Bản dịch bài “Thu Hứng” của tác giả Nguyễn Công Trứ và

Một phần của tài liệu Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 77)

Hải Đà

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng Tái thượng phong vân tiếp địa âm

Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm Hàn y xứ xứ thôi đao xích

Bạch Đế thành cao cấp mộ châm. (Thu Hứng – Đỗ Phủ)

Dịch nghĩa:

Sương móc trắng xóa làm tiêu điều cả rừng cây phong, Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt.

Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lung trời, Trên cửa ải, mây sa sầm giáp mặt đất.

Khóm cúc hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước. Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ.

Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét,

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập áo nghe càng dồn dập.

Giải nghĩa

Đỗ Phủ là một nhà thơ lớn, một đại thụ sừng sững trên thi đàn Trung Quốc. Ông đã trải nghiệm qua bao thăng trầm trôi nổi trong cuộc sống, bởi vậy nên

thơ của ông phong phú đa dạng, thanh điệu nhẹ nhàng, hiện thực trữ tình, phát xuất từ đời sống khốn khổ cơ hàn của chính bản thân ông và của tha nhân bằng chính mắt thấy tai nghe hàng ngày. Ngôn ngữ thơ ông bộc phát sự chân thành tha thiết, lòng nhân đạo trắc ẩn, dễ gây sự xúc động nơi người đọc.

Phát triển bối cảnh không gian của mùa thu, vùng Vu Sơn Vu Giáp ở thượng lưu sông Trường Giang là vùng núi non hiểm trở và hùng vĩ, gói ghém tâm sự của thi nhân trước cảnh mùa thu, đã xa quê hương hai năm, đã từng khóc vì nhớ quê nhà, hôm nay trên đường về quê, thuyền lại không đi được, bị cột chặt một chỗ và trói buộc lòng nhớ quê hương theo thuyền. Hình ảnh khóm cúc trong bài thơ hiện lên thay cho tâm tình của người con xa xứ.

Bản dịch bài thơ Thu Hứng của tác giả Nguyễn Công Trứ Lác đác rừng phong hạt móc sa, Ngàn non hiu hắt, khí thu loà. Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm, Mặt đất mây đùn cửa ải xa.

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ, Con thuyền buộc chặt mối tình nhà. Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước, Thành Bạch, chày vang bóng ác tà.

(Hứng thu – Nguyễn Công Trứ)

Ở một bản dịch khác, tác giả Hải Đà đã dịch bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ như sau:

Sương ngọc điêu tàn cây lá phong Âm u vu Giáp lạnh như đồng

Đất trời tiếp tiếp non cùng nước Mây gió ùn ùn núi với sông

Tùng cúc hai lần rơi lệ uất Đò đơn một độ khóc quê ròng

Thấu xương cơn rét cần may áo

Bạch Đế chày buông tiếng chập chùng (Hải Đà phỏng dịch)

Nhận xét:

Về mặt hình thức

Tác giả Nguyễn Công Trứ khi dịch bài thơ sang tiếng Việt cũng vẫn sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú. Cũng giống như tác giả Nguyễn Công Trứ, Hải Đà đã chọn thể thơ thất ngôn bát cú (giống với nguyên tác) để phỏng dịch bài thơ Thu hứng.

Sự sáng tạo của cả hai bản dịch này chính là ở chỗ tác giả bản dịch đã căn cứ vào đặc điểm tổng quát của nguyên tác, ngôn ngữ bình dị mà điêu luyện, giàu hình tượng. Trên cơ sở này, người dịch đã chọn thể thơ Thất ngôn bát cú để sát với nguyên tác, đồng thời chọn cách biểu đạt thích đáng với các từ ngữ và các cách tu từ nhằm truyền đạt đến mức cao nhất tinh thần cơ bản của nguyên tác

Về mặt nội dung

Trong bản dịch của tác giả Nguyễn Công Trứ, những hình ảnh khóm cúc, dòng lệ, con thuyền lẻ loi (cô chu), vườn cũ, dao thước, tiếng chày đập vải vừa mang tính hiện thực, vừa mang màu sắc ước lệ tượng trưng, rất giàu chất trữ tình. Mùa thu trước, Đỗ Phủ ở Vân An, mùa thu này, ông ở Quỳ Châu. Hai mùa thu trôi qua, hai lần nhìn hoa cúc nở, cả hai đều rơi nước mắt: "Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ". Đã bao lần nhà thơ gửi gắm hi vọng được về quê bằng một chiếc thuyền, chiếc thuyền vẫn bị buộc chặt ở bến sông, nơi đất khách quê người. Ở đây, hình ảnh khóm cúc tuôn lệ đã nói lên tâm tư nhớ nhà, nhớ quê hương của Đỗ Phủ.

Giống như hình ảnh rừng phong gắn liền với mùa thu, Đỗ Phủ nhắc đến hoa cúc và hình ảnh ước lệ đó không có gì mới. Trong thơ Đường, hoa cúc với đặc trưng rất riêng chính là hiện thân, là hình ảnh ẩn dụ của người quân tử. Trong

bài thơ Thu Hứng của Đỗ Phủ, hình ảnh bông hoa cúc không kiên cường trong giá rét mà lại “lưỡng khai tha nhật lệ”.

