Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 40)

6. Bố cục của luận văn

2.1. Thực trạng hoạt động của các DNNN ở Việt Nam

Thực trạng hoạt động của các DNNN hiện nay cho thấy, bên cạnh sự tăng trưởng vượt bậc ở những DNNN lớn, độc quyền, khai thác tài nguyên, khoáng sản, thì hiệu quả đầu tư ở nhiều DNNN thấp, sản phẩn đầu tư có khả năng cạnh tranh không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường; nhiều DNNN phải sử dụng vốn vay ngắn hạn với lãi suất cao, máy móc thiết bị được đầu tư lạc hậu, trình độ, năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quản lý đầu tư lỏng lẻo dẫn đến kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ, mất vốn nhà nước, tập trung ở những doanh nghiệp: dệt, mía đường, giấy, dâu tơ tằm….cá biệt có những doanh nghiệp khả năng cạnh tranh thấp, giá bán sản phẩm, hàng hóa không đủ bù đắp chi phí nên kết quả kinh doanh thua lỗ như sản phẩm cà phê; những doanh nghiệp ngành giao thông phải thầu qua nhiều lần nên doanh thu thực hưởng không bằng giá trúng thầu ban đầu hoặc phải bỏ giá thấp để trúng thầu.

Sau khi Việt Nam chính ra nhập WTO, để đảm bảo việc cạnh tranh bình đẳng đồng thời dần khẳng định Việt Nam là nền kinh tế thị trường thì ngoài việc ban hành các cơ chế, chính sách đối với DNNN cho đồng bộ với các thành phần kinh tế khác, thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của các tổng công ty nhà nước là cần thiết. Từ năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã thí điểm thành lập một số tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại một số tổng công ty 91, đồng thời cũng thành lập các tập đoàn kinh tế trên cơ sở tổ chức lại các tổng công ty 90 thuộc một số Bộ chuyên ngành.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, tính đến tháng 10/2011, cả nước còn 1309 doanh nghiệp (tập trung ở 96 tập đoàn kinh tế, tổng công ty và một số doanh nghiệp độc lập), với tổng tài sản 1760 ngàn tỷ đồng; lợi nhuận 117 ngàn

tỷ đồng; nộp ngân sách 227 nghìn tỷ đồng, đóng góp khoảng 34% GDP cả nước (năm 2010). Trong số 1309 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có 241 công ty nông, lâm nghiệp, 319 doanh nghiệp tham gia hoạt động công ích, 20 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước, 62 công ty xổ số kiến thiết, 594 doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp kinh doanh, chủ yếu hoạt động trong các ngành đảm bảo cho cân đối lớn của nền kinh tế như: viễn thông, điện lực, dầu khí, khai thác khoáng sản, lương thực, hóa chất cơ bản….[6,Tr5]

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)