Trọng Kim và Lê Nguyễn Lưu.
“Mộ xuân quy cố sơn thảo đường” của Tiền Khởi:
Cốc khẩu xuân tàn hoàng điểu hy Tân di hoa tận hạnh hoa phi Thủy liên u trúc sơn phong hạ, Bất cải thanh âm đãi ngã quy.
Dịch nghĩa
Xuân tàn hang thẳm, vắng oanh vàng Hoa hạnh, tân di phai sắc hương. Khóm trúc, mừng thay, bên cửa núi, Vẻ xanh chưa đổi, đợi người sang.
Thời gian tiến dần, vật – ngã tương thân, trong động có tĩnh, thể hiện cái tình nhàn dật của tác giả.
Bản dịch của Trần Trọng Kim
Oanh thưa, xuân đã hầu qua, Tân di hoa hết, hạnh hoa cũng già Chỉ ưa khóm trúc cạnh nhà
Bóng xanh cũng thể đợi ta khi về.
Cốc Khẩu xuân tàn lác đác oanh, Hoa tân di hết, hạnh bay quanh.
Càng thương khóm trúc ngoài song cửa, Chờ đợi ta về sắc vẫn xanh.
(Lê Nguyễn Lưu) Nhận xét: Về mặt hình thức
Có rất nhiều tác giả dịch bài thơ này sang tiếng Việt, tuy nhiên, hai bản dịch được đánh giá cao nhất là của tác giả Trần Trọng Kim và tác giả Lê Nguyễn Lưu.
Tác giả Trần Trọng Kim đã lựa chọn thể thơ lục bát – một thể thơ quen thuộc với người Việt Nam. Lục bát là thể văn vần căn bản trong ca dao và nhiều tác phẩm văn chương khác của Việt Nam, và thường được gọi là "quốc hồn quốc túy". Tuy nhiên, có người cho rằng, dùng thể thơ lục bát để dịch thơ Đường thì chẳng khác nào làm mất đi cái hay, cái thi vị của thơ Đường bởi dịch theo thể thơ này thì thanh nhã có thừa, tuy nhiên vẻ trang trọng, cổ kính thì đã hoàn toàn mất đi.
Qua đây ta có thể tạm đưa ra hai lí do cho việc chuyển thể bản dịch so với nguyên tác. Thứ nhất là do từ ngữ của nguyên tác quá hàm súc, chuyển sang tiếng Việt mà giữ nguyên thể với lượng câu chữ tương đương thì khó mà diễn đạt được ý của nguyên tác cho đầy đủ. Vì vậy dịch giả lựa chọn chuyển sang một thể khác có số câu chữ nhiều hơn để diễn ý cho “đạt”.
Lí do thứ hai không phải là vấn đề câu chữ, bởi vì mỗi cặp lục bát hay thất ngôn đều có số chữ bằng nhau (14 chữ). Nhưng có lẽ chuyển sang lục bát thì có phần đơn giản hơn, bởi vì không phải chọn từ đối nhau một cách gò bó theo những cặp câu đối ngẫu.
Nhìn chung, khi bản dịch không còn giữ đúng nguyên thể như nguyên tác thì nhìn ở bất kì khía cạnh nào, nó cũng ít nhiều có vẻ xa rời nguyên tác. Người
Đường thi được chuyển sang thể lục bát – một thể thơ của riêng Việt Nam, được dùng để biểu đạt những nội dung có tính dân tộc.
Chuyển thơ Đường sang thể lục bát thì hình như đã “bản địa hóa” nó một cách quá mức cần thiết.
Tác giả Lê Nguyễn Lưu lại dùng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để dịch bài “Mộ xuân quy cố sơn thảo đường”. Đây được coi là bản dịch khá thành công. Xét
về mặt kết cấu, trong bản dịch có nhiêu chỗ có sự biến đổi táo bạo về mặt cấu trúc. Chính vì vậy mà đây được cho là một bản dịch khá tuyệt vời. Bản dịch này chẳng những lột tả được cái thần của nguyên tác. Về cơ bản, các câu chữ vẫn trung thành với ý tứ trong nguyên tác, thậm chí có phần đạt được hiệu quả nghệ thuật còn cao hơn cả nguyên tác.
