Sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ về hình

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 50)

hình thức hợp đồng.

Thông thường, trong thực tế, khi nói tới hợp đồng người ta thường liên tưởng tới một văn tự nào đó ghi nhận sự thoả thuận giữa các bên. Tuy nhiên, hợp đồng có thể được giao kết dưới những hình thức khác, bản thân nó không cần phải tự nêu tên là “bản hợp đồng” mà nó vẫn có giá trị như hợp đồng. Phổ biến trong cuộc sống là hình thức hợp đồng miệng, nhưng có thể nhiều người không nghĩ đó là hợp đồng mà ở một chừng mực nào đó chỉ là sự thoả thuận thuần tuý. Xu hướng chung là pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều thừa nhận quyền lựa chọn hình thức hợp đồng trong các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động..v.v. quyền lựa chọn hình thức hợp đồng là một trong những nội dung thể hiện tự do ý chí trong giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý trong giao dịch hợp đồng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng như sự quản lý giao dịch trong một số lĩnh vực đi vào trật tự, khuôn khổ, thì hình thức văn bản của hợp đồng được coi là

công cụ chắc chắn nhất mà cả pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ đều lựa chọn điều chỉnh ở một mức độ nhất định.

Nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ là khi pháp luật không quy định hợp đồng phải giao kết bằng một hình thức nhất định thì hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Theo pháp luật Việt Nam, những hợp đồng mà đối tượng của nó là bất động sản hoặc do một số trường hợp do tính chất phức tạp, đặc thù thì phải lập thành văn bản. Bộ luật dân sự quy định cụ thể các loại hợp đồng phải giao kết bằng văn bản hoặc văn bản có công chứng, chứng thực, cụ thể là:

- Các hợp đồng chuyền quyền sử dụng đất. - Hợp đồng mua bán nhà. - Hợp đồng thuê nhà ở. - Hợp đồng tặng cho bất động sản; - Hợp đồng bảo hiểm; - Hợp đồng bảo lãnh.

Luật thương mại năm 2005 quy định một số hợp đồng phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức pháp lý khác có giá trị tương đương bao gồm những hợp đồng sau đây:

- Các hợp đồng xúc tiến thương mại như: hợp đồng dịch vụ khuyến mại; hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ;

- Các hợp đồng liên quan đến hoạt động trung gian thương mại như hợp đồng đại diện cho thương nhân; hợp đồng uỷ thác; hợp đồng đại lý;

- Hợp đồng gia công;

- Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá; - Hợp đồng dịch vụ quá cảnh;

Ngoài ra, theo một số luật chuyên ngành khác còn có quy định về hình thức của hợp đồng như Bộ luật Lao động quy định hợp đồng lao động phải lập bằng văn bản, trừ một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì có thể giao kết bằng miệng [2, Điều 28].

Pháp luật Hoa Kỳ yêu cầu hình thức của hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản xuất phát từ thực tiễn hạn chế sự lừa giối, gian lận trong giao dịch giữa các bên, đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể, đồng thời, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Đạo luật về chống lừa đảo (Act for the Prevention of fraud and Perjuries) của nước Anh được thông qua năm 1677 mà sau này gọi tắt Statute of Frauds là khuôn mẫu cho các bang của Hoa Kỳ ban hành các đạo luật chống lừa đảo. Theo quy định của luật này, có sáu loại hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản :

- Các hợp đồng về dịch vụ hoặc hàng hoá, mà việc thực hiện các dịch vụ hoặc cung cấp hàng hoá đó không thể diễn ra trong vòng một năm kể từ ngày xác lập quan hệ hợp đồng.

- Các hợp đồng xác lập, thay đổi hoặc huỷ bỏ các lợi ích liên quan đến bất động sản.

- Các hợp đồng bảo lãnh;

- Các hợp đồng của người quản lý di sản trong quá trình thực hiện hoặc quản lý di sản thừa kế.

- Các hợp đồng mua bán hàng hoá có giá trị từ 500 USD trở lên; hợp đồng thuê tài sản có trị từ 1000 USD trở lên [23, §2 – 201; 23, §2A - 201];

- Các loại hợp đồng khác theo quy định của luật chuyên ngành, ví dụ hợp đồng mua bán chứng khoán, hợp đồng môi giới mua bán các lợi ích liên quan đến bất động sản…v.v.

