Năng lực chủ thể giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 70)

Năng lực pháp lý giao kết hợp đồng là một trong những yếu tố quan trọng của hợp đồng có hiệu lực. Xuất phát từ quan điểm hợp đồng dựa trên cơ sở tự do thực hiện ý chí của các bên trong hợp đồng, luật thiết lập một nguyên tắc chung là bất kỳ ai giao kết hợp đồng đều phải có năng lực chủ thể.Năng lực chủ thể được xác định bằng độ tuổi và khả năng nhận thức.

4.2.2.1. Tuổi chịu trách nhiệm pháp lý và vấn đề năng lực hợp đồng của ngƣời chƣa thành niên.

Theo pháp luật Hoa Kỳ, người chưa thành niên là người dưới hai mươi mốt tuổi, về sau độ tuổi được giảm xuống là dưới mười tám tuổi theo Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1971.

Để phù hợp với Hiến Pháp, các bang đều ban hành các luật mới quy định độ tuổi của người thành niên là dưới mười tám tuổi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự khác nhau giữa các bang về yêu cầu độ tuổi của người thành niên để tham gia các giao dịch thuộc một số lĩnh vực như liên quan tới việc sử dụng đồ uống có cồn và hoạt động điều khiển phương tiện mô tô. Gần đây, để phù

hợp với điều kiện phát triển xã hội đa dạng và các thể chế quản lý, nhiều bang đã tăng độ tuổi năng lực pháp lý giao dịch hợp đồng đối với giao dịch liên quan đến mua bán và tiêu thụ rượu là từ hai mươi mốt tuổi.

Theo quy định của một số bang, người dưới tuổi thành niên không phải chịu trách nhiệm trước hợp đồng do họ ký kết vì họ được giải phóng và miễn trừ khỏi nghĩa vụ pháp lý, họ có quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng trước khi đến tuổi trưởng thành. Pháp luật Hoa Kỳ coi đây là đặc lợi dành cho người chưa thành niên để bảo vệ họ trước sự lợi dụng của người trưởng thành do nhận thức của người chưa thành niên về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng không đầy đủ.

Trường hợp người chưa thành niên nói không đúng tuổi của mình khi giao kết hợp đồng mặc dù có sự lừa dối về độ tuổi, nhưng hầu hết các bang đều cho phép người chưa thành niên huỷ bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, có một số bang quy định cho phép phôi phục lại hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp có sự gian lận về độ tuổi hoặc khi người đó tham gia vào hoạt động kinh doanh. Một số bang quy định việc phủ định quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu như người chưa thành niên đã ký văn bản xác nhận tình trạng pháp lý của người trưởng thành. Còn nhiều bang khác cho phép người chưa thành niên huỷ bỏ hợp đồng mặc dù người đó đã nói không đúng tuổi của mình.

Trong một chừng mực nhất định, năng lực hợp đồng của người chưa thành niên được thừa nhận đó là đối với các hợp đồng được giao dịch vì mục đích thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người chưa thành niên. Khi xác định các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho vị thành niên, toà án thường phải xác định tình trạng gia đình, sức khoẻ tài chính, vị trí xã hội của người đó. Chính vì vậy, các mặt hàng và dịch vụ được coi là thiết yếu đối với người này cũng không đồng thời là đối với người khác.

Ngoài ra, hợp đồng giao kết vì lý do chính sách công cộng, lợi ích quốc gia thì người chưa thành niên vẫn bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã giao kết.

Trong trường hợp người thứ ba ngay tình khi mua bán hàng hoá từ một người khác mà người này trước đó đã mua hàng của người chưa thành niên thì người thành niên không thể yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng để lấy lại tài sản. Tuy nhiên, nguyên tắc trên theo Bộ luật thống nhất thương mại Hoa Kỳ chỉ áp dụng đối với giao dịch mà đối tượng của nó là động sản, còn với bất động sản, kể cả khi người mua tài sản của người chưa thành niên đã bán cho người khác thì người chưa thành niên vẫn có ý thể huỷ bỏ hợp đồng và lấy lại bất động sản [20, p. 144].

4.2.2.2. Hợp đồng giao kết với ngƣời bị mất hoặc hạn chế nhận thức.

Những người bị mất khả năng nhận thức do không có khả năng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ hợp đồng sẽ có quyền được huỷ bỏ hợp đồng tương tự như quyền huỷ bỏ hợp đồng của người chưa thành niên. Tuy nhiên, hợp đồng của họ có thể có hiệu lực hoặc vô hiệu tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ mất khả năng nhận thức hoặc có bị tuyên bố là mất trí hay không.

Nếu người giao kết hợp đồng trong tình trạng nhận thức bị suy yếu mà sự suy yếu hay hạn chế nhận thức của họ không đáng kể đến mức mà họ không hiểu được bản chất, mục đích và hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng vẫn có thể có hiệu lực. Sự chậm phát triển trí tuệ hoặc suy yếu trí tuệ không dẫn đến giảm đi khả năng giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng được giao kết với những người do ảnh hưởng của rượu cồn hay chất gây nghiện thì có thể bị vô hiệu. Vì vậy, người giao kết hợp đồng trong tình trạng như vậy có thể huỷ bỏ hợp đồng và trả lại lợi ích đối ứng mà họ đã nhận. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng một bên đã lợi dụng tình trạng say xỉn hoặc tình trạng hạn chế khả năng nhận thức của người khác thì sẽ bị từ chối trả lại lợi ích đối ứng.

Đối với người bị tuyên bố là mất hoàn toàn khả năng nhận thức thì họ không có năng lực giao kết hợp đồng. Do đó, bất kỳ một hợp đồng nào do họ

giao kết đều vô hiệu. Ở hầu hết các bang, những người nào mà cố ý lợi dụng tình trạng mất trí của người khác để giao kết hợp đồng có lợi cho mình sẽ bị xem xét truy tố về hình sự.

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)