Về mặt nội dung
Nội dung bài thơ nói lên một khung cảnh, tất cả đã đổi thay. Mùa xuân đã tàn, oanh vàng thưa thớt, đến cả những sắc hoa cuối cùng cũng đang lìa cành. Vậy mà, khóm trúc bên cửa sổ ấy vẫn một màu xanh thuỷ chung đợi người về. Trong bản dịch của Trần Trọng Kim, câu thơ “Thủy liên u trúc sơn phong hạ”, dịch nghĩa là “Khóm trúc, mừng thay, bên cửa núi” đã được tác giả dịch là “Chỉ ưa khóm trúc cạnh nhà”. Trong nguyên tác, khóm trúc ở bên cửa núi đã được hiểu thành “khóm trúc cạnh nhà”. Như vậy là sai với ý của nguyên tác và cũng chưa chuyển thể hết được tâm tư tình cảm của tác giả, mừng vui khi nhìn thấy cảnh vật đổi thay mà khóm trúc vẫn giữ nguyên màu sắc.
3.2. Ảnh hƣởng của việc sử dụng ẩn dụ chỉ hình tƣợng ngƣời anh hùng, ngƣời quân tử trong thơ Việt
3.2.1. Đặc điểm sử dụng ẩn dụ chỉ hình tượng người anh hùng, người quân tử có phạm trù nguồn là cây tùng trong thơ Việt
Trong thơ Việt, có khá nhiều nhà thơ sử dụng hình ảnh cây tùng để ví von với tính cách người anh hùng, người quân tử, ví dụ như Tuệ Trung,
Giống như những nhà thơ Trung Quốc, tác giả Tuệ Trung cũng hay dùng hình tượng cây “tùng, cúc, trúc, mai” để nói về người quân tử. Qua hình ảnh cây “tùng, cúc, trúc, mai”, tác giả Tuệ Trung cũng nhằm ca ngợi sự thanh cao, không màng chức tước, danh lợi của bậc quân tử. Tuy nhiên, trong các vần thơ của ông, hình tượng người quân tử hiện lên có chút khác biệt so với hình tượng người quân tử Trung Hoa. Cụ thể như sau:
Trong bài Giản để tùng (Cây tùng dưới đáy khe), Tuệ Trung có những câu:
Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên, Hưu ta địa thế sở cư thiên.
Đống lương vị dụng nhân hưu quái Dã thảo nhàn hoa, mãn mục tiền!
Có người xem bài thơ là một sự tỏ bày chua chát về nhân tình, thời thế đổi thay những lương tài của đất nước hết thời về ẩn dật cùng hoa thơm cũng như cỏ dại . Thơ của Tuệ Trung viết về tùng mà nói về người, về bản chất của một lối sống. Sự thanh cao nhuần thấm đến từng chữ, từng lời!”, “Sự thanh cao” mà Tuệ Trung nói ở đây ám chỉ việc người không than thở cho những mất mát chênh lệch về vị trí, chức tước, luôn vui vẻ hoà đồng “mảng vui với cỏ nội hoa đồng”. Hình tƣợng Tùng ở đây có thể thay bằng một chữ Hoà (hoà đồng ). Không phải là chữ Dũng mà là chữ Hoà, một phẩm chất quan trọng của bậc hào kiệt quân tử thời kỳ đầu xây dựng nhà nƣớc phong kiến tập quyền.
Cũng giống như Tuệ Trung, tác giả Nguyễn Trãi cũng có rất nhiều bài thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ “Tùng, cúc, trúc, mai” để nói về người quân tử, người anh hùng. Riêng trong “Quốc âm thi tập” có một phần nói về đề tài:
“Tuế hàn tam hữu” (ba người bạn mùa đông).
