Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 54)

Từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực, công tác quản lý Nhà nƣớc đối với khu vực KTTN ở Nghệ an có những bƣớc phát triển và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó có KTTBTN, cụ thể:

- Thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp đã được cải cách theo hướng nhanh chóng, thuận tiện .

trƣờng và các hoạt động của doanh nghiệp: Thành lập Bộ phận Một cửa Liên thông tỉnh Nghệ An là cơ quan đầu mối trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đối với các dự án của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc bỏ vốn đầu tƣ và trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tƣ ngoài Khu Kinh tế Đông Nam và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đi vào hoạt động từ tháng 8/2012 tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ ;

Đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ tốt việc cung cấp dịch vụ công, mở rộng diện cung cấp dịch vụ qua mạng internet tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan nhất là tại ngành Thuế, Hải quan, Đăng ký kinh doanh. Nâng cao hiệu quả hoạt động các Trung tâm giao dịch một cửa, một cửa liên thông: niêm yết công khai về yêu cầu hồ sơ, thời hạn xử lý, ngƣời chịu trách nhiệm xử lý; đầu tƣ trang thiết bị; bố trí cán bộ đáp ứng cả chuyên môn và phẩm chất, đạo đức. Đồng thời, có chế tài khen thƣởng, kỷ luật nghiêm túc đối với cán bộ, công chức tại bộ phận này.

Tiếp tục rà soát tinh giản thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực thu hút đầu tƣ, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, tài chính, theo hƣớng giải quyết công việc thuận lợi nhất, nhanh nhất cho DN và các nhà đầu tƣ. Phấn đấu giảm 10-15% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, hải quan cho cá nhân, tổ chức và DN..

Tiếp tục chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng gắn với CCHC, việc chuyển đổi định kỳ vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục đƣợc thực hiện.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính đƣợc đẩy mạnh. Chỉ đạo tăng cƣờng sử dụng văn bản điện tử theo Chỉ thị số 15/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tiết kiệm giảm văn bản giấy tờ hành chính nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nƣớc

- Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến DN

UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, các huyện, thị, các tổ chức chính trị, xã hội, hiệp hội doanh nghiệp xây dựng các website giới thiệu về đơn vị và đăng tải các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách của Trung ƣơng và địa phƣơng, nhƣ: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Chi nhánh phòng Thƣơng mại Việt Nam, Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa... Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp, các Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp định kỳ xuất bản các tập san phổ biến kiến thức pháp luật, các thông tin về cơ chế, chính sách, thông tin thị trƣờng, tình hình kinh tế, xã hội đến các doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận đất đai và nguồn vốn

Để tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp mặt bằng sản xuất, kinh doanh, UBND tỉnh đã chỉ đạo quy hoạch, xây dựng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh đã có 9 Khu công nghiệp đã đƣợc quy hoạch, ở hầu hết các huyện đều quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp. Nhiều Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đƣợc đầu tƣ xây dựng hạ tầng và hoạt động. Đặc biệt, Khu Kinh tế Đông Nam đƣợc thành lập và đang khẩn trƣơng đầu tƣ xây dựng hạ tầng tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với việc qui hoạch, khuyến khích đầu tƣ xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tập trung, các khu công nhiệp nhỏ và chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp đầu tƣ vào cụm công nghiệp đã tạo nguồn quĩ đất cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Với những chính sách khuyến khích, hỗ trợ này mà nhiều khu công nghiệp nhỏ cơ bản lấp đầy nhƣ Nghi Phú, Đông Vĩnh (TP. Vinh), Diễn Hồng (Diễn Châu), Thung Thuộc (Quì Hợp)...

Mạng lƣới ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn phát triển phát triển mạnh mẽ, hoạt động sôi động, cạnh tranh. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh đã có 32 Chi nhánh Ngân hành Thƣơng mại Nhà nƣớc; 15 Chi nhánh Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần; 01 Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ƣơng; 44 Quỹ tín

dụng nhân dân cơ sở; 02 Chi nhánh Ngân hành Chính sách với số lƣợng 114 phòng giao dịch và 15 quỹ tiết kiệm.

Bên cạnh cho vay theo lãi suất thoả thuận, các tổ chức tín dụng đã thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ. Tính đến 31/12/2013, tổng dự nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ƣớc đạt 2.074 tỷ đồng, trong đó, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc ƣớc đạt 728 tỷ đồng, chiếm 35,1%.

- Thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp

Về xúc tiến thƣơng mại, ngân sách hàng năm đã đƣợc ƣu tiên cho hoạt động này và triển khai nhiều hoạt động có liên quan nhƣ tổ chức hội chợ, các chƣơng trình Xúc tiến thƣơng mại trọng điểm, quảng bá doanh nghiệp, sản phẩm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp về xuất khẩu thƣơng... Trong hoạt động hỗ trợ xuất khẩu, đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 đã đƣợc ban hành và triển khai thực hiện. Chƣơng trình này đã phát huy hiệu quả trong việc khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào những lĩnh vực có lợi thế của tỉnh phục vụ xuất khẩu.

Hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ: Đã tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến Nghị quyết tới các huyện, thành, thị và các doanh nghiệp. Hƣớng dẫn ngƣời nộp thuế tự xác định đối tƣợng đƣợc miễn, giảm, gia hạn theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời nộp thuế đƣợc hƣởng các gói hỗ trợ của Chính phủ.

Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử tỉnh Nghệ An, sàn giao dịch Công nghệ & Thiết bị Nghệ An và công nghệ & thiết bị vùng, khu vực trong nƣớc; Xây dựng và triển khai dự án “ Nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của các Doanh nghiệp Nghệ An giai đoạn 2012-2020”; Triển khai thực hiện Chƣơng trình đổi mới công nghệ Quốc gia giai đoạn 2011- 2012 của Thủ tƣớng Chính Phủ: Xây dựng và triển khai Dự án “ Khảo sát năng lực đổi mới công nghệ (nhân lực, dây chuyền công nghệ)

đề xuất định hƣớng nhóm các lĩnh vực công nghệ cần đổi mới và hƣớng dẫn tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho Doanh nghiệp;

Tiếp tục triển khai biện pháp tháo gỡ khó khăn về hạ tầng, đền bù cho các huyện để tăng thu tiền cấp quyền sử dụng đất. Thực hiện điều chỉnh lại giá thuê đất đối với các hợp đồng thuê đất hết thời hạn ổn định 5 năm theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nƣớc. Đồng thời, tiến hành rà soát số thuế, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất dự kiến đƣợc miễn, giảm, gia hạn theo Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ và dự kiến thuế Thu nhập cá nhân giảm do sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập cá nhân.

UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; các doanh nghiệp phản ánh nhiều khó khăn, đặc biệt là lãi suất vay vốn ngân hàng còn cao; khó tiếp cận do đang còn nợ quá hạn và không còn tài sản thế chấp; hàng tồn kho nhiều chƣa tiêu thụ đƣợc; lĩnh vực thuế, tài nguyên, đất đai; quy hoạch xây dựng... để các cấp, các ngành có hƣớng giải quyết, quan tâm và chia sẻ cùng doanh nghiệp.

Sau hội nghị, các ngân hàng trên địa bàn tiếp tục đánh giá, rà soát dƣ nợ các khoản vay cũ, xem xét điều chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm để tiếp tục đồng hành chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và hộ dân. Đến 31/10/2013, các ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh 110.805 khoản vay cho khách hàng, với số dƣ nợ đƣợc điều chỉnh lãi suất về mức tối đa 15%/năm là 28.999 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm 21,4% tổng dƣ nợ cho vay thƣơng mại và chiếm 14,7% tổng dƣ nợ cho vay toàn địa bàn.

- Công tác đối ngoại, hoạt động xúc tiến đầu tư: Công tác thông tin đối ngoại đƣợc chú trọng và tăng cƣờng, đón tiếp nhiều đoàn ra vào làm việc với tỉnh, góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Nghệ An, nổi bật là các hoạt động hợp tác hữu nghị giữa Nghệ An với các tỉnh của Lào, tổ chức nhiều hoạt động hƣởng ứng năm đoàn kết hữu nghị Việt - Lào. Hoạt động xúc tiến đầu tƣ đúng trọng

tâm, trọng điểm, lựa chọn lĩnh vực dự án cụ thể để kêu gọi thu hút đầu tƣ; Tổ chức thành công hoạt động xúc tiến đầu tƣ và thƣơng mại tại Nhật Bản, nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh, tiềm năng và thế mạnh của tỉnh cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hƣớng đầu tƣ ra nƣớc ngoài; Đồng thời đón tiếp, làm việc với các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ, thực địa và khảo sát các địa điểm tại tỉnh (Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Slovakia,..).

Tại các cuộc Hội nghị Xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc và Nhật Bản, đã trao Giấy chứng nhận đầu tƣ và ký kết thỏa thuận đầu tƣ với các nhà đầu tƣ Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, tổng vốn đầu tƣ 106,27 triệu USD/10 dự án. Ngoài ra, còn có ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ an sinh xã hội với Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng công ty Xi măng Việt Nam 11,5 tỷ đồng.

- Đã chú ý đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho nền kinh tế nói chung và khu vực kinh tế TBTN nói riêng

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển đào tạo nguồn nhân lực đã đƣợc ban hành thông qua việc phát triển các cơ sở đào tạo và hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thu hút nguồn kinh phí hỗ trợ từ quốc tế cũng đƣợc quan tâm, nhƣ chƣơng trình hỗ trợ khu vực doanh nghiệp (BSPS- Đan mạch) thực hiện các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cho doanh nghiệp.

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước đối với khu vực KTTN và nguyên nhân

Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu

- Mặc dù thời gian qua nhiều thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp đã đƣợc cải tiến theo hƣớng tích cực hơn. Tuy nhiên, những cải cách thủ tục hành chính trên dù có đem lại những tiến bộ nhất định nhƣng cũng không thể khỏa lấp hết đƣợc một thực tế là các cải cách đó chỉ giải quyết đƣợc phần nào nỗi bức xúc của doanh nghiệp. Thủ tục hành chính vẫn còn là nỗi ám ảnh lớn

cho sự tăng trƣởng của doanh nghiệp dân doanh. Hàng loạt các thủ tục hành chính xƣơng xẩu” khác trong lĩnh vực thuế (kê khai quyết toán thuế), lĩnh vực bất động sản (các thủ tục giao đất, cho thuê đất), lĩnh vực xây dựng (phê duyệt dự án cho doanh nghiệp), thủ tục hải quan (thông quan hàng hóa),...vẫn còn sức ỳ rất lớn , gây tốn kém rất nhiều thời gian công sức, tiền bạc của kinh tế tƣ nhân đồng thời tạo cơ hội cho tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp, là cơ hội cho tham nhũng phát triển, gây phƣơng hại đến lợi ích khu vực kinh tế tƣ nhân.

- Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nƣớc các cấp để chuyên quản lý KTTN trên địa bàn Tỉnh rất cồng kềnh (nhiều cơ sở, ngành và huyện, thị xã, thành phố cùng tham gia nhƣng chƣa phối hợp chăt chẽ, đồng bộ và kịp thời. Do đó khó khăn cho việc nắm bắt tình hình, tổng hợp, tham mƣu đề xuất chính sách của cơ quan cấp tỉnh.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này chƣa đƣợc chuyên môn hóa, chƣa tận tâm với công việc còn có hiện tƣợng quan liêu nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Tình trạng phân biệt, đối xử giữa kinh tế tƣ nhân với các khu vực kinh tế khác còn tồn tại khá phổ biến nhất trong tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận về đất đai và mặt bằng SXKD.

- Tình trạng manh mún, liên kết yếu, lạc hậu về công nghệ trong khu vực KTTN chƣa đƣợc khắc phục. Do cơ chế, chính sách chƣa đồng bộ nên chƣa khuyến khích đƣợc các doanh nghiệp đầu tƣ vào tất cả các lĩnh vực. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động tập trung vào lĩnh vực xây dựng, dịch vụ, đầu tƣ cho sản xuất, chế biến còn ít, nhất là chế biến nông lâm hải sản. Một số ngành, lĩnh vực còn ít doanh nghiệp hoạt động nhƣ: nông. lâm nghiệp (1,25 - 1,93%), thủy sản (0,32 - 0,45%), giáo dục và đào tạo (0,3 - 0,77%)...

- Quản lý nhà nƣớc về khoa học công nghệ chƣa có tác dụng thúc đấy kinh tế tƣ nhân phát triển.

- Hoạt động phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vẫn tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở đào tạo và các chƣơng trình đào tạo do các cơ quan nhà nƣớc thực hiện mà chƣa có sự chú trọng đến phát triển thị trƣờng lao động. Nhiều doanh nghiệp thiếu lao động kỹ thuật, trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế; số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao còn ít, do vậy, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc hàng năm còn khiêm tốn, chƣa tƣơng xứng với số lƣợng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với KTTN.

- Do các qui định luật pháp chƣa theo kịp sự phát triển của hoạt động kinh doanh. Các văn bản đƣợc ban hành quá nhiều và nhanh, đôi khi lại thiếu nhất quán, đã gây lúng túng cho các doanh nghiệp trong việc nhận thức và ứng xử cho phù hợp với những thay đổi của luật pháp. Các qui định này hoặc quá phức tạp đòi hỏi phải giải thích bằng nhiều văn bản, hoặc quá chi tiết gây khó khăn trong việc xử lý các vấn đề cụ thể dẫn đến sự thiếu nhất quán trong cách thức giải quyết giữa các cấp chính quyền, các địa phƣơng và các cơ quan Nhà nƣớc.

- Do công tác tuyên truyền, phổ biến đƣờng lối, chủ chƣơng của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nƣớc về khuyến khích phát triển KTTN chƣa đƣợc quan tâm đúng mức và chƣa thƣờng xuyên. Hình thức phổ biến còn đơn điệu và chƣa quán triệt sâu sắc trong đại bộ phận nhân dân và các doanh nghiệp, chƣa làm cho nhân dân và các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với KTTN để họ có đủ niềm tin, yên tâm đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Do chƣa cụ thể hoá việc quy hoạch và định hƣớng phát triển KTTN, các công cụ và giải pháp để thực hiện quy hoạch, định hƣớng còn đơn điệu, chủ yếu là các chính sách ƣu đãi về thuế. Trong khi đó, nhiều chính sách còn bất cập nhƣ: chính sách về đất đai, giá thuê đất, công tác bồi thƣờng giải

toả… Thực tế trên đã làm mất khá nhiều thời gian và chi phí làm cho nhà đầu tƣ chƣa thật yên tâm.

Mặc dù Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch hỗ trợ phát triển KTTN trên địa bàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Nghệ An (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)