Nam
1.3.1. Trước năm 1986
Ở Việt Nam, vai trò và vị trí của kinh tế tƣ nhân đã đƣợc Hồ Chủ tịch khẳng định ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Ngƣời cho rằng trong chế độ dân chủ mới, có năm loại hình kinh tế khác nhau, trong đó kinh tế tư bản của tư nhân xếp ở vị trí thứ tư trên cả kinh tế tư bản nhà nước. Kinh tế tư bản của tư nhân tuy có bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế.
Sau ngày hoàn bình lập lại 30/04/1975, Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế XHCN trên cả hai miền Nam – Bắc, theo đó, các nhà kinh doanh, các công ty và DN có quy mô nhỏ và vừa chỉ chiếm một vai trò hạn chế dưới tác động của kinh tế kế hoạch tập trung. Các hình thức sở hữu tƣ nhân dƣới dạng DN bị hạn chế tồn tại ở Việt Nam. Nhà nƣớc Việt Nam đã tiến hành quốc hữu hoá 32.000 cơ sở sản xuất kinh doanh của cả ngƣời Việt Nam lẫn ngƣời nƣớc ngoài. Trong thời gian từ năm 1979 – 1986, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các loại hình DN có nguồn gốc sở hữu ngoài nhà nƣớc và ngoài tập thể không đƣợc phép tồn tại, chỉ có DN quốc doanh, cơ sở sản xuất thuộc sở hữu tập thể và hợp tác xã mới đƣợc khuyến khích tồn tại. Chính do ảnh hƣởng của cơ chế quản lí tập trung, quan liêu bao cấp ở thời kỳ này mà mệnh lệnh hành chính vẫn còn nặng nề, quản lí chủ yều bằng Chỉ thị, Nghị quyết, pháp luật bị coi nhẹ.
1.3.2. Từ năm 1986 đến nay
Việt Nam đã coi trọng vai trò và có những chính sách định hƣớng đúng cho kinh tế tƣ nhân phát triển, khẳng định khu vực này là một trong những động lực của nền kinh tế, việc đó thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng: Nghị quyết Trung ƣơng 6 khoá VI (29/3/1989) tiếp tục khẳng định đƣờng lối đổi mới và bổ xung cụ thể hóa một bƣớc quan trọng: khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ, kinh doanh trong những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh. Nhƣng, để bảo đảm sự kiểm soát và điều tiết của nhà nƣớc, Đảng ta chủ trƣơng hƣớng kinh tế tƣ nhân vào kinh tế hợp tác xã với quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh không hạn chế, địa bàn hoạt động trong những ngành nghề sản xuất, xây dựng, vận tải, dịch vụ mà luật pháp không cấm.
Hiến pháp (1992, 2001), thể hiện bƣớc ngoặt lớn trong việc cụ thể hoá đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với sự tồn tại lâu dài, hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tƣ nhân. Bên cạnh công nhận kinh tế tƣ nhân, Điều 57 Hiến pháp 1992 còn xác định quyền tự do kinh doanh cho công dân với tƣ cách là một trong những quyền năng kinh tế cơ bản nhất của con ngƣời. Nền tảng pháp lí đó là hết sức vững chắc để từ đây kinh tế tƣ nhân mới có cơ họi thể hiện mình trong nền kinh tế
Về chủ trƣơng, chính sách đối với kinh tế tƣ nhân, Điều 15 Hiến pháp 1992 đã xác định nhà nƣớc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lí của nhà nƣớc, theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tƣ nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.
Đại hội lần thứ VIII của Đảng (6/1996) khẳng định: "Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích mọi cá nhân trong và ngoài nƣớc khai thác tiềm năng, ra sức phấn đấu đầu tƣ phát
triển, yên tâm làm ăn lâu dài, hợp pháp, có lợi cho quốc kế dân sinh, đối xử bình đẳng với mọi thành phần kinh tế trƣớc pháp luật, không phân biệt sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh.
Luật Doanh nghiệp ra đời năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 thay thế cho Luật công ty và Luật doanh nghiệp KTTN mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Luật doanh nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, tạo môi trƣờng kinh doanh thực sự thuận lợi và khuyến khích thúc đẩy các nguồn nội lực, cụ thể hoá và phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh theo pháp luật.
Đại hội IX còn quan tâm tạo điều kiện cho "kinh tế tƣ bản tƣ nhân phát triển trên những định hƣớng ƣu tiên của Nhà nƣớc, kể cả đầu tƣ ra nƣớc ngoài". Nghị quyết Trung ƣơng 5 (khóa IX) đã xác định: "Kinh tế tƣ nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tƣ nhân là vấn đề chiến lƣợc lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hƣớng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội của đất nƣớc trong hội nhập kinh tế quốc tế".
