Định hƣớng và mục tiêu quản lý đối với KTTN ở tỉnh Nghệ An đến năm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 67)

An đến năm 2020.

3.2.1. Định hướng:

Với quan điểm KTTN đƣợc tự do kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đồng thời để khai thác tốt hơn tiềm năng và lợi thế của tỉnh, phát huy hiệu quả hơn mọi nguồn lực còn tiềm ẩn của nền kinh tế địa phƣơng trong thời gian tới, tiếp tục khuyến khích KTTN phát triển trong các ngành, lĩnh vực và địa bàn theo hƣớng sau:

Thứ nhất, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tƣ nhân trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo sự tăng trƣởng cao để tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành dịch vụ, nông nghiệp phát triển. Tập trung chỉ đạo nhóm sản phẩm có lợi thế của tỉnh, nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, đồ uống; Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, thuỷ điện, nhiệt điện, điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông, sản xuất vật liệu mới, thiết bị tự động hoá, công nghệ sinh học; dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển KTTN trong các ngành dịch vụ, tạo giá trị cao, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu ngân sách và tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ. Phấn đấu để Nghệ An trở thành trung tâm dịch vụ thƣơng mại, du lịch, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục đào tạo và y tế của khu vực Bắc Trung bộ. Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp mạng lƣới chợ bao gồm chợ huyện, chợ vùng, chợ nông thôn. Phát triển hệ thống mạng lƣới hạ tầng thƣơng mại, nhất là hệ thống chợ, siêu thị.

Xây dựng các trung tâm thƣơng mại Vinh - Cửa Lò tầm quốc gia theo đề án xây dựng Thành phố Vinh thành Trung tâm kinh tế - văn hoá vùng bắc Trung bộ. Nâng cao chất lƣợng các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh và phát triển mạnh các loại hình du lịch văn hoá lịch sử, sinh thái, nghỉ dƣỡng, du lịch biển...

Khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ: Tƣ vấn, lao động, đào tạo nghề, xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, vận tải, thông tin truyền thông, công nghệ thông tin,...

Thứ ba, tập trung nguồn lực phát triển các doanh nghiệp tƣ nhân hoạt động trong các ngành, nghề: dịch vụ nông nghiệp; trồng rừng, chế biến lâm sản; nuôi, trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, nhất là trong lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu; chăn nuôi, nhất là đại gia súc....Tập trung vào các sản phẩm trọng điểm: lạc, mía, chè, cam, cà phê, dứa, cao su, trâu, bò, lợn.... Hỗ trợ KTTN đầu tƣ phát triển kinh tế biển đây là là một trong ba mục tiêu phát triển kinh tế theo vùng của tỉnh. Tỉnh có đề án phát triển kinh tế vùng biển toàn diện trên các lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt xa bờ, chế biến hải sản, phát triển du lịch, dịch vụ biển…khai thác tối đa các tiềm năng về tài nguyên, nguồn lợi, đất đai, lao động, nguồn vốn và thị trƣờng để thúc đẩy kinh tế biển phát triển nhanh, mạnh, đảm bảo sự tăng trƣởng ổn định, bền vững

Thứ tư, khuyến khích phát triển doanh nghiệp tƣ nhân tại các vùng trọng điểm khác của tỉnh nhằm tạo các cực tăng trƣởng cho nền kinh tế địa

phƣơng, nhƣ: Vùng Hoàng Mai - Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ (phát triển các ngành công nghiệp động lực nhƣ xi măng, nhiệt điện, luyện thép, công nghiệp cơ khí, hoá chất, cảng biển...); Vùng Tân Kỳ - Đô Lƣơng - Nghĩa Đàn - Thái Hoà - Quỳ Hợp gắn với Miền Tây Nghệ An (phát triển công nghiệp chế biến nông sản, sữa, đƣờng, chăn nuôi đại gia súc, Thủy điện, xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản....); Vùng cửa biển các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lƣu, Thị xã Cửa Lò (phát nuôi trồng thủy sản); Vùng Pù Mát (Con Cuông), hang Bua (Quỳ Châu); Đền chín gian (Quế phong) (phát triển Du lịch sinh thái và văn hóa)...

3.2.2. Mục tiêu :

- Phấn đấu đến năm 2020, tổ chức và hƣớng dẫn đăng ký kinh doanh cho 6.000 doanh nghiệp thuộc thành phần KTTBTN hoạt động; vốn đăng ký 5,2 - 6,5 tỷ/ bình quân 1 doanh nghiệp.

- Tạo thêm khoảng 22.000 - 25.000 việc làm hàng năm trong giai đoạn 2011- 2020

- Đóng góp 30 - 40 % tổng nguồn thu nội địa của tỉnh;

- Tỷ lệ lao động làm việc trong các DN đƣợc đào tạo đạt 50 - 60%. - Đào tạo, tập huấn kiến thức nghiệp vụ và các quy định của pháp luật có liên quan cho 80 - 90 % doanh nghiệp.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An. vực kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An.

