diện, chưa thay đổi nếp sản xuất cũ còn lạc hậu, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường. Sản xuất chủ yếu vẫn là nhỏ lẻ, manh mún khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Lực lượng lao động dồi dào nhưng trình độ còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Công tác tham mưu của một số đoàn thể còn hạn chế, nội dung hoạt động của tổ chức đoàn thể ở cơ sở chưa có chiều sâu, tỷ lệ thu hút đoàn viên, hội viên tham gia sinh hoạt chưa cao. Năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm với công việc được phân công chưa cao, chưa phát huy được vai trò tham mưu, đề xuất.
- Tình hình thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cả biến động mạnh, suy giảm kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tác động và ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, đời sống của nhân dân.
V. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THEO 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔNMỚI MỚI
- Theo kết quả rà soát đánh giá đến hết năm 2011 xã đã đạt 4/19 tiêu chí nông thôn mới, các tiêu chí đã đạt là: Bưu Điện, Trường học; Y tế, An ninh trật tự xã hội.
- Còn lại 15 tiêu chí chưa đạt nông thôn mới bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, Giao thông, Thuỷ lợi, Điện, Cơ sở vật chất văn hoá, Chợ nông thôn, Nhà ở, Cơ cấu lao động, Văn hoá, Môi trường, Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, Thu nhập, Hộ nghèo, Giáo dục, Hình thức tổ chức sản xuất.
PHẦN II.
DỰ BÁO TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN I. DỰ BÁO TIỀM NĂNG
1. Tiềm năng phát triển nông nghiệp:
- Phú lạc là vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái, khí hậu, đất đai, nước, nhiệt độ, độ ẩm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè. Có lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống lao động cần cù, là vùng sản xuất chè có truyền thống lâu đời, có tiềm năng năng suất, nguyên liệu chè có chất lượng cao đó là lợi thế để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong sản xuất và phát triển cây chè.
- Cùng với lợi thế về phát triển cây chè Phú Lạc là vùng có điều kiện đất đai khá thuận lợi cho thâm canh cao sản lúa và trồng các loại rau màu.
- Các tuyến đường giao thông liên xã đã được đầu tư xây dựng láng nhựa, kết hợp với các tuyến đường trong xã được đầu tư nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, trao đổi các nông sản hàng hoá thúc đẩy phát triển sản xuất.
2. Tiềm năng về đất đai
1.1. Tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp
Xét về điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, thời tiêt, thổ nhưỡng và nguồn nước, xã Phú Lạc còn nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp kể cả trong việc thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai hoang mở rộng diện tích.
- Về thâm canh tăng vụ: Trong số diện tích đất trồng lúa nước có cả diện tích trồng lúa 2 vụ và 1 vụ. Trong thời gian tới nhờ khoa học kỹ thuật, về giống, phân bón, kết hợp vối hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi sẽ đưa số diện tích 1 vụ lúa lên thành 1 vụ lúa và 1 vụ màu…
- Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành các vùng chuyên canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng trồng ở khu đất bằng đến kỳ khai thác sang trồng cây lâu năm như chè, cây ăn quả. Hình thành các vùng chuyên canh chè, lúa có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung với các sản phẩm cây có hạt.
1.2. Tiềm năng đất đai phục vụ phát triển công nghiệp, xây dựng đấtkhu dân cư nông thôn khu dân cư nông thôn
- Tiềm năng phát triển công nghiệp.
Sự hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp ở xã phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sự hình thành phát triển làng nghề, vị trí địa lý, hiện trạng sử dụng đất...Trên cơ sở các điều kiện cho thấy, xã Phú Lạc hội tụ nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Vị trí địa lý, điều kiện đất đai, nguồn tài nguyên
khoáng sản ..., tập trung phát triển các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương như công nghiệp khai thác, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, khuyến khích phát triển công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Gắn phát triển công nghiệp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Tiềm năng đất xây dựng các khu dân cư nông thôn:
Trong 20 xóm có nhu cầu đất ở nông thôn, trong đó ta có thể sử dụng 70% lấy vào đất cây lâu năm khác (vườn tạp) trong khu dân cư. Ngoài ra quy hoạch mới khu dân cư nông thôn, khu trung tâm cụm xã phát triển theo kiểu đô thị dọc theo trục đường huyện, đường xã, với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của khu vực, kiến thiết cơ sở hạ tầng đáp ứng mục tiêu phát triển nông thôn mới theo 19 tiêu trí xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiên nay, do vậy nhu cầu đất xây dựng cơ sở hạ tầng cũng sẽ tăng lên.
1.3. Tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đấtvà phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển cơ sở hạ tầng
- Tiềm năng đất đai là thể hiện mức độ thích hợp của từng loại đất với các mục đích sử dụng. Hai nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp là đối tượng chính để xem xét tiềm năng đất đai sử dụng, đất chưa sử dụng được xem xét trên cơ sở khả năng đầu tư cải tạo để đưa vào sử dụng cho các mục đích.