Đại hội X đề ra mục tiêu trong 5 năm (2006-2010) nhấn mạnh: thành phần kinh tế tƣ nhân (cá thể, tiểu chủ, tƣ bản tƣ nhân) hoạt động theo pháp luật, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trƣớc pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đối tƣợng tham gia vào khu vực kinh tế tƣ nhân cũng đƣợc mở rộng hơn: "Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin". Một trong những nhân tố cốt lõi, là do Việt Nam có chính sách ngày càng cởi mở và đúng đắn hơn đối với khu vực kinh tế tƣ nhân.
Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã có những khái quát mới về lý luận: “Phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.” Lần đầu tiên trong Văn kiện, Đảng ta nêu đa dạng hóa các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. Đây là một bƣớc phát triển mới trong nhận thức lý luận của Đảng về nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. .
Từ những quan điểm trên, các cơ chế chính sách của Nhà nƣớc đối với phát triển KTTN trong những năm qua đã có sự chuyển hƣớng rõ rệt. Đặc biệt với sự ra đời của Luật doanh nghiệp (1999) và các văn bản pháp luật liên quan đã tạo cơ sở hành lang pháp lý quan trọng, tạo ra một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp, tạo động lực mạnh mẽ cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó có các thành phần thuộc KTTN.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ TƢ NHÂN Ở TỈNH NGHỆ AN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. Tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế tƣ nhân của tỉnh Nghệ An
2.1.1. Lợi thế vị trí địa lý - kinh tế
Nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam, trên tuyến giao lƣu Bắc Nam và Đông Tây, tỉnh Nghệ An có đầy đủ các điều kiện tự nhiên giống nhƣ một đất nƣớc Việt Nam thu nhỏ, đó là cấu trúc địa hình tự nhiên phong phú và đa dạng, có đầy đủ các vùng địa hình: Miền núi, Trung du, đồng bằng và miền ven biển. Hội đủ các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng hàng không, đƣờng biển và đƣờng thuỷ nội địa; là cầu nối giữa hai miền Bắc - Nam và là một tuyến quan trọng của hành lang kinh tế Đông - Tây nối Thái Lan, Lào, Mianma với Cảng Cửa Lò. Nghệ An có 419 km đƣờng biên giới với nƣớc CHDCND Lào với 1 cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn thuộc huyện Kỳ Sơn và 1 cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tại huyện Thanh Chƣơng. Tỉnh Nghệ An có 21 đơn vị hành chính, trong đó có 17 huyện, 3 thị xã và Thành phố Vinh - đô thị loại 1 là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An và là trung tâm kinh tế văn hóa của cả vùng Bắc Trung bộ. Đây là những thuận lợi lớn để Nghệ An mở rộng giao lƣu văn hoá du lịch, thông thƣơng hàng hoá với bè bạn trong nƣớc và quốc tế tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kinh tế tƣ nhân.
2.1.2. Tiềm năng phát triển các ngành
+ Thủy sản
Nghệ An là một trong ít tỉnh có vùng biển rộng, với bờ biển dài 82km có cảng biển. Diện tích khai thác đánh bắt thuỷ hải sản lớn. Mỗi năm ngành thuỷ sản Nghệ An đánh bắt, nuôi trồng đƣợc trên 100.000 tấn hải sản, trong
đó có nhiều loại hải sản có giá trị cao nhƣ: Tôm, cua, cá thu, cá ngừ... là điều kiện thuận lợi để đầu tƣ các dự án nuôi trồng đánh bắt chế biến thuỷ sản...
+ Dịch vụ, du lịch
Nghệ An có nhiều khu du lịch biển đẹp nhƣ: Cửa lò, Bãi Lữ, Diễn Thành, Quỳnh Phƣơng… Mỗi năm, Nghệ An đón trên 3 triệu lƣợt khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Năm 2010, dự án xây dựng tổ hợp khách sạn sân gôn, biệt thự cao cấp Cửa Lò chính thức đi vào hoạt động - là điểm hẹn lý tƣởng để du khách và các doanh nhân trong và ngoài nƣớc đến với Nghệ An nghỉ dƣỡng, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tƣ.
- Nằm ở phía Tây và Tây Bắc của Nghệ An có 3 khu bảo tồn thiên nhiên là Pù Mát, Pù Huống và Pù Hoạt đã đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An của Việt Nam. Với hệ sinh thái động thực vật phong phú, đa dạng, có những loài động vật quí hiếm. Nơi đây còn lƣu giữ đƣợc nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhƣ: Thẩm ồm, thẩm Bua, thác Khe Kèm, Sao va...
Từ tiềm năng trên, du lịch biển và du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hóa - lịch sử và dịch vụ phục vụ du lịch đƣợc xác định là những lĩnh vực mũi nhọn mà tỉnh tập trung kêu gọi, thu hút đầu tƣ trong thời gian tới.
+ Công nghiệp
Nghệ An có nguồn tài nguyên khoáng sản quí trong lòng đất rất dồi dào nhƣ thiếc ở Qùy Hợp, vàng sa khoáng ở Tƣơng Dƣơng, Qùy Châu, đá vôi trắng ở các huyện Quỳ hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Con cuông, đá hoa cƣơng, đá Granít có thể chế biến phục vụ cho ngành xây dựngở các huyện Con Cuông, Đô Lƣơng, Tân Kỳ. Nhiều và tập trung nhất là mỏ đá vôi, đất sét, đá ba zan ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳnh Lƣu, Đô Lƣơng với trữ lƣợng khoảng 4 tỷ tấn. Đây là thuận lợi để Nghệ An xây dựng các nhà máy sản xuất xi măng, sản xuất gạch, gốm sứ, vật liệu và phụ gia cho ngành xây dựng, công nghiệp
+ Nông nghiệp
Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nƣớc với 16.499,03km2. Trong đó, đất nông nghiệp là một thế mạnh của tỉnh, ngành Nông nghiệp Nghệ An đang hƣớng tới một nền sản xuất hàng hoá, với các sản phẩm chủ lực nhƣ lạc, vừng, chè, cà phê, cao su, cam, dứa, mía… là những loại nông sản có giá trị cao, đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới. Trong định hƣớng phát triển của tỉnh, Nghệ An sẽ tăng diện tích các loại cây công nghiệp và cây nguyên liệu. Trên lĩnh vực chăn nuôi, Nghệ An có tổng đàn gia súc lớn với hàng trăm nghìn con bò, hàng triệu con gia cầm, đây là những điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp chế biến nông sản của Nghệ An phát triển.
+ Nguồn nhân lực
Nghệ An có số dân gần 3 triệu ngƣời đứng thứ tƣ trong cả nƣớc, trong đó trên 1,8 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động và hàng năm đƣợc bổ sung trên 3 vạn ngƣời; trên 30% lao động đó đƣợc đào tạo nghề. Một đặc điểm chung của lao động Nghệ An là cần cù, chịu khó, ham học hỏi và có tính kỷ luật cao. Đây cũng là một thế mạnh để Nghệ An trở nên hấp dẫn hơn trong con mắt các nhà đầu tƣ.
2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với khu vực kinh tế tƣ nhân ở Nghệ An từ 2007 đến nay
2.2.1. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp tư nhân
Trong 5 năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách và giải pháp nhằm tạo ra hành lang pháp lý khuyến khích KTTN phát triển đúng hƣớng. Trong đó có các văn bản quan trọng là:
- Đề án phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2006 - 2010; - Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 của UBND tỉnh qui định một số chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 84/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp;
- Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh ban hành “Cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tƣ đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá ở Nghệ An”;
- Quyết định số 4172/QĐ-UBND ngày 24/8/2009 về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp;
- Quyết định số 3029/QĐ-UBND ngày 17/7/2012 của UBND tỉnh về Phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012-2015.
- Dự án “ Nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của các Doanh nghiệp Nghệ An giai đoạn 2012-2020”
và nhiều văn bản khác.
Để khuyến khích các nhà đầu tƣ đến với Nghệ An, bên cạnh các chính sách ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ theo quy định chung của nhà nƣớc, thời gian qua tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ thông thoáng nhƣ: năm 2009, HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa nông sản là 50% chi phí xúc tiến xuất khẩu ở nƣớc ngoài; hỗ trợ vay vốn qua các ngân hàng nông sản ở Nghệ An; Chính sách hỗ trợ chi phí chế biến, nâng cấp, tái chế hàng nông sản; Hỗ trợ tiền san lấp mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào dự án, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thƣơng mại mở rộng thị trƣờng, chính sách hỗ trợ sản xuất nông lâm ngƣ, chính sách hỗ trợ đầu tƣ xã hội hoá…
Tuy nhiên việc thực hiện cơ chế, chính sách còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu đồng bộ, chồng chéo, việc thực thi chính sách chậm, thiếu thống nhất phần nào gây khó khăn, cản trở cho phát triển doanh nghiệp: nhất là trong việc giao đất, cho thuê đất bởi vì còn có sự chồng chéo giữa các chính sách do
chính sách đền bù GPMB khi thu hồi đất ở các khu công nghiệp còn thấp, việc ổn định đời sống cho nhân dân sau khi bị thu hồi đất SXNN chƣa đảm bảo nên việc GPMB để thực hiện các dự án còn chậm gây lãng phí các nguồn lực và đánh mất nhiều cơ hội đầu tƣ; Chƣa ban hành đƣợc khung giá thuê đất và các chính sách cụ thể về lĩnh vực này; Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất cho các DN đã thực hiện đầu tƣ còn chậm, có DN đã đi vào hoạt động 02 năm nhƣng chƣa đƣợc cấp giấy CNQSD đất gây khó khăn cho DN trong việc vay vốn đầu tƣ ổn định SXKD; Bên cạnh đó việc triển khai xây dựng hạ tầng