Cơ chế chính sách:

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 42)

c. Tổ chức thi tuyển, quản lý, sử dụng nguồn lao động theo vị trí việc làm

3.2.2.3 Cơ chế chính sách:

- Kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi và ban hành bổ sung các chế độ phụ cấp ưu đãi, cơ chế tiền lương, thu nhập dành cho cán bộ, công chức, viên chức sao cho phù hợp với thực tiễn, thỏa đáng hơn với đặc thù và khối lượng công việc của Ngành và đảm bảo yên tâm công tác; Xây dựng cơ chế trả lương và thu nhập theo vị trí việc làm, để động viên khuyến khích công chức, viên chức phát huy năng lực, tâm huyết gắn bó với ngành Bảo hiểm xã hội.

- Cải tiến cơ chế tiền lương, chính sách đào tạo, bồi dưỡng theo hướng động viên, khuyến khích về ổn định thu nhập đối với cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, có cơ hội phát huy năng lực, kiến thức đã được đào tạo, bồi dưỡng.

+ Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực

Trong bối cảnh hiện tại, việc hội nhập và hợp tác quốc tế trong đó có việc hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực là vấn đề quan trọng để nâng cao chất luợng nguồn nhân lực và vị thế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, để thực hiện tốt mục tiêu này cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:

ngoài và mời giảng viên nước ngoài tham gia đào tạo trong nước;

- Tham gia các hiệp định hợp tác song phương, đa phương về trao đổi đào tạo nguồn nhân lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ công tác đào tạo nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội.

- Tăng cường đầu tư chuyên sâu cho một số lĩnh vực trọng điểm của Ngành trong hợp tác quốc tế.

+ Các dự án đào tạo ưu tiên:

- Dự án “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành BHXH ở địa phương đến năm 2020”.

- Dự án xây dựng mới Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH tại Hà Nội và 02 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tại miền Trung và miền Nam chuyên về đào tạo tại chỗ nâng cao chất lượng nhân lực ngành BHXH; Đưa vào sử dụng Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành tại Xuân Thành, Hà Tĩnh.

- Dự án “Đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý chất lượng cao của ngành BHXH”.

- “Đề án tổng thể phát triển Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030”, nâng cấp thành Học viện BHXH và tiến tới thành lập Trường Đại học BHXH.

- Dự án “Đào tạo đội ngũ chuyên gia, nhà quản lý chất lượng cao của ngành Bảo hiểm xã hội”.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w