Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Đạo đức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (KL03749) (Trang 42)

THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 4Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC THỊ XÃ PHÚC YÊN

2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Đạo đức

khác, với công việc mình làm, với đất nước, và với môi trường tự nhiên.

2.3.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Đạo đức Đạo đức

Để tìm hiểu thực trạng vấn đề này, tôi đã sử dụng câu hỏi sau:

“Trong dạy học môn Đạo đức có những phương pháp sau đây. Cô đã sử dụng các phương pháp nào trong quá trình dạy học của mình? Xin cô đánh dấu + vào đầu dòng.

a. Phương pháp kể chuyện. b. Phương pháp giảng giải. c. Phương pháp đàm thoại.

d. Phương pháp tổ chức làm việc cá nhân. e. Phương pháo thảo luận nhóm.

f. Phương pháp trò chơi. g. Phương pháp điều tra Kết quả thu được như sau:

Bảng 6: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Đạo đức của giáo viên

Kết quả Tổng số a b c d e f g 12 10/12 83,3% 12/12 100% 12/12 100% 7/12 58,3% 7/12 58,3% 8/12 66,7% 4/12 33,3%

Kết quả thu được ở bảng 6 cho thấy hầu hết giáo viên đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong dạy học. Trong đó có 2 phương pháp đó là

43

phương pháp giảng giải, phương pháp đàm thoại, được tất cả các cô sử dụng chiếm tỉ lệ tối đa là 100%. Tuy nhiên, đây vẫn là các phương pháp cũ, phương pháp truyền thống. Còn một số các phương pháp mới lại rất ít được các cô sử dụng như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp làm việc cá nhân (chiếm 58,3%), phương pháp điều tra ( chiếm 33,3%). Đây là một nhận thức thiếu đúng đắn. Dạy học ngày nay phải phát huy tính chủ động của học sinh, phải để cho học sinh tự lực làm việc, thâm nhập thực tế, để rút ra những bài học đạo đức cho bản thân, đồng thời rèn cho học sinh bản lĩnh tự tin trước đám đông, dám bảo vệ ý kiến của bản thân. Giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp trong dạy học, đặc biệt là các nhóm phương pháp mới và là người chỉ dẫn cho học sinh tự lực làm việc.

Qua quá trình dự giờ tiết Đạo đức, và trong quá trình thực tập tại trường Tiểu học Trưng Nhị, tôi nhận thấy, môn Đạo đức trong nhà trường Tiểu học chưa thực sự được coi trọng. Tiết học Đạo đức thường diễn ra trong khuôn khổ bốn bức tường. Học sinh chưa phát huy được tính tự giác, tích cực trong hoạt động của mình. Có nhiều tiết giáo viên chỉ dạy qua loa cho đủ số tiết mà không quan tâm đến tri thức mà học sinh lĩnh hội được. Môn Đạo đức vẫn luôn bị coi là một môn học phụ, chính vì vậy mà giáo viên không chú trọng đến bài dạy của mình, không chuẩn bị giáo án kĩ lưỡng, dẫn đến bài học nhàm chán. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên vẫn chí áp dụng những phương pháp cũ như: đàm thoại, giảng giải… mà ít tổ chức trò chơi, hay thảo luận nhóm cho học sinh tự phát hiện ra tri thức. Và một điều quan trọng đó là, giáo viên chỉ dạy học sinh những kiến thức trong nội dung bài học mà không tổ chức cho học sinh thực hành, hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh. Trẻ em lứa tuổi Tiểu học dễ nhớ nhanh quên, nếu giáo viên không tổ chức cho học sinh thực hành thường xuyên thì những kiến thức mà học sinh lĩnh hội được cũng mất đi nhanh chóng.

44

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng dạy học môn đạo đức lớp 4 ở một số trường tiểu học khu vực Thị xã Phúc Yên (KL03749) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)