3.3.1. Tăng cường chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân

3.3.1.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn Tỉnh

Để phát triển kinh tế tƣ nhân trong thời gian tới, UBND tỉnh phải xây dựng chiến lƣợc phát triển KTTN của tỉnh để xác định mục tiêu hƣớng tới trong tƣơng lai, xác định cơ hội và những thách thức, chỉ rõ điểm mạnh, điểm

yếu; Đề ra các giải pháp và lựa chọn các giải pháp thích hợp để thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra. Từ đó có kế hoạch phân bổ các nguồn lực để thực hiện chiến lƣợc. Đồng thời để các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ thấy rõ đƣợc định hƣớng phát triển của tỉnh, giúp họ tập trung đầu tƣ đúng hƣớng

- UBND tỉnh cần rà soát đánh giá quy hoạch phát triển ngành, nghề, sản phẩm; bãi bỏ sửa đổi bổ sung các quy hoạch không còn phù hợp. Công khai, công bố kịp thời quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, ngành, các huyện thành, quy hoạch chi tiết sử dụng đất, phát triển các khu công nghiệp, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu để ngƣời dân, doanh nghiệp có nhu cầu đều đƣợc cung cấp thông tin đầy đủ chính xác.

Xây dựng chiến lƣợc phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh. Chiến lƣợc cần đƣợc xây dựng đúng quy trình từ dƣới lên và tổ chức lấy ý kiến đóng góp của khu vực KTTN, trong đó có thành phần KTTBTN từ đó xây dựng mục tiêu phát triển phù hợp và tạo sự đồng thuận của thành phần KTTN trong việc thực hiện chiến lƣợc.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chiến lƣợc, UBND tỉnh cần tổ chức sơ, tổng kết định kỳ, rút ra bài học kinh nghiệm, kịp thời bổ sung hoàn chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn và theo kịp xu thế phát triển của thời đại.

3.3.1.2. Hoàn thiện quy chế phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước đối với KTTN theo hướng một đầu mối

Để tạo điều kiện cho KTTN phát triển và tránh tình trạng quản lý chồng chéo nhƣ hiện nay, UBND tỉnh cần phải xây dựng quy chế phân công, phân cấp và phối hợp quản lý giữa chính quyền các cấp, các sở, ban ngành cấp tỉnh trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn theo hƣớng tập trung vào một đầu mối, đặc biệt trong quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp sau cấp phép hoạt động.

Căn cứ vào chiến lƣợc phát triển KTTN trên địa bàn Tỉnh và phƣơng hƣớng phát triển KTTN của từng ngành, huyện, thị xã, thành phố, cần thực

hiện quy trình quản lý KTTN theo 3 bƣớc:

Bước 1: Tuyên truyền, vận động doanh nhân thuộc khu vực KTTN trong và ngoài tỉnh đầu tƣ vốn, lập cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.

Bước 2: Cấp đăng ký kinh doanh theo nguyên tắc một cửa, một đầu mối. áp dụng phƣơng pháp cấp đăng ký kinh doanh qua mạng Internet.

Bước 3: Phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nƣớc đối với KTTN sau đăng ký kinh doanh.

UBND tỉnh cần xây dựng hệ thống thông tin DN, hệ thống đăng ký thế chấp, cầm cố tài sản... đƣợc nối mạng nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, cũng nhƣ quản lý Nhà nƣớc và phòng tránh, giảm thiểu các rủi ro tín dụng, kinh doanh, các hành vi vi phạm sở hữu thƣơng hiệu, sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp và các vi phạm bản quyền, an ninh, trật tự an toàn văn minh thƣơng mại và thị trƣờng khác; Xây dựng hệ thống thông tin, phân tích và dự báo các xu hƣớng thị trƣờng, cung cấp thông tin và các dịch vụ về pháp lý thƣơng mại thị trƣờng, các thông lệ và tiêu chuẩn xuất khẩu quốc tế, hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu và đăng ký thƣơng hiệu cho DN tƣ nhân... Coi trọng kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm minh hiện tƣợng gian lận thƣơng mại, kinh doanh trái phép, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và sự cạnh tranh lành mạnh của lĩnh vực KTTN.

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng

Cơ quan quản lý Nhà nƣớc các cấp là nơi tiếp nhận, triển khai và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc đến với ngƣời dân và doanh nghiệp, đồng thời tiếp nhận các ý kiến phản ánh của ngƣời dân và doanh nghiệp để kiến nghị, sửa đổi, bổ sung các chủ trƣơng, chính sách cho phù hợp với thực tiến. Vì vậy nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ quan chức năng là rất cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của Nhà nƣớc.

Để nâng cao hoạt động của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, trƣớc hết cần phải chú ý đến khâu bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ. Trình độ chuyên môn

yếu và ý thức kém của cán bộ thực thi công vụ là sự tồn tại khá phổ biến hiện nay. Đây là nguyên nhân trực tiếp tác động đến hiệu quả quản lý nhà nƣớc của các cơ quan chức năng. Để khắc phục tồn tại này, ngoài việc nâng cao trình độ cán bộ, cần có chế tài hợp lý đối với cán bộ khi thực hiện công vụ mà mắc phải các sai phạm. Thực hiện công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển trong đó có KTTBTN.

Cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính quốc gia, đặc biệt coi trọng cải cách thủ tục hành chính, xây dựng bộ máy quản lý nhà nƣớc trong sạch, nâng cao trình độ nắm và thi hành pháp luật của đội ngũ công chức quản lý nhà nƣớc có liên quan trực tiếp đối với KTTN, đảm bảo cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở thực sự là chỗ dựa vững chắc và là ngƣời hƣớng dẫn hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát “thân thiện” đối với KTTN. UBND tỉnh cần xây dựng, triển khai các công cụ quản lý và hỗ trợ mới đối với khu vực KTTN, chuyển từ mục đích "quản chặt DN" sang "hỗ trợ DN" bằng định hƣớng chính sách, thông tin thị trƣờng và những khuyến khích tài chính, cũng nhƣ tinh thần theo ngành, sản phẩm, địa bàn, chứ không theo từng DN, dự án cụ thể hoặc tính chất sở hữu.

3.3.1.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với khu vực KTTN

KTTN có ƣu điểm là năng động, nhanh nhạy, linh hoạt, thích ứng nhanh trong cơ chế thị trƣờng và vị mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nên có khả năng và điều kiện huy động đƣợc mọi nguồn lực (vốn, chất xám, lao động, công nghệ…) mà các thành phần kinh tế khác chƣa có điều kiện sử dụng. KTTN có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc và của từng địa phƣơng .

Tuy nhiên, bên cạnh đó KTTN còn có những mặt hạn chế, tiêu cực kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế này và ảnh hƣởng đến sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy cần có sự quản lý của Nhà nƣớc đối với các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN.

UBND tỉnh cần tăng cƣờng và nâng cao hiệu lực công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của KTTN, đƣa KTTN phát triển đúng định hƣớng, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật theo hướng tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo điều kiện phát triển KTTN chính là giải pháp tạo môi trƣờng thể chế cho KTTN. Cần ban hành một hệ thống giải pháp đồng bộ trên các mặt: chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; chính sách tài chính - tín dụng; chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; chính sách hỗ trợ về khoa học - công nghệ; chính sách hỗ trợ về thông tin và xúc tiến thƣơng mại…

3.3.2.1. Chính sách đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Có chính sách để hình thành quỹ đất nhằm quy hoạch các cụm công nghiệp, làng nghề gắn với vùng dân cƣ. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với đất đai và mặt bằng SXKD: Quy hoạch bố trí đất cho xây dựng các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp Nam Cấm, Hoàng Mai, khu kinh tế Đông Nam....

Cần có chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng và cho thuê đất thích hợp, miễn giảm tiền đất một số năm cho doanh nghiệp mới đầu tƣ và cho trả dần từng năm với lãi suất ƣu đãi. Các đơn vị sản xuất đầu tƣ vào cụm công nghiệp đƣợc thuê đất, đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã đƣợc thuê.

Khuyến khích các công ty kinh doanh hạ tầng xây dựng nhà xƣởng trong các khu vực đã quy hoạch để cho nhà đầu tƣ thuê (theo yêu cầu của nhà đầu tƣ) nhằm rút ngắn thời gian xây dựng nhà xƣởng và giảm đƣợc chi phí đầu tƣ ban đầu của nhà đầu tƣ.

làm trụ sở, mặt bằng sản xuất kinh doanh của tƣ nhân do đƣợc chuyển nhƣợng lại một cách hợp pháp quyền sử dụng đất hoặc đƣợc nhà nƣớc giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thì tƣ nhân đƣợc quyền sử dụng đất này vào sản xuất kinh doanh mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho nhà nƣớc.

3.3.2.2. Đổi mới chinh sách tín dụng:

Tạo điều kiện thuận lợi để KTTN có thể tiếp cận với các quỹ đầu tƣ phát triển. Thực hiện sự bình đẳng trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong việc vay vốn của nhà nƣớc và các quỹ tín dụng trong và ngoài nƣớc. KTTN đƣợc dùng giá trị quyền sử dụng đất, dùng TS hình thành từ vốn vay để thế chấp đi vay vốn của các tổ chức tài chính - tín dụng. Hàng năm, các ngành chức năng và các tổ chức tài chính - tín dụng của tỉnh có trách nhiệm cân đối và ƣu tiên bố trí nguồn vốn tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc cho vay đối với KTTN khi họ thực hiện những dự án thuộc ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ, nhất là những dự án đầu tƣ đổi mới công nghệ và có hiệu quả cao

Đổi mới cơ chế cho vay, hƣớng chủ yếu là cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tƣ phát triển gắn liền với lãi suất phù hợp cho từng đối tƣợng vay vốn. Hình thành tổ chức đánh gía tài sản cố định và cấp giấy sở hữu tài sản. Khuyến khích cơ sở KTTN khấu hao nhanh TSCĐ, sớm thu hồi vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, thực hiện các hình thức hợp đồng thuê mua tài chính, mua trả góp TSCĐ để đổi mới công nghệ. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp khi vay vốn kinh doanh. Phát huy tốt quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ cho KTTN trong việc vay vốn ở các tổ chức tín dụng, hỗ trợ khi gặp rỉu ro, bất

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 67)