Tổng nhu cầu về kinh phí cho phát triển nhân lực chia theo mục đích

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 26)

đích

- Chi đầu tư phát triển: 60% - Chi phí thường xuyên: 20% - Các loại khác: 20%.

Bảng 9: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo nhân lực

Đơn vị: tỷ đồng Tổng số 5 năm 2011- 2015 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016-2020 Tổng số 300 50 70 70 20 50 40 450 I.Theo nguồn 300 50 70 70 20 50 40 450

vốn 1.Ngân sách Trung ương 2.Ngân sách địa phương 3.Doanh nghiệp 4.Các chương trình, dự án 5.Người được đào tạo 6. ODA 7.Các nguồn khác II.Theo cấp trình độ 1. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (Học viện Bảo hiểm xã hội) 100 20 20 20 20 20 190 2. Cơ sở đào tạo miền Trung 150 50 50 50 190 3. Cơ sở đào tạo miền Nam

50 30 20 70

2.5 Đánh giá chung về công tác bảo đảm nguồn nhân lực.2.5.1. Ưu điểm 2.5.1. Ưu điểm

Sự quan tâm và yêu cầu, đòi hỏi của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đối với việc nâng cao trình độ đội ngũ công chức, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội để đáp ứng yêu cầu công việc, phục vụ đối tượng ngày một tốt

hơn.

Đề án xây dựng vị trí việc làm và tiêu chuẩn chức danh của Ngành đã được Bộ Nội vụ phê duyệt năm 2011 làm cơ sở cho việc xác định biên chế, vị trí chức danh viên chức của Ngành cho những năm tiếp theo.

Hầu hết công chức, viên chức đều có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với ngành, có ý thức học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để nắm bắt công việc, chịu khó cập nhật các quy định mới, phong cách làm việc ngày càng khoa học, hợp lý hóa.

Chuyên ngành bảo hiểm xã hội cũng đã được các Trường Đại học đưa vào chương trình giảng dạy tạo nguồn nhân lực tương lai cho ngành Bảo hiểm xã hội.

2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cơ cấu ngành nghề của số cán bộ, công chức, viên chức lâu năm do lịch sử để lại còn nhiều bất cập, một số không theo kịp so với yêu cầu nhiệm vụ.

Trình độ đội ngũ công chức, viên chức tại các địa phương không đồng đều, đặc biệt là các vùng, miền khó khăn (miền núi, vùng sâu, vùng xa…), chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.

Chưa có một chương trình chuẩn về đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế dẫn đến công chức, viên chức mới vào ngành và thiếu kinh nghiệm còn lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ, phục vụ đối tượng.

Khối lượng công việc lớn, áp lực ngày càng cao cũng hạn chế việc công chức, viên chức trong ngành tham gia các khóa bồi dưỡng, tập huấn để nâng cao trình độ.

Một số nơi, một số bộ phận, công chức, viên chức còn biểu hiện quan liêu, gây phiền hà, bất bình cho đối tượng.

Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội chưa đáp ứng được công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực cho ngành với các nguyên nhân sau: Trường chưa nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho hoạt động thường xuyên của một nhà trường cấp ngành; đội ngũ giảng viên cơ hữu còn thiếu; bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện; chưa có một chương trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng chuẩn để áp dụng chung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có văn bản quy định cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng, học tập chuyên môn nghiệp vụ đối với từng vị trí công tác và chức danh nghề nghiệp cụ thể cho nhân lực trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w