Như vậy, pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ quy định hình thức văn bản được áp dụng với hợp đồng liên quan đến bất động sản, hoặc do tính

chất đặc thù của một số loại hợp đồng trong dân sự, thương mại. Tiêu chí về thời gian mà pháp luật Hoa Kỳ căn cứ quy định hình thức cho hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thì theo một số quy định của pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng dựa trên tiêu chí này đối với một số loại hợp đồng như hợp đồng lao động, hợp đồng thuê nhà trên sáu tháng...v.v.

Một số yêu cầu cụ thể khác đối với hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực thì pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ đều quy định áp dụng đối với các hợp đồng liên quan đến bất động sản.

Tuy nhiên, một số trường hợp hợp đồng phải lập bằng văn bản nhưng theo pháp luật Hoa Kỳ vẫn có những trường hợp ngoại lệ thể hiện tính linh hoạt của sự điều chỉnh của pháp luật. Ví dụ, quy định về hợp đồng mua bán hàng hoá có giá trị từ 500 USD trở lên và hợp đồng thuê tài sản từ 1000 USD trở lên trong một số trường hợp không cần phải lập bằng văn bản mà vẫn có hiệu lực, cụ thể:

- Hợp đồng miệng giữa các thương nhân nếu như một trong hai bên đã nhận được một xác nhận bằng văn bản về hợp đồng miệng từ phía bên kia trong khoảng một thời gian phù hợp mà không từ chối trong 10 ngày thì hợp đồng miệng đó có hiệu lực [23, § 2 – 201 (2)].

- Hợp đồng liên quan đến đối tượng hàng hoá được sản xuất một cách riêng biệt chỉ dành cho người đặt mua mà không thể bán cho người khác và trong khi thực tế người bán đã sản xuất hàng hoá hoặc các bên đã thực hiện việc mua bán thì hợp đồng miệng vẫn có hiệu lực [23, § 2 – 201 (3)].

- Những trường hợp khác do công nhận của toà án đối với hợp đồng miệng. - Những trường hợp hợp đồng thương mại đã được thực hiện thì nó vẫn có hiệu lực do dù vi phạm về hình thức văn bản, ví dụ như quy đinh đối với hàng hoá đã được thanh toán hoặc hàng hoá đã được nhận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực [23, §2 – 201 (3)(c)].

Ngoài các yêu cầu về hình thức bằng văn bản, pháp luật Hoa Kỳ còn quy định nhiều hình thức khác thể hiện sự phong phú và đa dạng về hình thức của hợp đồng, đó là các yêu cầu người làm chứng, yêu cầu về con dấu đóng trên văn bản, yêu cầu về công chứng, chứng thực.

Các yêu cầu về việc ký của các bên trong hợp đồng văn bản, pháp luật mỗi nước có cách điều chỉnh riêng. Pháp luật Việt Nam quy định hai bên phải ký vào dưới cùng của văn bản. Và thời điểm giao kết hợp đồng được xác định là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản [1, Điều 404, khoản 4]. Với pháp luật Hoa Kỳ việc hai bên cùng ký vào hợp đồng là cần thiết nhưng không phải là bắt buộc trong mọi trường hợp. Thậm chí, hợp đồng chỉ cần có chữ ký của một bên có nghĩa vụ thì hợp đồng đó vẫn có giá trị pháp lý. Đối với hợp đồng chỉ có chữ ký của một bên thì các nghĩa vụ trong hợp đồng đó có giá trị đối với bên đã ký vào hợp đồng và khi có tranh chấp sẽ là cơ sở để bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ đã ký vào hợp đồng buộc phải thực hiện hợp đồng.

Đối với hợp đồng điện tử, pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ đều thừa nhận hình thức pháp lý của hợp đồng này có giá trị như hợp đồng bằng văn bản, do vậy, ngoài những quy định riêng biệt do tính đặc thù của loại hợp đồng điện tử thì các quy định khác đối với hợp đồng văn bản truyền thống cũng được áp dụng đối với hợp đồng điện tử.

Về giá trị pháp lý của hình thức hợp đồng. Pháp luật Việt Nam quy định trong các trường hợp hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nên nếu các bên không tuân thủ hình thức về hợp đồng thì hợp đồng đó sẽ vô hiệu [1, Điều 122; khoản 2, Điều 127]. Khi hợp đồng vô hiệu, theo đó, hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng kể từ thời điểm xác lập [1, Điều 137]. Pháp luật Hoa Kỳ cũng thừa nhận hình thức văn bản của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong một số trường hợp nhưng cách xử lý hợp đồng vô hiệu khác với pháp luật Việt Nam (vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương 4). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ (Trang 50)