Bản dịch bài thơ “Trúc thạch” của tác giả Thiên Thanh và

Một phần của tài liệu Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 82)

Tôn Nhan.

Bài thơ “Trúc thạch” của Trịnh Tiếp 竹石

咬定青山不放青, 立根

原在破巖中。 千磨萬擊還

堅勁, 任爾東西南北風

Trúc thạch

Giảo định thanh sơn bất phóng tùng, Lập căn nguyên tại phá nham trung. Thiên ma vạn kích hoàn kiên kính, Nhậm nhĩ đông tây nam bắc phong.

Bài thơ “Trúc Thạch” của tác giả Trịnh Tiếp có ý nghĩa ca ngợi cây trúc mọc nơi vách đá cheo leo, mặc gió bão thổi qua có khắc nghiệt đến đâu thì trúc vẫn hiên ngang như bất chấp. Hình ảnh cây trúc trong bài thơ có thể hiểu như là người quân tử kiên định cứng cỏi giữa sóng gió cuộc đời.

Bản dịch của Thiên Thanh

Bám chặt núi xanh chẳng buông rời, Gốc mọc bền vững nơi vách xa. Ngàn đập muôn va vẫn cứng chắc, Bốn bề gió cuộn mặc thổi qua.

Ở một bản dịch khác, tác giả Nguyễn Tôn Nhan

Nhất định núi xanh chẳng có tùng Rễ kia vốn phá thạch nham trong Ngàn lay vạn chuyển xương còn cứng Bất kể gió tây nam bắc đông Nhận xét:

Vể mặt hình thức

Cả bản dịch của tác giả Thiên Thanh và tác giả Nguyễn Tôn Nhan đều lựa chọn thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ quen thuộc của Đường thi.

Về mặt nội dung

Xét về mặt ý nghĩa, cả bản dịch của tác giả Thiên Thanh và Nguyễn Tôn Nhan đều bám sát ý của nguyên tác. Tre trúc là biểu tượng của người anh hùng, người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại cũng như người quân tử, không mê đắm quyền vị và vật chất.

Trong bản dịch của Thiên Thanh, tác giả không hề nhắc đến hình ảnh cây trúc, tuy nhiên người đọc vẫn cảm nhận được hình ảnh cây trúc xuất hiện trong bài thơ. Ý tứ của bài thơ không ngớt lời ngợi ca cây trúc trước phong ba của cuộc đời.

còn có nghĩa là "không lơi lỏng ra”. Bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan vẫn giữ nguyên nhiều cụm từ như “phá nham trong”…Chính bởi vậy, nếu xét về mặt ngôn từ thì bản dịch của Nguyễn Tôn Nhan là sát với nguyên tác. Tuy nhiên nếu xét ở góc độ ý nghĩa thì bản dịch của Thiên Thanh là thể hiện rõ hình tượng người quân tử qua hình ảnh cây trúc hơn.

Một phần của tài liệu Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w