Trong thơ của ông, đề tài quen thuộc là thơ vịnh về tùng, trúc, mai. VD:
Tuyết sương thấy đã tặng nhiều ngày, Có t huốc trường sinh càng khoẻ thay
Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành còn để trợ dâu này.
(“Tùng”)
Có thể nói rằng, Nguyễn Trãi là một khai quốc công thần mà thân thế sự nghiệp đầy những bất trắc. Trong thơ của ông, chúng ta bắt gặp rất nhiều bài chứa hình tượng cây tùng – một hình ảnh quen thuộc mà các nhà thơ Trung Quốc hay dùng khi nói về người anh hùng, người quân tử.
Tuy nhiên, hình tượng cây Tùng trong thơ Nguyễn Trãi hoàn toàn khác. Không chỉ vẫn giữ những nét nghĩa thể hiện khí phách, tính cách người nam nhi ngay thẳng không luồn cúi giống các nhà thơ xưa của Trung Hoa, hình tượng cây tùng trong thơ Nguyễn Trãi còn thể hiện trách nhiệm của người làm trai phải biết lo cho dân và vận mệnh đất nước
Tuy có lần ông tự ví mình như “cây tùng bách sương tuyết đã quen” nhưng căn bản bao trùm lên toàn bộ tâm hồn và thơ ca của ông, hình tượng cây “tùng” không gắn với chữ Dũng như trong truyền thống, cũng không là chữ
Hòa như của Trần Tung mà là biêủ trưng của chữ Nhân - lòng thương yêu
nhân dân, yêu thương con ngườì
Nguyễn Trãi tự nhận thức được rằng người quân tử còn phải biết chăm lo đến đời sống của dân, cũng giống như cây Tùng sống trăm năm chịu đựng sương giá chắt lọc trong cốt tuỷ của mình những vị thuốc trường sinh để giúp dân,
trợ dân. Đƣa phẩm chất này vào hình tƣợng cây Tùng truyền thống, Nguyễn Trãi đã sáng tạo một hình tƣợng Tùng mới – một lí tuởng mới về bậc trƣợng phu, quân tử. Đây là một nét khác biệt hoàn toàn so với hình tƣợng cây tùng trong thơ văn Trung Quôc.
Vẫn dùng hình ảnh cây tùng – một hình ảnh quen thuộc khi nói về người quân tử từ xưa nhưng phong cách của Nguyễn Trãi thì rất riêng và không lẫn với ai
tượng chung ấy. Cây tùng trong thơ của Nguyễn Trãi hiện lên vô cùng đặc biệt: nó không reo, cây không uốn lượn mà thẳng đứng để làm rường cột, bao nhiêu phẩm chất cao đẹp của nó đều giấu ở bên trong, không lộ ra ngoài, như cội rễ bền, thuốc trường sinh, ai biết nhìn thì mới thấy, còn người thường thì không thể biết được.
Hổ phách phục linh nhìn mấy biết Dành còn để trợ dân này
(Tùng – Nguyễn Trãi)
Hổ phách nằm sâu trong lòng đất, phục linh ẩn tàng trong rừng tùng bao la, cho nên phải có con mắt xanh “nhìn mới biết”. Cũng như người quân tử đức trọng, tài cao, đấng trượng phu có phẩm chất vẹn toàn: nhân, trí, dũng, nhưng rất kín đáo, cung kính, khiêm nhường.
Những đặc điểm như: “Một mình lạt thuở ba đông… Tuyết sương thấy đã
đặng nhiều ngày…, Cội rễ bền dời chẳng động…, Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay…” cũng là bản chất của tùng. Cây tùng, rừng tùng thật đáng quý.
