Quy hoạch hệ thống cấp điện

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã phú lạc, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 54)

V. QUY HOẠCH XÂY DỰNG

3. Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật

3.3. Quy hoạch hệ thống cấp điện

a. Chỉ tiêu cấp điện:

Chỉ tiêu cấp điện được lấy theo tiêu chuẩn QHXD 01/2008 BXD phần quy hoạch xây dựng và công văn số 11/SXD-QH về việc hướng dẫn quy hoạch nông thôn mới. Phụ tải cấp điện gồm:

- Phụ tải điện sinh hoạt: Tối thiểu = 0,15KW/người, lấy bằng 0,2KW/người; - Phụ tải điện cấp cho các công trình công cộng tối thiểu là 15% điện sinh hoạt, lấy bằng 20% điện sinh hoạt;

- Phụ tải điện cấp cho các trạm bơm tưới tiêu nông nghiệp: 0,35KW/ha; - Phụ tải điện cấp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, kho tàng: 50- 140KW/ha lấy bằng 70KW/ha.

b. Xác định nhu cầu cấp điện toàn xã:

* Chỉ tiêu cấp điện:

- Nhu cầu điện dùng cho sinh hoạt:

+ Đợt đầu: 150W/người tương đương với 0,53 KW/hộ. + Dài hạn: 230W/người tương đương với 0,81 KW/hộ.

- Nhu cầu điện dùng chiếu sáng công cộng: Tính bằng 20% nhu cầu điện sinh hoạt.

- Điện dự phòng và hao phí được tính bằng 10% tổng nhu cầu điện. Nhu cầu điện phụ tải điện sinh hoạt cho từng giai đoạn là:

- GĐI với 7.081 người cần 1.062 KW tương đương; - GĐII với 7.442 người cần 1.712 KW tương đương. Tổng nhu cầu cấp điện cho toàn xã như sau:

- Nhu cầu dùng điện đợt đầu: 1.636 KVA - Nhu cầu dùng điện đợt sau: 2.636 KVA.

c. Nguồn điện:

Nguồn điện cấp cho các trạm trên địa bàn xã lấy nguồn điện từ Định Hóa – Phú Thịnh qua các trạm lưới 22/0,4 kv cấp điện cho các trạm biến áp treo.

- Hệ thống trạm biến áp được bố trí tại các khu vực dân cư đảm bảo tiêu chuẩn cấp điện và bán kính phục vụ.

- Vị trí các trạm biến áp được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch.

Qua khảo sát thực tế các trạm biến áp ở Phú Lạc được bố trí khá hợp lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn quy hoạch tới cần phải đưa trạm biến áp Phương Nam 2 vào sử dụng, đồng thời bố trí thêm 2 trạm biến áp tại xóm Đầm Dín và xóm Na Hoàn và nâng cấp các trạm biến áp cũ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân.

BIỂU 24: QUY HOẠCH TRẠM BIẾN ÁP TT Tên trạm Vị trí đặt trạm

Công suất KVA

Phục vụ cho xóm Hiện

trạng GĐI GĐII

1 TBA Văn Giang Xóm Văn Giang 180 320 320 Xóm Văn Giang, Tân Lập, Đồng Tiến 2 TBA xóm Lũng A Xóm Lũng 1 160 160 320 Xóm Na Thức, Liên Minh, Cây Nhừ 3 TBA Đồng Vòng Xóm Đồng Vòng 160 160 320 Xóm Trại Mới, Đồng Vẽn, xóm 11 4 TBA xóm Lũng B Xóm Lũng 1 160 160 320 Xóm Lũng 1, Lũng 2

5 TBA Đại Hà Xóm Đại Hà 75 180 180 Xóm Đại Hà

6 TBA Phương Nam 2 Xóm Phương Nam 2 160 160 320 Xóm Phú Hòa, Phương Nam 1,2,3 7 TBA Đầm Dín Xóm Đầm Dín 320 320 Xóm Đầm Dín, Đồng Vòng

