Vai trò của tái cơ cấu DNNN

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 37)

6. Bố cục của luận văn

1.2.3. Vai trò của tái cơ cấu DNNN

Tái cơ cấu DNNN thường là một lĩnh vực khá nhạy cảm và khó khăn, không chỉ là vấn đề mang tính kinh tế mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, chính trị, tâm lý xã hội và có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quyền và lợi ích của nhiều người. Tuy nhiên, đây là một hoạt động đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ đối với xã hội, đối với nền kinh tế mà còn đối với mỗi bản thân DNNN đó.

Đối với xã hội, tái cơ cấu DNNN hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến đời sống xã hội, như: cải thiện đời sống của người lao động (mức lương và thu nhập); cải thiện chất lượng và giá trị dịch vụ cho người dân; tăng cường các hàng hóa công cộng cho xã hội; đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng với giá thấp; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh quốc phòng, an toàn và an sinh xã hội.

Đối với nền kinh tế, tái cơ cấu DNNN cũng đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung, như: làm giảm các áp lực vốn vay của khu vực DNNN nói riêng, và lĩnh vực công nói chung, qua đó giảm áp lực lãi suất, khuyến khích đầu tư và tăng cường đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; các DNNN được tư nhân hóa, hoạt động có hiệu quả hơn, cũng góp phần tăng đóng góp vào ngân sách nhà

nước. Đối với kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu DNNN thể hiện trên một số khía cạnh như: tác động tài khóa – giảm gánh nặng ngân sách và tăng các nguồn lực tài chính từ bên ngoài; tác động đối với thị trường tài chính – lãi suất trong nước thấp và cải thiện xếp hạng tín nhiệm; tác động đối với cán cân thanh toán – thu hút dòng vốn nước ngoài (đầu tư trực tiếp FDI và gián tiếp FPI) và tăng dự trữ ngoại hối.

Đối với bản thân mỗi DNNN và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tái cơ cấu DNNN thành công sẽ đem lại cơ hội không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn có tác động tích cực đến lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp hoạt động: hiệu quả hoạt động của DNNN, năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp cận công nghệ mang tính cạnh tranh toàn cầu, nâng tầm của DNNN trong phạm vi cả nước và quốc tế, tạo ra các cấu trúc thị trường hiệu quả đối với lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, thu hút vốn từ các khu vực khác…

Có thể thấy, với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNNN, góp phần cải thiện tình hình kinh tế các DNNN nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, việc tái cơ cấu DNNN là một yêu cầu tất yếu, đòi hỏi các DNNN cần có định hướng đúng đắn, nhanh chóng tiến hành một cách hiệu quả nhất. Để đạt được điều đó, nhà nước cũng cần xây dựng được một hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất để làm nền tảng cho các doanh nghiệp tiến hành và áp dụng.

Một phần của tài liệu Những vấn đề pháp lý đặt ra từ việc tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)