Tác giả Nguyễn Công Trứ dịch thoát ý là “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”, khóm cúc được nhân hóa lên giống như con người, có cảm xúc. Trong hai câu thơ này, chỉ với hình ảnh khóm cúc tuôn rơi dòng lệ, tác giả Nguyễn Công Trứ đã giúp người đọc hình dung ra tâm trạng cô đơn chất chứa sầu thương của Đỗ Phủ trong những năm tháng phiêu bạt ở Quý Châu. Hoa cúc xui lòng thi sĩ ngậm ngùi nhớ lại những mùa thu trước ở cố hương, vì vậy mà trong lòng lại càng cảm thấy xao xuyến, nghẹn ngào.

Đỗ Phủ mang trong mình lí tưởng của người quân tử, muốn tiến thân bằng con đường khoa cử, cứu nước giúp đời. Nhưng triều đình phong kiến thối nát, vua tôi ăn chơi sa đọa thời ấy đã làm lý tưởng của ông đổ vỡ. Ông bị đẩy xuống tận đáy xã hội và phải chết đói trên con thuyền lẻ loi nơi đất khách quên người. Chí làm trai của Đỗ Phủ thể hiện ở niềm đau đời của một con người có trách nhiệm với dân tộc, với đất nước. Trong thơ của ông, chỉ với hình ảnh khóm cúc tuôn dòng lệ cũ, người đọc đã phần nào hiểu được tấm lòng của người quân tử bất lực trước thời cuộc.

Cũng giống như Đỗ Phủ, Nguyễn Công Trứ cũng là người mang “tâm trạng bi quan ngán ngẩm cho kiếp người trôi nổi vật vờ trên dòng đời dâu bể…”, lời thơ “chỉ còn là tiếng thở dài đầy bất lực và thoái thác đối với kiếp người”. Chính bởi vậy mà khi dịch bài “Thu hứng” của tác giả Đỗ Phủ, dường như Nguyễn Công Trứ cũng có sự đồng cảm.

Khi dịch, các tác giả đã không lấy từng từ làm đơn vị chuyển dịch, mà lấy toàn bài làm đơn vị biểu đạt một cái “thần” chung là tả tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ quê hương của người quân tử bất lực nhìn thời cuộc.

Điểm khác nhau nữa chính là nằm ở cách dịch câu thơ: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Với ý nghĩa nguyên tác là:

Khóm cúc hoa đã hai lần (làm) tuôn rơi nước mắt ngày trước. Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ

Tá giả Nguyễn Công Trứ và tác giả Hải Đà đã có hai cách dịch hoàn toàn khác nhau. “Tùng cúc lưỡng khai…” có nghĩa là “tùng cúc hai lần…”.

Theo ý nghĩa này thì bản dịch của tác giả Hải Đà là sát ý với nguyên tác nhất:

Tùng cúc hai lần rơi lệ uất Đò đơn một độ khóc quê ròng

Trong hai câu thơ này, tác giả Hải Đà đã thể hiện rõ sự u uất, nỗi lòng người quân tử cay đắng nhìn thế sự mà bất lực vì không làm được gì. Nếu như tác giả Nguyễn Công Trứ dịch hai câu thơ trên thoát ý và sử dụng hình ảnh “khóm

cúc” thay vì “tùng cúc” trong nguyên tác thì tác giả Hải Đà vẫn tiếp nhận giữ

nguyên là “tùng cúc” trong bản dịch của mình.

Một số bản dịch để tham khảo

Cảm xúc mùa thu I

Thê lương sương phủ ủ rừng phong Vu Giáp Vu Sơn ảm đạm buồn.

Ải tiếp gió mây hòa đất lạnh

Sóng đùa sông nước hợp trời tung.

Hai mùa cúc nở còn vương lệ Một chiếc thuyền tình mãi sắt son. Đan áo nơi nơi cho giá rét

Giục chày thành Bạch mỗi chiều buông. Thích Quảng Sự

Cảm xúc mùa thu I

Rừng phong xao xác móc thê lương Vu Giáp Vu Sơn luống thảm thương Trời ngút sông dài làn sóng dậy

Đất liền ải vắng bóng mây vương

Đôi chòm cúc nở tuôn dòng lệ Một chiếc thuyền neo nhớ cố hương

Giục giã thước dao may áo rét Chày khua Bạch Đế rộn tà dương.

Lê Nguyễn Lưu

Trong số những bản dịch trên. Bản dịch của Thích Quảng Sự lại thiên về tả cảnh, bản dịch của Lê Nguyễn Lưu lại nhấn mạnh vào thể hiện nỗi lòng người làm trai. Có rất nhiều ý kiến cho rằng bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ là tiếp nhận chính xác ý nghĩa nguyên tác hơn cả. Mặc dù khi dịch sang tiếng Việt, bản dịch của tác giả Nguyễn Công Trứ đã được dịch thoát ý hoàn toàn, tuy nhiên nếu xét về mặt ý nghĩa thì đây vẫn được đánh giá là bản dịch hay và gần với nguyên tác nhất.

Một phần của tài liệu Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w