Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (KL03749) (Trang 44)

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ XÃ PHÚC YÊN

2.3.5. Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.

môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này tôi đã sử dụng câu hỏi:

“ Theo cô việc tổ chức dạy học môn Đạo đức cho học sinh Tiểu học có những hình thức tổ chức dạy học nào?

a. Bài lên lớp

b. Dạy học tại hiện trường c. Tham quan

d. Hoạt động ngoại khóa

Cô đã thực hiện theo những hình thức nào? Xin cô đánh dấu + vào đầu dòng.

Kết quả được như sau:

Bảng 7: Thực trạng sử dụng các hình thức tổ chức dạy học trong dạy học môn Đạo đức

Kết quả Tổng số a b c d 12 12/12 100% 0/12 100% 0/12 100% 10/12 83,3%

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy có 2 hình thức được giáo viên sử dụng đó là: bài lên lớp và hoạt động ngoại khóa. Còn 2 hình thức còn lại : dạy học tại hiện trường và tổ chức tham quan không được sử dụng.

Qua tìm hiểu tôi thấy, giáo viên không chỉ giáo dục đạo đức cho học sinh qua các giờ lên lớp mà giáo viên cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp như:

+ Tiết chào cờ đầu tuần

45 + Tiết hoạt động tập thể

Hiện nay, việc tổ chức các tiết sinh hoạt tập thể hàng tuần ( mỗi tuần có 02 tiết ), trong đó : 01 tiết sinh hoạt toàn trường ( tiết chào cờ đầu tuần ); 01 tiết dành để sinh hoạt lớp cuối tuần là việc làm thường xuyên ở các trường Tiểu học. Ngoài ra, tôi còn nhận thấy nhiều trường đã có sự kết hợp các nội dung giáo dục vào tiết chào cờ như ở trường Tiểu học Trưng Nhị thường tổ chức các buổi lễ quyên góp, ủng hộ học sinh nghèo vượt khó, đồng bào lũ lụt, hay mua tăm ủng hộ người mù... Qua đó giúp học sinh vì sao phải lập ra quỹ nhân đạo, học sinh hiểu phải giúp đỡ người khuyết tật, từ đó, học sinh có thái độ cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn hơn mình.Trái lại, vẫn còn có những trường trong tiết chào cờ nặng về kiểm điểm, nhận xét, đánh giá, phê bình, thậm chí chỉ trích nặng nề và áp dụng các biện pháp kỉ luật đối với học sinh. Việc tổ chức thiếu sự chuẩn bị chu đáo; nội dung chương trình qua loa... Trong khi chào cờ, nhiều hoạt động khác vẫn diễn ra bình thường ( giáo viên ngồi chuyện trò, học sinh đi lại tự nhiên...), gây ảnh hưởng không tốt đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trong hai đợt thực tập, tôi nhận thấy các trường cũng đã tổ chức các chủ điểm giáo dục cho học sinh như: ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày Quốc tế phụ nữ 8/3; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3. Tuy nhiên, những hoạt động như vậy không phải được diễn ra một cách thường xuyên, không phải chủ điểm nào cũng được nhà trường tổ chức, vì vậy, chưa phát huy được hết hiệu quả giáo dục của hoạt động theo chủ điểm.

Ngoài ra, qua tìm hiểu trong ba trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên, không có trường nào tổ chức cho học sinh đi tham quan. Đây là một thiếu sót, vì tham quan là một hoạt động rất bổ ích đối với các em trong việc tiếp cận thực tế. Khi được tham quan học sinh không những hứng thú mà còn

46

có điều kiện quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng, làm cho vốn hiểu biết của các em nhiều hơn và sâu sắc hơn.

2.3.6.Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học môn Đạo đức ở các trường Tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên.

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi:

“ Cô đã sử dụng phương tiện dạy học nào sau đây trong dạy học môn Đạo đức? Xin cô đánh dấu + vào đầu dòng.

a. Các phương tiện in, vẽ ( tranh ảnh, phiếu học tập) b. Các phương tiện là đồ vật, mô hình.

c. Các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn. d. Không sử dụng phương tiện nào Kết quả thu được như sau:

Bảng 8: Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học trong dạy học môn Đạo đức

Kết quả Tổng số a b c d 12 10/12 83,3% 0/12 100% 0/12 100% 2/12 16,7%

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy hầu hết các giáo viên có sử dụng các phương tiện dạy học trong quá trình dạy học của mình. Có 83,3% các giáo viên sử dụng phương tiện in, vẽ ( tranh ảnh..), 100 % các giáo viên không sử dụng các phương tiện nghe nhìn ( băng đài, máy chiếu...), các giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học chiếm 16,7%.

47

Qua tiết dự giờ môn Đạo đức và qua tìm hiểu tại trường Tiểu học Trưng Nhị, tôi thấy, trong quá trình dạy học giáo viên chỉ sử dụng tranh ảnh đã có sẵn trong sách giáo khoa, giáo viên ít sử dụng các nguồn thông tin bên ngoài. Mặt khác, tôi nhận thấy, hầu hết các trường đều trang bị đầy đủ các phương tiện như: máy chiếu, hệ thống máy tính, băng, đài... Tuy nhiên, mức độ sử dụng chúng lại rất ít, như máy chiếu chỉ được sử dụng khi giáo viên dạy chuyên đề ( 1 tháng/ 1 lần ) các môn Tiếng việt, Lịch sử, Địa lý...còn băng đài chỉ phục vụ cho giáo viên dạy Ngoại ngữ. Trong quá trình dạy học môn Đạo đức không có giáo viên nào sử dụng để phục vụ cho bài dạy của mình. Qua tìm hiểu thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên, ta thấy giáo viên các trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn, ít nhiều giáo viên cũng có chứng chỉ Tin học, hoặc được học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Vậy mà trong xu thế của thời đại ngày nay khi những ứng dụng công nghệ thông tin đang được sử dụng rất rộng rãi ngoài xã hội thì chúng lại ít được sử dụng trong môi trường giáo dục. Phải chăng vì trình độ Tin học của giáo viên còn kém hay do khi sử dụng phải có nhều công đoạn nên các giáo viên ngại sử dụng?

Dạy học môn Đạo đức là rất quan trọng. Học sinh không chỉ lĩnh hội tri thức trên ghế nhà trường, mà ở gia đình hay ngoài xã hội học sinh đều có thể bổ sung vốn kiến thức cho mình, nhất là các hành vi đạo đức, cách ứng xử trong các tình huống cụ thể. Bố mẹ cần quan tâm hơn trong cách giáo dục con mình, khi mà xã hội ngày nay quá phức tạp, nhiều tệ nạn nảy sinh. Nếu chúng ta chỉ thiên về những lý thuyết suông trên ghế nhà trường mà không giáo dục cách sống đúng đắn, không chỉ bảo tận tình, không đưa ra những tình huống cụ thể, thì trẻ em rất dễ bị mắc vào những cám dỗ của cuộc đời.

48

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (KL03749) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)