CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘ

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 30)

NGUỒN NHÂN LỰC CHO NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI

VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển của bảo hiểm xã hội nói chung

Phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo gắn liền với phát triển kinh tế xã hội, là khâu đột phá phát triển toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi đầu tư cho đào tạo nhân lực là đầu tư phát triển, huy động toàn xã hội tham gia và tối đa các nguồn lực có thể dành cho phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội.

Phát triển nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội, có tính chiến lược lâu dài; nhưng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ngành Bảo hiểm xã hội ở từng thời kỳ; đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, miền, địa phương.

Phát triển, đào tạo nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo gắn liền với việc bố trí, sử dụng đúng vị trí việc làm nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức; là nội dung quan trọng nhất và gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triển ngành Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2011-2020.

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội tiếp cận trình độ quản lý, trình độ công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Phát triển mạng lưới các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường khả năng liên thông, liên kết giữa các bậc học, các chương trình đào tạo, các cơ sở đào tạo.

3.1.1 Định hướng quản trị nhân lực

Do đặc thù của ngành Bảo hiểm xã hội, hiện nay nguồn nhân lực chủ yếu làm các công việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định của pháp luật. Nguồn nhân lực này không thuộc đối tượng nhân lực trực tiếp sản xuất hàng hoá, nhưng có sự đóng góp lớn liên quan đến đảm bảo ổn định về kinh tế - xã hội mà cụ thể là an sinh xã hội của đất nước.

Do đặc thù như trên nên việc dự báo nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội được xây dựng dựa trên các căn cứ cơ bản sau:

- Định hướng, mục tiêu của ngành Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2011-2020:

+ Thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; triển khai thực hiện tốt, kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội thất nghiệp, chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.

+ Mở rộng mạng lưới bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong phạm vi toàn xã hội theo định hướng: thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động và tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

+ Triển khai đa dạng và linh hoạt các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện cho phù hợp với từng nhóm đối tượng và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hiện hành, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế; đảm bảo cuộc sống của người về hưu gắn liền với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

+ Hoàn thiện mô hình quản lý nâng cao năng lực quản lý bộ máy Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Thực trạng cơ cấu nhân lực hiện nay của Ngành;

- Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu của Ngành theo Nghị quyết của Đảng và Chính phủ;

- Tham khảo tỷ lệ nhân lực/1 triệu dân ở một số nước trong khu vực có điều kiện phát triển kinh tế xã hội tương đồng với Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w