+ Đất đang sử dụng: Nhìn chung là sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên hiệu quả sử dụng đất chưa cao do vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần khai thác tiềm năng quỹ đất theo chiều sâu, chuyển đổi các nhóm sử dụng đất cho phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Đối với nhóm đất nông nghiệp: Nâng cao hệ số sử dụng đất canh tác trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ. Đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng xuất, tăng sản lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích ha đất canh tác.
+ Đối với nhóm đất phi nông nghiệp: Sử dụng đất tiết kiệm và hiệu quả, tận dụng không gian trong xây dựng.
+ Đất chưa sử dụng: Đã khai thác hết tiềm năng để đưa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp và sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Hiện nay đất chưa sử dụng trên địa bàn xã chỉ còn 4,30 ha đất đồi núi chưa sử dụng, nằm ở nhiều khoanh thửa nhỏ, nằm rải rác ở khắp nơi trên địa bàn, dọc theo hai bên các tuyến đường và dọc theo hai bên các con suối, không có khả năng để khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích.
2. Dự báo về dân số, lao động:
Duy trì tỷ lệ phát triển dân số hiện nay của xã là 0,95%. Dự báo dân số toàn xã đến năm 2015 sẽ có 7.007 người và 1.947 hộ; đến năm 2020 dân số có 7.346 người và 2.042 hộ.
Số người trong độ tuổi lao động dự báo đến năm 2015 là 4.064 người, đến năm 2020 là 4.261 người.
BIỂU 14: DỰ BÁO TĂNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG TRONG KỲ QUY HOẠCH
Phương pháp tăng
Năm 2011 Năm 2015 Năm 2020
Dân số Lao động Dân số Lao động Dân số Lao động Tự nhiên 64 37 260 151 339 197 Cơ học 7 4 - - Cộng 71 41 260 151 339 197 Tổng dân số 6.747 7.007 7.346
BIỂU 16: DỰ BÁO PHÂN BỐ LAO ĐỘNG
Năm Tổng số
lao động
Công nghiệp –TTCN Dịch vụ Nông nghiệp
Lao động % Lao động % Lao động % 2011 3.913 395 10,09 247 6,31 3.271 83,59 2015 4.064 691 17,00 406 10,00 2.967 73,00 2020 4.261 1.065 25,00 852 20,00 2.343 55,00
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
- Phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân đồng thời khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai và lợi thế vị trí địa lý, phát triển toàn diện kinh tế - văn hoá - xã hội.
- Kết hợp giữa phát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường.
- Phát huy nhân tố con người, đẩy mạnh giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ tốt yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá.
- Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. - Giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương. - Giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 5%
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 13%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 15%; GDP theo giá thực tế năm 2015 gấp 1,5 lần so với hiện tại; năm 2020 gấp 2 lần so với năm 2015.
- Bình quân GDP/người theo giá thực tế đạt khoảng 15 triệu vào năm 2015 và đạt khoảng 22,5 triệu đồng vào năm 2020.
PHẦN III
NỘI DUNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI I. QUY HOẠCH KHÔNG GIAN TỔNG THỂ TOÀN XÃ
1. Xác định ranh giới quy mô sử dụng đất
- Lập Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn (2012-2015), tầm nhìn 2020; Trong quá trình lập quy hoạch đảm bảo sự liên kết sự phát triển của xã gắn liền với quy hoạch chung của huyện và các xã giáp gianh.
- Ranh giới nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới địa lý xã Phú Lạc với tổng diện tích tự nhiên là 2.083,23 ha. Địa giới hành chính xác định như sau:
Phía Bắc giáp với xã Đức Lương - huyện Đại Từ; Phía Đông giáp xã Tân Linh – huyện Đại Từ; Phía Nam giáp xã Bản Ngoại huyện Đại Từ;
Phía Tây giáp xã Phú Thịnh, xã Phú Cường – huyện Đại Từ. - Quy mô dân số: năm 2011 hiện có 1.875 hộ và 6.747 người.
- Quy mô dân số: Dự báo quy mô dân số xã đến năm 2015 có 7.007 người và 1.947 hộ; đến năm 2020 dân số có 7.346 người và 2.042 hộ.
2. Định hướng quy hoạch cải tạo khu dân cư các xóm
- Khu vực nghiên cứu quy hoạch cần phát triển không gian trên cơ sở hiện trạng và tận dụng lợi thế địa lý, kinh tế, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện có, nhằm tạo sự phát triển bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo môi trường và ổn định đời sống nhân dân.
- Phát triển không gian toàn xã phải gắn kết giữa trung tâm xã, các điểm dân cư nông thôn, các vùng sản xuất nông nghiệp. Việc bố trí hợp lý và đảm bảo về cơ cấu phân khu chức năng khu trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung và nâng cấp cải tạo các cơ sở kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật hiện có, trên cơ sở các tiêu chí phát triển nông thôn mới, hạn chế san lấp, tiết kiệm kinh phí đầu tư, bảo tồn các giá trị văn hoá lịch sử, cảnh quan thiên nhiên, môi trường nông thôn.
