Nhóm giải pháp nhận thức

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 76)

Phẩm chất đạo đức của người phụ nữ được xác lập dần trong nền đạo đức do xã hội tạo nên và nhờ ảnh hưởng của dư luận, nhận thức của xã hội để ngấm ngầm tác động vào hành vi của các thành viên xã hội, hình thành nên sức mạnh chế ước

73

của quy phạm đạo đức. Bởi vậy trong quá trình tạo lập hệ thống chuẩn mực phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam cần tích cực tìm kiếm con đường chuyển hóa từ nhận thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức. Thứ chuyển hóa này tuyệt nhiên không phải là quá trình sinh thành tự phát mà nó cần sự nỗ lực của xã hội đề xướng, chủ động xây dựng kết hợp tự giác rèn luyện của người phụ nữ. Để cụ thể hoá điều đó, cần phải tiến hành theo một số giải pháp sau:

2.2.1.1. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, xã hội trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức mới cho người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Đây là giải pháp quan trọng, căn bản nhất, lâu dài và bền vững trong xây dựng phẩm chất đạo đức mới cho phụ nữ Việt Nam.

Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên mà con người xác lập các quan hệ xã hội ban đầu của mình, là cái nôi hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho mỗi người từ nhỏ cho đến khi trưởng thành. Phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ đầu tiên và trước hết được định hình và phát triển trong môi trường gia đình - tế bào của xã hội. Chính vì vậy, nề nếp gia phong, truyền thống gia đình, cách thức giáo dục, giao tiếp, ứng xử sẽ là những nhân tố tác động quan trọng đến việc hình thành nhân cách, quá trình học tập, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Vì vậy, phát huy vai trò gia đình trong quá trình ấy là vấn đề rất quan trọng. Chức năng quan trọng nhất của gia đình là giáo dục hình thành nền tảng đạo lý ở con người: lẽ phải, tình thương yêu, đạo làm người, làm cha, làm mẹ, làm con, làm vợ, làm chồng, làm anh, làm chị, làm em... So với giáo dục xã hội thì giáo dục của gia đình có thế mạnh là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân trong gia đình với nhau, tạo nên sức mạnh cảm hóa to lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Thực tế cho thấy rằng: đại đa số những bé gái, nữ sinh hay là người vợ, người mẹ có những suy thoái về phẩm chất đạo đức dẫn đến vi phạm pháp luật đều xuất thân từ hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, không hạnh phúc. Để tránh được tình trạng ấy, mỗi gia đình Việt Nam cần phải:

74

- Xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, không phương hại cho cái chung, cần được các thành viên trong gia đình chiếu cố và đáp ứng, những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức.

- Có sự sẻ chia trong công việc của gia đình giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái nhằm tăng sự gắn bó trong tình cảm gia đình và giải phóng bớt áp lực công việc gia đình ở người phụ nữ.

- Tôn trọng quyền tự do, dân chủ của cá nhân, thực hiện nguyên tắc bình đẳng gữa các thành viên trong gia đình, tránh tình trạng “chồng chúa vợ tôi”, lên án, chống bạo lực trong gia đình. Đây là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta.

- Cha mẹ quan tâm định hướng cho con có trách nhiệm và ứng xử đúng chuẩn mực đạo đức trong quan hệ bạn bè, nhất là trong quan hệ tình yêu, hôn nhân. Cha mẹ càng cần phải tôn trọng, quan tâm tìm hiểu tâm tư, tình cảm của con cái, có thái độ mềm dẻo, không nên áp đặt cho con những quan điểm của mình, không can thiệp thô bạo vào các mối quan hệ của con mà chỉ nên quan tâm chia sẻ, tìm hiểu và định hướng cho con có cách ứng xử phù hợp.

- Gia đình cần tránh tình trạng vô trách nhiệm, buông lỏng sự giáo dục, nuông chiều hoặc đánh đập làm nhục con cái. Để có được thế hệ trẻ với những phẩm chất đạo đức cao đẹp, thiết nghĩ vai trò của mỗi gia đình là rất lớn; việc chăm lo giáo dục đạo đức cho thanh niên cần được các bậc ông bà, cha mẹ đặc biệt quan tâm.

Bên cạnh đó, vai trò của xã hội hết sức quan trọng trong xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. Xã hội là môi trường thực tế, giúp chị em hoàn thiện một số kỹ năng cuộc sống, đồng thời cũng chi phối rất nhiều đến suy nghĩ và hành động của họ. Trong điều kiện kinh tế - xã hội thời kỳ phát triển KTTT, CNH, HĐH hiện nay, bên cạnh vai trò điều chỉnh đạo đức của các thiết chế xã hội

75

cổ truyền như làng xã, xóm làng, láng giềng họ tộc thì vai trò của các cơ quan đơn vị, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội là hết sức quan trọng trong việc xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ.