Cây tùng, rừng tùng còn đáng quý hơn ở mặt công dụng rất to lớn của nó. Thân tùng dẻo dai, gỗ tùng bền chắc dùng để làm rường cột cho ngôi nhà: “Tài đống lương cao ắt cả dùng - Đống lương tài có mấy bằng mày”. Đống lương là đòn nóc nhà, rường nhà, xà nhà. Tài đống lương, nghĩa bóng là tài năng gánh vác việc lớn của triều đình, đất nước. Phải là kẻ sĩ quân tử chân chính mới có tài đống lương ấy. Ba tiếng “ắt cả dùng” là sự khẳng định: gỗ tùng dùng được nhiều việc lớn, cũng như tài năng kẻ sĩ quân tử nhất định sẽ giúp vua trị quốc an dân, xây đời thịnh trị.
Tùng còn cho người, để lại cho đời “thuốc trường sinh”, những “phục linh” và “hổ phách” tích tụ qua hàng trăm năm, qua hàng ngàn năm để chữa bệnh, làm tăng sức khoẻ cho dân: “Dành, còn để trợ dân này”. Tác giả Nguyễn Trãi đã chỉ rõ tác dụng to lớn của cây tùng trong cuộc sống, không chỉ hoàn chỉnh
với quốc gia và dân tộc. Tài đống lương - cái nhân, cái trí, cái dũng - của họ là nguồn sức mạnh to lớn để dẹp loạn yên dân, đem lại thái bình cho trăm họ, xây dựng đất nước cường thịnh muôn đời. Cây tùng được nhân hoá: “Đống lương tài có mấy bằng - Nhà cả đòi phen chống khoẻ thay… Có thuốc trường sinh… hổ phách phục linh… Dành, còn để trợ dân này” – đó cũng là hình ảnh kẻ sĩ quân tử đức trọng, tài cao: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược,
Có nhân, có trí, có anh hùng”.
Khác với tác giả Nguyễn Trãi và tác giả Tuệ Trung, tác giả Nguyễn Công Trứ lại dùng hình ảnh cây thông – một loài cây khá thân thiện và quen thuộc với người Việt Nam để thay thế cho hình ảnh của cây tùng khi nói về người quân tử.
Cây thông là hình ảnh quen thuộc mà chúng ta thường hay bắt gặp trong thơ của ông. Nhiều người cho rằng, sở dĩ có sự “chuyển dịch hình ảnh ẩn dụ” thú vị như vậy có lẽ là do cây thông quen thuộc với người Việt Nam hơn. Chính vì thế mà chúng ta ít thấy các nhà thơ Việt dung hình ảnh cây tùng để nói về tính cách người quân tử.
Cho đến cuối đời, cuộc chơi đã gần mãn,nhiều lúc chua chát nhìn lại đời mình, ông muốn phủi tay thoát ly ra ngoài. Tự bộc lộ, gói tròn tâm sự vào một hình tượng nghệ thuật độc đáo, điều đó ta có thể tìm thấy khá rõ ở bài thơ nổi tiếng của ông, bài “Cây thông”.
Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười. Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
(Cây thông – Nguyễn Công Trứ)
Bài thơ là tâm trạng của một bậc hiền tài chua xót trước thời cuộc, ông trách cái xã hội oái oăm nhiều ngang trái, nhưng không đủ nhận thức để phủ định nó, bởi vậy mà sinh ra bi kịch. Xã hộị nhiêù nghịch lý, đưa đến nhiều tâm
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Nguyễn Công Trứ nhàn khi về hưu, muốn làm cây Thông. Với bài thơphải chăng ông tỏ ý thoát ly, ở ẩn? Không! Đây chỉ là một cách nói “ bóng gió” có tính phản kháng! Thông ở đây xuất hiện như một chữ Phóng – Phóng lãng bất cần đời, phản kháng cuộc sống nhiều nghịch lý.
Hình ảnh ẩn dụ về “cây thông” trong thơ Nguyễn Công Trứ vẫn khai thác cái vẻ đẹp kiên cường và cuộc sống éo le của tính cách người xưa - con người tích cực phải được thử thách trong hoàn cảnh gian lao!