- Phát triển hướng tới ưu tiên cho việc xã hội hoá đầu tư, tạo quỹ đất phát triển xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, không tách rời khỏi quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ và đặc biệt bám sát quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của xã Phú Lạc và vùng phụ cận.
3. Định hướng tổ chức công trình hạ tầng kỹ thuật3.1. Giao thông 3.1. Giao thông
- Đường trục xã, liên xã áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 4 miền núi bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m; chiều rộng nền đường 7,5m đảm bảo cho 2 xe ôtô tải tránh nhau được.
- Đường trục xóm, liên xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp A bề rộng lòng đường tối thiểu 3,5m; chiều rộng nền đường 5,0m đảm bảo hệ thống thoát nước.
- Đường ngõ xóm áp dụng tiêu chuẩn đường cấp B, cần cải tạo có bề rộng lòng đường tối thiểu 3,0m; chiều rộng nền đường 4,0m bảo đảm cho xe cứu thương, cứu hoả có thể ra vào được.
- Đường bờ vùng: Vùng cách vùng 100-200m, có thể kết hợp kênh tưới, tiêu và đường giao thông, áp dụng tiêu chuẩn đường cấp C, bề rộng lòng đường tối thiểu 2,0m; chiều rộng nền đường 3,0m; liên thông theo hướng 1 chiều, khoảng cách từ 300 đến 400m, có 1 điểm tránh xe.
- Đường bờ thửa: Có kích thước từ 1,2-1,5m; được cứng hoá, cứ khoảng cách 2 bờ thửa thì có một bờ thửa kết hợp luôn với kênh tưới, tiêu nước.
3.2. Quy hoạch cấp nước:
Quy hoạch hộ dân dùng nước máy để đảm bảo vệ sinh theo quy mô xã: Nước sinh hoạt 80 lít/người/ngày (năm 2015) và 100 lít/người/ngày (năm 2020).
3.3. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải
Theo dọc đường giao thông xóm, xã, các vùng chăn nuôi, có quy hoạch thoát nước thải ra ngoài. Tại khu trung tâm xã nơi có mật độ dân số cao, cần xây dựng hệ thống thoát nước đậy tấm đan. Nước thải trạm y tế, khu chăn nuôi... phải qua hệ thống xử lý, không chảy trực tiếp ra ngoài.
3.4. Quy hoạch cấp điện:
Đảm bảo theo Quyết định của ngành điện. Chỉ tiêu cấp điện 300 KW/h/người/năm tính đến 2015, 500KW/h/người/năm tính đến năm 2020.
Đang đầu tư xây dựng 2 trạm biến áp mới.
3.5. Vệ sinh môi trường
- Toàn bộ chất thải rắn và rác thải của xã vận chuyển đến khu thu gom rác thải của xã, sau đó được vận chuyển đến khu chứa và chôn lấp rác thải. Xung quanh khu vực này phải trồng hệ thống cây xanh cách ly và phải có biện pháp xử lý để chống ô nhiễm môi trường.
- Về nghĩa trang, nghĩa địa: Quy hoạch hình thành khu nghĩa địa mới cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai tại.
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2020:
- Đất nông nghiệp đến năm 2020 là 1.419,50 ha. - Đất phi nông nghiệp đến năm 2020 là 659,64 ha. - Đất chưa sử dụng đến năm 2020 chỉ còn 4,09 ha.
(Chi tiết xem ở phụ lục biểu 2)
1. Đất nông nghiệp
Đến năm 2020 diện tích nông nghiệp còn 1.440,76 ha, chiếm 69,16% tổng diện tích tự nhiên, thực giảm 142,61 ha so với hiện trạng. Trong đó:
- Đất trồng lúa nước: Đến năm 2020 chỉ còn lại 361,28 ha, chiếm 17,34% tổng diện tích tự nhiên, thực giảm 56,46 ha so với hiện trạng, do chuyển sang các loại đất sau:
* Chuyển sáng các loại đất nông nghiệp 9,38 ha, gồm:
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm 7,38 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp khác 2,0 ha. * Chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp gồm:
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất giao thông 13,16 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất thủy lợi 4,21 ha. - Chuyển mục đích sử dụng sang đất ở 2,95 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất sản xuất kinh doanh 24,88 ha. - Quy hoạch sân thể thao xã 1,2 ha
- Quy hoạch sân thể thao xóm Liên Minh 0,63 ha. - Quy hoạch khu di tích máy bay dơi 0,05 ha.
- Đất trồng cây hàng năm có diện tích đến năm 2020 là 67,31 ha, chiếm 3,23% tổng diện tích tự nhiên, giảm 5,19 ha so với hiện trạng.
- Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm 2,2 ha - Quy hoạch đất giao thông 0,9 ha.