- Các cơ quan đơn vị, các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ tác động của đạo đức đối với hiệu quả công việc, với uy tín của đơn vị và với đời sống tinh thần của cán bộ, công nhân viên. Từ đó, chú trọng hơn đến việc tuyên truyền vận động và có những hình thức khen thưởng kịp thời để khuyến khích việc rèn luyện phẩm chất đạo đức của cán bộ, công nhân viên nữ.

- Các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần chú trọng phát huy vai trò đối với việc xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Các tổ chức chính trị - xã hội một mặt, phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của nữ giới trong việc giúp cho nhà nước quản lý kinh tế, quản lý xã hội theo hướng đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế cũng như trong sinh hoạt xã hội. Mặt khác, hỗ trợ giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nước chưa thể bao quát hết, trong đó có những vấn đề có liên quan đến việc xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Vì vậy, các tổ chức này phải đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tham gia tích cực hơn vào công cuộc xây dựng đạo đức mới, chống lại những biểu hiện tiêu cực của phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục hội viên là những cặp vợ chồng trẻ sắp có con cách thức dạy con, quản lý con một cách khoa học, phù hợp lứa tuổi. Hội cũng cần phối hợp với các tổ chức khác hỗ trợ các gia đình có vợ, con hư, nghiện hút, sa vào tệ nạn xã hội. Đặc biệt, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội gần gũi nhất đối với thanh niên nhất (trong đó có các nữ đoàn viên) nên hình thức giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua hoạt động của Đoàn là rất cần thiết.

76

Để phát huy chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình và xã hội trong xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ thì giữa gia đình và xã hội phải có sự thống nhất về quan điểm, chủ trương, mục đích trong xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Gia đình tạo điều kiện để nữ giới tham gia vào các hoạt động xã hội, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sống. Đồng thời các cơ quan, tổ chức xã hội cũng có những chính sách ưu tiên, khuyến khích thích đáng để chị em hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ của mình. Hơn nữa, giữa gia đình và các cơ quan, tổ chức xã hội phải thường xuyên có sự trao đổi, tổng kết, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục phẩm chất đạo đức cho phụ nữ. Có như vậy các chủ thể giáo dục phẩm chất đạo đức mới cập nhật, đánh giá đúng tình hình học tập, làm việc, rèn luyện phẩm chất đạo đức của các chị em một cách sát sao và có phương án can thiệp kịp thời trong việc khích lệ, động viên hoặc ngăn chặn, hạn chế những hành vi sai trái. Như vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và xã hội để định hướng các phẩm chất đạo đức mới cho phụ nữ trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là giải pháp hết sức căn bản, quan trọng trong bối cảnh hiện nay.

2.2.1.2. Tuyên truyền chống lại mặt lạc hậu, không phù hợp, cản trở đến tiến bộ của phụ nữ Việt Nam của đạo đức truyền thống đã ăn sâu trong nếp nghĩ và lối sống của con người, đồng thời kế thừa, phát huy giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ trong việc xây dựng đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam hiện nay

Muốn xây dựng phẩm chất đạo đức mới cho người phụ nữ Việt Nam có hiệu quả, điều đầu tiên chúng ta phải xóa bỏ được những quan niệm, tư tưởng cũ lỗi thời, không còn phù hợp đang là vật ngăn cản quá trình ấy. Nhân dân ta sống lâu đời trong nền sản xuất nhỏ, chịu sự tác động hàng chục thế kỷ của hệ tư tưởng phong kiến, trong đó có ảnh hưởng rất lớn của Nho giáo mà theo đó, vai trò của người phụ nữ luôn bị xem nhẹ hơn nam giới. Những mặt tiêu cực, lạc hậu của đạo đức Nho giáo dưới chế độ phong kiến với thuyết „tam tòng, tứ đức‟ không còn phù hợp, đang cản trở tiến bộ của phụ nữ, cản trở những phẩm chất đạo đức mới của họ