Cây thông và đời sống thực tại, cũng lại là một tương quan đầy kịch tính về
thân phận những con người trí dũng cao cả với miền gió Lào cát trắng. Cái khí phách cứng cỏi, tấm lòng Nhân mênh mông cuả Thông dễ trở thành lạc lõng đâu dễ sống chung với cát, với phi lao bạch đàn…
Hình như thời nào cũng có một nghịch lý giữa cái mơ ước cao cả và thực tại tầm thường. Nhưng dẫu thế thì người trí dũng vẫn phải đứng vững, phải “ tuỳ ngộ nhi an” như người xưa từng dạy:
Đã là thông
Phải cứ can trường hát reonơi cheo leo vách đá ./.
Trong bài thơ “Vịnh mùa đông”, hình ảnh cây thông đứng giữa trời đông giá rét cũng đã thể hiện rõ được tính cách kiên cường của người nam nhi:
Nghĩ lại thì trời vốn cũng sòng,
Chẳng vì rét mướt bỏ mùa đông. Mây về ngàn Hống đen như mực, Gió lọt rèm thưa lạnh tựa đồng.
Cảo mực hơi may ngòi bút rít,
Phím loan cưởi nhuộm sợi tơ chùng. Bốn mùa ví những xuân đi cả, Góc núi ai hay sức lão tùng.
Mùa đông đã đuổi hết đi cái ấm áp, dễ chịu, đuổi hết sự sống đi, tưởng chững như còn lại thần chết ngự trị. Mùa đông lấy đi màu xanh của cỏ cây hoa lá, biến những cây cành tươi tốt, xum xuê trở thành những cánh tay trơ trụi, gầy guộc. Song, không phải là tất cả:
Bốn mùa ví những xuân đi cả Góc núi ai hay sức lão Tùng.
Hai câu kết xuất hiện bất ngờ hình ảnh cây Thông bên góc núi. Hình ảnh cây thông trở thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc, gợi nhiều ngầm ý sâu sa. Nhờ có mùa đông giá lạnh, ta mới biết được sức chịu đựng phi thường, sức sống phi thường của cây Thông.
Cây Thông chính là hình ảnh ẩn dụ cho chí khí của người quân tử ngay thẳng, mạnh mẽ, kiên định. Mùa đông là biểu tượng của gian lao, thử thách cuộc đời. Phải chăng, mượn cây Thông, mượn mùa đông, Nguyễn Công Trứ muốn thể hiện chí làm trai, tinh thần, nghị lực kiên cường của minh trước thử thách đường đời.
3.2.2. Đặc điểm sử dụng ẩn dụ chỉ hình tượng người anh hùng, người quân tử có phạm trù nguồn là cây trúc trong thơ Việt
Cây trúc cũng là hình ảnh quen thuộc mà các tác giả Việt hay dùng khi ví von với tính cách người quân tử. Ví dụ như tác giả Nguyễn Trãi đã có một vài bài thơ viết về cây trúc như sau:
“Danh quân tử, tiếng nhiều ngày, Bảo khách tri âm mới biết hay.
Huống lại nhưng nhưng chăng bên tục Trượng phu tiết cứng khác người thay”
(“Trúc”)
Kỳ viên dưỡng dục nẻo sơ đông, Dạn mặt dầu cành thuở gió rung.
Trăng những tỏ biết lòng không.
(Trúc thụ - Hồng Đức Quốc âm thi tập) Kham chi thế gọi là quân tử,
Sương tuyết nào hề bén mình.
(Quân tử trúc - Hồng Đức Quốc âm thi tập) Với các văn nhân mặc khách,
hình ảnh của Trúc không chỉ là nơi để ký thác tâm sự mà nó còn là biểu tượng của đạo đức, là sự biểu trưng của tư tưởng nhàn dật, góp phần làm phong phú