lĩnh vực dịch thuật (qua một số bản dịch của dịch giả ngƣời Việt)
Đối với các tác phẩm văn học nói chung, thể loại là yếu tố quan trọng được coi như là mô hình đọc, nó là “mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, quy tắc của
trò chơi, cho người đọc biết cách phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó đảm bảo cho sự thông hiểu văn bản”. Tiếp cận với các bài thơ Đường, thể loại là
vấn đề càng cần quan tâm. Những tác phẩm thơ ca Trung Quốc ra đời ở thời Đường, một số làm theo lối cổ thể, khá tự do, nhưng đa phần là làm theo lối cận thể, kim thể, niêm luật vô cùng chặt chẽ
(luật thi). Vấn đề cần xem xét ở đây là khi dịch thơ Đường thì người dịch có thay đổi thể loại của chúng không, nếu có thì ảnh hưởng đến diễn đạt nội dung như thế nào. Việc này có liên quan mật thiết đến việc đọc, tiếp
nhận các bản dịch thơ của người đọc.
Vấn đề thứ hai cần xem xét, đó chính là theo nguyên tắc lý luận, ý của tác phẩm là yếu tố “khả dịch”, và dịch ý chính là yêu cầu trước hết của việc dịch thơ. Tuy nhiên, khái niệm ý rất phức tạp, trong đó bao hàm cả ý của từ, ý của câu, ý của đoạn và ý của cả bài; lại có ý hiện hữu và ý hàm ẩn, ý ở “ngôn nội” và ý ở “ngôn ngoại”. Vì thế, việc dịch ý tưởng dễ mà thực ra không hề đơn giản, nhất là phần “ý tại ngôn ngoại”. Hơn nữa, bản dịch thơ lại bị giới hạn bởi hình thức thơ nhất định, không thể thoải mái diễn đạt như lời văn xuôi. Làm sao để bản dịch thơ chuyển tải hết ý của nguyên tác là rất khó, nhất là với những bài thơ Đường phần lớn ở tầm nghệ thuật cao, ngôn ngữ hàm súc: “ý tại
ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), “huyền ngoại huyền, vị ngoại vị” (tiếng đàn đã dứt mà vẫn còn dư âm, thức ăn đã nuốt mà vẫn còn dư vị). Chuyển tải ý đã khó, chuyển đạt cái phong cách, cái “thần” của tác giả ẩn trong tác phẩm lại càng khó hơn nữa.
Ở phần một của chương 3, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát và phân tích các bản dịch thơ chứa ẩn dụ chỉ hình tượng người anh hùng, người quân tử trong lĩnh vực dịch thuật ở hai phương diện là hình thức và nội dung. Qua đó, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định về cách tiếp nhận ẩn dụ hình tượng người anh hùng, người quân tử của các dịch giả Việt Nam.
Để làm được điều này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thống kê thể loại của nguyên tác và các bản dịch của các bài thơ “Thu hứng, Trúc thạch, Mộ xuân
quy cố sơn thảo đường”.
Bảng 3.1: Bảng thống kê các bản dịch
Nguyên tác Thể loại nguyên tác Bản dịch
Người dịch Thể loại
Thu Hứng Thất ngôn Bát cú
Nguyễn Công Trứ Thất ngôn bát cú Hải Đà Thất ngôn bát cú Thích Quảng Sự Thất ngôn bát cú Lê Nguyễn Lưu Thất ngôn bát cú
Trúc Thạch Thất ngôn tứ tuyệt
Thiên Thanh Thất ngôn tứ tuyệt Nguyễn Tôn Nhan Thất ngôn tứ tuyệt Mộ xuân quy cố
sơn thảo đường Thất ngôn tứ tuyệt Trần Trọng Kim Lục bát
Như vậy qua bảng trên ta thấy có 1 trường hợp bản dịch thơ tiếng Việt đã thay đổi thể loại so với nguyên tác.