8 TBA Na Hoàn Xóm Na Hoàn 560 560 Xóm Na Hoàn, Trại Tre, Khu TT xã

Tổng 895 2020 2660

- Giai đoạn I:

+ Nâng công suất trạm biến áp Văn Giang từ 180 KVA lên 320 KVA. + Nâng công suất trạm biến áp Đại Hà từ 75 KVA lên 180 KVA. + Xây dựng mới trạm biến áp Đầm Dín với công suất 320 KVA. + Xây dựng mới trạm biến áp Na Hoàn với công suất 560 KVA. - Giai đoạn II:

+ Nâng công suất trạm biến áp Lũng A từ 160 KVA lên 320 KVA. + Nâng công suất trạm biến áp Đồng Vòng từ 160 KVA lên 320 KVA. + Nâng công suất trạm biến áp Lũng B từ 160 KVA lên 320 KVA.

+ Nâng công suất trạm biến áp Phương Nam 2 từ 160 KVA lên 320 KVA.

3.4. Cấp nước

* Tiêu chuẩn cấp nước

Trong đồ án quy hoạch chung, tiêu chuẩn cấp nước được lấy phù hợp cho điểm dân cư nông thôn theo QCXDVN 01 năm 2008 của bộ xây dựng và theo tiêu chí nông thôn mới. Cụ thể:

- Nước sinh hoạt Qsh: phục vụ tối thiểu 80% dân số toàn xã, chỉ tiêu cấp nước năm 2015 là 80 l/người/ngày đêm, năm 2020 là 100 l/người/ngày đêm.

* Nguồn nước: Với hệ thống mặt nước chuyên dùng có lưu lượng nước lớn chảy qua địa bàn xã kết hợp với hệ thống nước ngầm trữ lượng lớn, bố trí quy hoạch xây dựng nhà máy nước với diện tích 0,15 ha tại khu vực Cửa ông Giang xóm đồng Dín với công suất khoảng 700 m3/ngày đêm.

Trong kỳ quy hoạch xây dựng nhà máy nước sạch tại xóm Đồng Dín, lấy từ nguồn nước sông Cống, diện tích 0,15 ha ( lấy từ đất lúa+ mầu). Phục vụ cho 04 xóm Đồng Vòng, Đòng Dín, TRại Mới, Xóm 11

3.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường

- Hệ thống thoát nước sinh hoạt dự kiến là hệ thống thoát nước chung, có xử lý nước thải tại nguồn phát sinh.

+ Các hộ dân nghèo: sử dụng hố xí 2 ngăn, ủ phân hợp vệ sinh.

+ Các hộ dân có điều kiện và khả năng kinh tế: xây dựng bể tự hoại hoặc bể bioga để xử lý phân, nước thải.

- Nước thải sinh hoạt từ các khu công cộng: Phải xử lý bằng bể tự hoại trước khi xả vào hệ thống thoát nước. Chất lượng nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.

- Nước thải và phân gia súc từ các khu chuồng trại chăn nuôi lớn sẽ được xử lý bằng bể bioga, tạo năng lượng để đun bếp, thắp sáng.

Chỉ tiêu thoát nước thải lấy bằng 80% chỉ tiêu cấp nước khoảng 393,6 m3/ngày đêm giai đoạn đầu, 552,0 m3/ngày đêm giai đoạn sau.

Nước thải sinh hoạt từ các hộ dân và các công trình công cộng được đưa về hệ thống xử lý cục bộ bằng các hố xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên tại các ao, hồ trong hộ gia đình sau đó chảy ra hệ thống thoát nước mặt chung toàn xã được thiết kế đồng bộ với hệ thống đường giao thông.

Một phần của tài liệu Thuyết minh QHXD xã nông thôn mới xã phú lạc, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên giai đoạn (2012 2020) (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w