trần Thị Lan (2002) khi nghiên cứu 73 bệnh nhân THA thỡ cú 16 bệnh nhân chiếm 21,9% có người cùng huyết thống bị mắc bệnh THA.[35]
Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc cũng cho thấy 54,4% số người có tiền sử gia đình có người mắc THA.[53]
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu 46 bệnh nhân THA thỡ cú 16 bệnh nhân chiếm 34,7% có người cùng huyết thống bị mắc bệnh THA.[2]
Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu 47 bệnh nhân THA thỡ cú 11 bệnh nhân chiếm 23,4% có người cùng huyết thống bị mắc bệnh THA.[20]
THA nguyờn phỏt là một bệnh lý xuất hiện sớm và diễn biến mạn tính gây ra biến chứng cho nhiều cơ quan như mắt, não, tim, thận...Nhưng trong cộng đồng số người được khám để phát hiện THA sớm và khi được phát hiện có THA được điều trị đỳng phỏc đồ tỷ lệ còn rất thấp. Tỷ lệ này thuộc vào trình độ dân trí, điều kiện kinh tế của mỗi nước. Ở nước ta số tỷ lệ người chưa được chuẩn đoán THA là rất cao.
4.1.2. Kết quả nghiên cứu của chế phẩm Angiohibin trên lâm sàng
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 bệnh nhân tăng huyết áp nguyờn phỏt độ I theo y học hiện đại và trên thể can thận âm hư theo YHCT. Sau 30 ngày điều trị, kết quả nghiên cứu của cho thấy nhóm nghiên cứu có tác dụng làm giảm rõ rệt cả trên HATT và HATTR.
Trong quá trình điều trị không có bệnh nhân nào hạ huyết áp quá mức, thể hiện trên kết quả đo HA theo quy ước bằng huyết áp kế thủy ngân.
HATT, HATTR và HATB giảm từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có bệnh nhân nào hạ HA quá mức.
Chỉ số HATT trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 152,63±3,07 (mmHg), nhóm chứng là 152,12±3,05 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 130,73±3,90 (mmHg), nhóm chứng là 134,30±3,86 (mmHg) (bảng 3.6). Như vậy sau 30 ngày điều trị HATT của nhóm nghiên cứu giảm 14,35%, nhóm chứng giảm 11,89%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATT là 14,48%. [17]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của:
Vũ Minh Hoàn (2003) nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 17,76%.[23]
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 25,2%.[2]
Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATT giảm 17,65%. [20]
Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATT giảm 19,0%.[53]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu tác dụng của Địa long cho kết quả hạ HATT sau 30 ngày dùng thuốc là 13,5%.[49]
Chỉ số HATTr trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 92,39±3,28 (mmHg), nhóm chứng là 92,17±2,52 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 77,17±3,73 (mmHg), nhóm chứng là 79,75±2,63 (mmHg) (bảng 3.7). Như vậy sau 30 ngày điều trị HATTr của nhóm nghiên cứu giảm khoảng 16,47%, nhóm chứng giảm khoảng 13,48%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của: Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATTr
giảm 14,6%[53]. Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATTr giảm 15,8%.[2]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của: Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATTr là 19,2% [17]. Vũ Minh Hoàn (2003) nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Ẩm gia vị sau 30 ngày dùng thuốc HATTr giảm 18,2%.[23]
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hồng Thúy (2005) nghiên cứu tác dụng của Địa long cho kết quả hạ HATTr sau 30 ngày dùng thuốc là 7,8%[49]. Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATTr giảm 12,56%.[20]
Chỉ số HATB trước điều trị của nhóm nghiên cứu là 112,47±3,28 (mmHg), nhóm chứng là 112,15±2,42 (mmHg); sau điều trị của nhóm nghiên cứu là 95,02±2,77 (mmHg), nhóm chứng là 97,93±2,04 (mmHg) (bảng 3.8 ). Sau 30 ngày điều trị HATB của nhóm nghiên cứu giảm 15,52%, nhóm chứng giảm 12,68%.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Nguyễn Đình Đạo (2001) khi nghiên cứu trà tan Casotan sau 30 ngày dùng thuốc cho kết quả hạ HATB là 17%[17].
Nguyễn Văn Trung (2004) trong nghiên cứu tác dụng của trà nhúng Bạch Hạc sau 30 ngày dùng thuốc HATB giảm 16,75% [53].
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang sau 30 ngày dùng thuốc HATB giảm 20,1%.[2]
Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi sau 30 ngày điều trị HATB giảm 14,64%.[20]
Biểu đồ 3.3, 3.4, 3.5 cho thấy HATT,HATTR và HATB hạ với tốc độ từ từ cho đến hết điều trị nhưng không có bệnh nhân nào hạ HA dưới mức bình thường. So sánh 2 nhóm, chúng ta thấy nhóm nghiên cứu huyết áp giảm nhiều hơn. Điều này nói lên tính hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng Angiohibin kết hợp với Natrilix cho bệnh nhân THA. Mặt khác kết quả này cũng cho thấy Angiohibin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị tăng huyết áp.
+ Về phương diện tuổi: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8 những bệnh nhân ở lứa tuổi dưới 60 chỉ số huyết áp có xu hướng thấp hơn so với lứa tuổi trên 60. Sau điều trị một tháng huyết áp ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi có xu hướng giảm nhiều hơn. So sánh 2 nhóm, nhóm nghiên cứu huyết áp giảm nhiều hơn nhóm chứng ở cả bệnh nhân trên 60 tuổi và dưới 60 tuổi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với tác giả Trần Thị Hồng Thúy (2005) khi nghiên cứu tác dụng của Địa Long trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt [49].
Phạm Thị Vân Anh (2008) khi nghiên cứu tác dụng của bài thuốc Lục vị kỷ cúc thang trong điều trị THA nguyờn phỏt độ I thể can thận âm hư. [2]
Nguyễn Huy Gia (2009) khi nghiên cứu tác dụng của Nấm hồng chi trên bệnh nhân THA nguyờn phỏt độ I. [20]
+ Về phương diện thời gian: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng