Nhóm giải pháp thực tiễn

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 85)

2.2.2.1. Phát huy vai trò tự giáo dục và rèn luyện phẩm chất đạo đức của phụ nữ

Đây cũng là một giải pháp căn bản nhất. Bởi vì, mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, mọi sự tuyền truyền giáo dục sẽ trở nên vô nghĩa nếu như chính bản thân người phụ nữ không có ý thức tự giáo

82

dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho mình. Phụ nữ Việt phải biết tự mình rèn luyện, phấn đấu, phải đi bằng chính trên đôi chân của mình trong quá trình xây dựng phẩm chất đạo đức mới của bản thân.

Tự giáo dục và rèn luyện đạo đức là quá trình tự biến đổi, tự thích nghi, tự hoàn thiện, là khả năng biết tự kiềm chế, tự khuôn mình vào những nguyên tắc, chẩn mực đạo đức xã hội để vươn tới mẫu nhân cách mà xã hội đặt ra. Để phát huy vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện phẩm chất đạo đức của phụ nữ, trước hết phải giáo dục tính tự giác, tinh thần trách nhiệm cho họ. Đây là cốt lõi giúp nữ giới nâng cao tính tự giác trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức của bản thân. Nó bao gồm trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Giáo dục trách nhiệm cá nhân giúp cho người phụ nữ có ý thức rèn luyện, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, bồi dưỡng, phát huy năng lực và rèn luyện phẩm chất đạo đức, giải quyết tốt mối quan hệ tình bạn, tình yêu. Giáo dục trách nhiệm đối với gia đình giúp nữ giới có tình yêu thương và thực hiện bổn phận với ông bà, cha mẹ, anh chị em, với chồng, con. Giáo dục trách nhiệm đối với đất nước giúp họ xác định vai trò, sứ mệnh của mình đối với sự phát triển của đất nước hiện nay. Ý thức được trách nhiệm của mình sẽ là nền tảng giúp người phụ nữ rèn luyện những phẩm chất đạo đức khác và “có sức đề kháng” chống lại mặt trái của kinh tế thị trường, không dung thứ lối sống thực dụng, sùng bái vật chất, chạy theo danh vọng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, dối trá, ích kỷ, nhỏ nhen, ăn bám, đấu tranh, không khoan nhượng với cái xấu, cái ác, với các tệ nạn xã hội, xây dựng lối sống lành mạnh, sống có trách nhiệm với chính mình và mọi người.

Mỗi thời kỳ có những cơ hội và yêu cầu mang tính lịch sử, muốn có thể khẳng định và phát huy vai trò của mình, bản thân người phụ nữ trước hết phải ý thức được đầy đủ vai trò về giới của mình, mới có thể nắm bắt được những cơ hội, cùng với xã hội, hướng tới cách ứng xử bình đẳng giới. Muốn vậy, phụ nữ hiện đại cần nỗ lực nhiều mặt: Trước hết, có tri thức, văn hoá. Chúng ta đang hướng tới

83

phát triển nền kinh tế tri thức, phụ nữ khi có tri thức sẽ có bản lĩnh hơn và có nhiều cơ hội lựa chọn hơn trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi công nghệ thông tin phát triển, nhiều công việc yêu cầu sử dụng máy tính tăng lên, đây sẽ là cơ hội tốt cho những phụ nữ biết sử dụng vi tính nhưng lại sẽ trở thành rào cản cho những người không biết sử dụng. Hơn nữa, phụ nữ Việt phải tự rèn luyện ý thức cầu tiến, độc lập, khả năng giao kết thân thiện, kỹ năng sống: tự tin, sáng tạo, biết hoạch định kế hoạch, biết đối mặt với áp lực… Để có được những điều này phụ nữ nên chịu khó học hỏi ở nhà trường, các tổ chức, đội nhóm, nhà văn hóa, câu lạc bộ… Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội để tích lũy tri thức và kinh nghiệm sống. Mở rộng các mối quan hệ giao lưu giao tiếp trong xã hội. Tạo thói quen suy nghĩ tích cực, sẵn sàng chia sẻ, siêng năng lao động, rèn luyện và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.

Đặc biệt, chúng ta nên tạo điều kiện để người phụ nữ được nói lên tiếng nói của mình thông qua các cuộc trưng cầu dân ý, điều tra xã hội học về những vấn đề: tiêu chí phẩm chất đạo đức cần có của người phụ nữ Việt Nam hiện nay, phụ nữ hiện nay mong muốn những gì, gặp khó khăn gì. Qua đó, chúng ta thấy được thái độ, suy nghĩ, nhu cầu và mong muốn của nữ giới để có được những giải pháp thích hợp trong xây dựng phẩm chất đạo đức của họ.

Người phụ nữ cần khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, nhút nhát, dám vươn lên hành động, đấu tranh vì lợi ích của bản thân và của gia đình, vì tương lai lâu dài của đất nước, của dân tộc Việt Nam. Họ cần đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, tự do, ích kỉ, những hành động quá trớn của nam nữ thanh niên hiện nay, qua phong cách sống và đạo đức của họ. Đồng thời, nữ giới cũng cần tham gia tích cực vào việc ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em, nạn mại dâm đang phá hoại tương lai, cuộc sống của nhiều phụ nữ trên khắp miền đất nước hiện nay.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự rèn luyện, tự xây dựng phẩm chất đạo đức ở người phụ nữ bằng những hoạt động thực tiễn, thiết

84

thực và hoạt động vui chơi giải trí lành giúp họ trải nghiệm, biến tri thức đạo đức thành tình cảm đạo đức, ý chí đạo đức làm cho quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở nữ giới nhanh hơn, sâu sắc hơn, phong phú hơn. Chẳng hạn như: “Cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Đảng phát động đã tạo chuyển biến mạnh mẽ đạo đức xã hội. “Cuộc vận động chống những thói xấu của người Việt Nam”. Đảng cũng có thể phát động “Cuộc vận động rèn luyện những phẩm chất của thời đại”, hoặc vận động mọi người rèn luyện những phẩm chất cụ thể như “Tháng trung thực”, “Tháng khoan dung”, “Đạo đức kinh doanh - điều kiện tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện đại” để tạo dư luận xã hội, sự đồng thuận xã hội trong việc giáo dục nhân dân nói chung và phụ nữ nói riêng về phẩm chất đạo đức mới trong điều kiện hiện nay.

Tự giáo dục và tự rèn luyện có vai trò vô cùng quan trọng trong xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Đúng như V.A. Xukhomlinxki viết: Khi nào giáo dục là tự giáo dục, thì mới là giáo dục chân chính. Và tự giáo dục - đó là nhân phẩm của con người trong hành động, đó là dòng thác mãnh liệt làm chuyển bánh xe nhân phẩm của con người.

2.2.2.2. Chủ động phòng chống lối sống thực dụng, sự băng hoại phẩm chất đạo đức truyền thống của dân tộc nói chung và của phụ nữ nói riêng

Song song với giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Việt là các giải pháp về phòng chống mặt trái của lối sống mới do nền KTTT, toàn cầu hóa mang lại: thực dụng, đua đòi, dễ dãi, chạy theo đồng tiền. Trong cơ chế thị trường thì đây là một việc làm rất khó, bởi giữa cái tiêu cực và tích cực không có ranh giới tách bạch. Thực trạng và những vấn đề đặt ra trên đây phần nào đã cảnh báo cho chúng ta biết được phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt trong điều kiện KTTT hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp. Các bậc thang giá trị bị đảo lộn. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh, trung thực, có lý tưởng, có tinh thần bảo vệ và xây đựng đất nước... với lối sống sa đọa, ích kỷ,

85

thực dụng, bạo lực giữa cái thiện và cái ác vẫn đang không ngừng diễn ra với tốc độ ngày càng gia tăng, song bên cạnh những điều tốt, những cái hay được du nhập vào đời sống xã hội Việt Nam thì đồng thời, những cái tiêu cực, cái xấu, cái đáng lên án cũng đang xâm nhập sâu sắc vào lối sống phái nữ Việt. Do vậy, cần giáo dục cho phụ nữ có ý chí vươn lên trong học tập, làm việc, tính tự lập; động viên, kích thích niềm hứng thú của chị em tham gia vào câu lạc bộ của phụ nữ như: câu lạc bộ nuôi con giỏi, dạy con ngoan, câu lạc bộ nội trợ…; tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội, đẩy mạnh các hoạt động lồng ghép trong các chiến dịch truyền thông để giáo dục phụ nữ theo chuyên đề: dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em; tích cực vận động chị em phụ nữ đọc sách báo, tài liệu, nghe đài, xem ti vi, và trao đổi nhận thức trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ phụ nữ, tổ phụ nữ, theo các chủ đề nhất định và các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội pháp luật, văn hóa....

2.2.2.3. Mỗi ngành nên xây dựng điển hình về phẩm chất đạo đức người phụ nữ mới theo định hướng chuẩn mực chung

Chúng ta biết rằng, không có một nền đạo đức nào lại không có những phẩm chất chuẩn mực của xã hội đó. Nói cách khác, những phẩm chất đạo đức chuẩn mực của người phụ nữ trong xã hội là cái không thể thiếu. Nó là cơ sở, nền tảng mang tính định hướng để nữ giới Việt học tập, rèn luyện, tu dưỡng. Hiện nay, viêc định hình những chuẩn mực phẩm chất đạo đức người phụ nữ chưa được rõ nét, đang mập mờ giữa cái cũ và cái mới. Do vậy, mỗi ngành nên xây dựng điển hình về phẩm chất đạo đức người phụ nữ mới phù hợp với ngành nghề, trên cơ sở định hướng những chuẩn mực chung cần có của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.

Từ những những phẩm chất đạo đức chuẩn mực của người phụ nữ do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nêu ra: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang cần phải được cụ thể hoá thành những nội dung phù hợp cho từng lớp đối tượng như học sinh, thanh niên, công nhân, nông dân, trí thức, cán bộ, doanh nhân,v..v... Dần dần,

86

các phẩm chất đạo đức chuẩn mực đó sẽ tạo thành các khuôn mẫu ứng xử và thói quen trong cuộc sống. Khi đã trở thành khuôn mẫu ứng xử thì nó sẽ có thể hình thành và định vị khung của lối sống đạo đức của từng người, từng gia đình, nhà trường, doanh nghiệp, công sở... Đồng thời, nó sẽ góp phần duy trì sự ổn định của các chuẩn mực phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt trong điều kiện xã hội đầy sự biến động. Muốn vậy, cần tạo dư luận xã hội ủng hộ, khuyến khích các hành vi tích cực, phê phán các hành vi tiêu cực; tổ chức các cuộc thi viết về: gương tốt điển hình phẩm chất đạo đức người phụ nữ, về những tiêu chí, chuẩn mực của phái nữ phù hợp với cơ quan mình.

2.2.2.4. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ

Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ cần tập trung vào những vấn đề: Triển khai thực hiện tốt Luật bình đẳng giới, cải cách thể chế để tạo lập quyền và cơ hội bình đẳng cho phụ nữ và nam giới. Cải cách pháp lý sẽ tăng cường bình đẳng giới rõ nét nhất qua: Luật hôn nhân gia đình, luật chống bạo hành, bạo lực, quyền về đất đai, luật lao động, quyền chính trị. Việc này sẽ tạo môi trường cho sự bình đẳng về cơ hội và quyền lực, hai yếu tố thiết yếu để đạt được bình đẳng giới trên các phương diện khác như giáo dục, y tế và tham gia chính trị. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm.

Đẩy nhanh phát triển kinh tế nhằm khuyến khích tham gia và phân bố nguồn lực công bằng hơn. Phát triển kinh tế có xu hướng làm tăng năng suất lao động và tạo nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, thu nhập cao hơn, và mức sống tốt hơn. Đầu tư có trọng điểm vào cơ sở hạ tầng và giảm bớt chi phí cá nhân cho phụ nữ khi thực hiện vai trò của họ trong gia đình sẽ có thể giúp họ có thêm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác, dù là để tạo thu nhập hay làm công tác xã hội. Điều này cũng tạo

87

điều kiện thuận lợi cho việc học hành của phụ nữ. Thiết kế chính sách thị trường lao động phù hợp, như về nghỉ đẻ, sa thải, dưỡng bệnh, nghỉ bắt buộc… trong việc sinh đẻ để tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội tham gia công việc trên thị trường, đồng thời chăm sóc gia đình, cung cấp bảo trợ xã hội, an sinh xã hội phù hợp.

Ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ như trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới; tăng nhanh tỷ lệ nữ được đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học. Tạo điều kiện để phụ nữ dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa xóa mù chữ, phổ cập giáo dục phổ thông, đào tạo nghề, tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hoá. Mở rộng các quan hệ hợp tác giao lưu, vừa phù hợp với xu hướng thời đại, vừa chia sẻ, trao đổi được kinh nghiệm quốc tế trong việc giài quyết các vấn đề về giới, đồng thời lại mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc cho phụ nữ. Tạo điều kiện trao đổi cởi mở các ý tưởng với phụ nữ, nâng cao tính minh bạch trong hoach định chính sách.

Hỗ trợ phụ nữ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ dôi dư khi cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, phụ nữ nông thôn không còn đất canh tác, phụ nữ nghèo, tàn tật.

Có chính sách về nhà ở, chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần cho lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung.

2.2.2.5. Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho phụ nữ

Trong cuộc sống của mỗi con người cụ thể luôn gắn với những công việc nhất định. Nếu không có việc làm, không lao động thì con người không có lẽ sống đạo đức, không có hạnh phúc và hành vi sẽ bất thiện. Từ lao động, con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách, thể hiện được giá trị của mỗi cá nhân, khẳng định mình trong xã hội. Hoạt động lao động nói chung giúp hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân.

88

Hiện nay, phụ nữ bị hạn chế hơn nam giới về cơ hội có việc làm và thu nhập do trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp. Lao động nữ qua đào tạo nghề mới đạt 15,5%. Tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt 46,5% trong tổng số lao động được giải quyết việc làm của cả nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ ở thành thị 6,14% năm 2005 theo Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước ban hành ngày 27/4/2007. Trong nhiều doanh nghiệp, việc làm của lao động nữ cũng thiếu ổn định, điều kiện lao động, điều kiện sống không được bảo đảm. Ở nông thôn, phát triển ngành nghề còn chậm, năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập không ổn định; phụ nữ thiếu việc làm, di cư tự phát ra thành phố ngày càng tăng. ở miền núi, vùng sâu, xa, tỷ lệ phụ nữ mù chữ và phụ nữ nghèo còn cao.

Trong điều kiện thiếu việc làm hoặc do không được sự tin tưởng giao việc làm, phụ nữ dễ trở nên thụ động, không có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức.

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)