77

nảy sinh, phát triển. Đặc biệt là chúng ta phải gạt bỏ tâm lý "trọng nam khinh nữ", gia trưởng độc đoán… để tạo điều kiện cho thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, để nữ giới góp sức vào sự phát triển chung của đất nước. Để thực hiện được điều đó, cần các biện pháp: Thứ nhất, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN gắn liền với việc cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu cũ, đồng thời xây dựng nếp sống mới, phong tục, tập quán mới trong nhân dân. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN là con đường tối ưu để xóa bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, đưa nền kinh tế của đất nước lên sản xuất lớn hiện đại, là tiền đề xóa bỏ triệt để những cơ sở kinh tế xã hội của chế độ phong kiến, bởi những tàn tích phong kiến: phong tục tập quán cũ như "lệ làng", hương ước, "lệ làng hơn phép nước", "phép vua thua lệ làng" gạt bỏ tâm lý "trọng nam khinh nữ", gia trưởng độc đoán, hủ tục lạc hậu như bói toán, tướng số, những lễ nghi quá rườm rà, lãng phí trong việc ma chay, cưới xin chỉ có thể bị xóa bỏ dần trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng, hình thành lối sống mới, phẩm chất đạo đức mới trong nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng. Thứ hai, đẩy mạnh dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu cấp thiết của sự phát triển đất nước. Khắc phục tình trạng quan liêu, dân chủ hình thức, khắc phục tình trạng ức hiếp quần chúng, coi thường phụ nữ. Trên thực tế, tư tưởng địa vị, tâm lý hiếu danh, đầu óc bảo thủ, coi thường phụ nữ trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ tổ chức được biểu hiện ra một cách rất hủ bại. Vì vậy, phải khắc phục từng bước có hiệu quả những nhận thức lệch lạc về phụ nữ, tạo sự bình đẳng nam - nữ trong xã hội.

Song song với việc xóa bỏ những tư tưởng đạo đức cũ đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thời đại mới, xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay phải trên nền tảng, cơ sở vững chắc của đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, của phụ nữ nói riêng. Kết hợp giá trị đạo đức truyền thống với yếu tố thời đại nhằm làm cho nữ giới đáp ứng được

78

yêu cầu CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế nhưng vẫn mang nét riêng của người con gái Việt Nam. Họ hiện đại nhưng vẫn không xa rời dân tộc.

Việc giáo dục truyền thống phải được tiến hành thường xuyên nhằm giúp nữ giới có sức đề kháng với những "căn bệnh" về vật chất và tinh thần mà mặt trái của cơ chế thị trường và toàn cầu hoá tạo ra. Đồng thời, cần khắc phục những mặt tiêu cực của các phẩm chất đạo đức truyền thống như: tự ti, thụ động của người phụ nữ. Chúng ta chỉ đấu tranh cho phụ nữ có được các quyền, cơ hội, trách nhiệm và vị thế ngang với nam giới, chứ không cố gắng làm cho phụ nữ mất nữ tính. Công, dung, ngôn, hạnh mãi mãi là "khuôn vàng thước ngọc" của người phụ nữ ở mọi thời đại. Có điều phải hiểu nội hàm, tức là ý nghĩa của bốn cái đức đó đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thời đại mới. “Công” xưa kia chỉ được coi là việc tề gia nội trợ, giỏi việc may vá, thêu thùa, chăm sóc gia đình, chăm chỉ cày cấy. Ngày nay, chữ “công” được hiểu là có sự nghiệp riêng, có công ăn việc làm, không phụ thuộc hay ỉ lại người chồng. “Dung” là dung nhan, là sắc đẹp thì xưa và nay cũng đã khác. Nếu xưa kia lý tưởng của cái đẹp là "mắt bồ câu, lông mày lá liễu," "thắt đáy lưng ong," tóc dài da trắng, yểu điệu thục nữ… thì ngày nay vẻ đẹp đa dạng hơn. Có vẻ đẹp kiêu sa, quý phái, có vẻ đẹp khoẻ khoắn, năng động, cũng có cả vẻ đẹp "bốc lửa" nữa. “Ngôn” là cách nói năng, không nhất thiết phụ nữ lúc nào cũng phải e lệ, nói năng nhỏ nhẹ, miệng cười chúm chím mới gọi là đẹp. Nói năng rõ ràng, mạch lạc, ngôn từ chuẩn mực, dễ nghe, truyền cảm và phù hợp với từng hoàn cảnh là quan trọng nhất. Một cô giáo không nên ăn nói hùng hổ, nhưng một nữ giám đốc đôi khi cũng phải "lên giọng" với nhân viên, chứ cứ ăn nói nhỏ nhẹ thì chưa chắc đã được việc. "Hạnh" là phẩm hạnh của người phụ nữ, dù ngày nay có ít nhiều thay đổi những vẫn được đưa lên hàng đầu chỉ sự nết na, chung thủy...

Muốn đạt được hiệu quả cao, Nhà nước cần đầu tư hỗ trợ tập trung vào việc đầu tư xây dựng những giá trị vật thể và phi vật thể đóng vai trò định hướng được lối sống, phẩm chất đạo đức và chuẩn giá trị xã hội như: phim ảnh, in sách hoặc thi

79

viết, thi tìm hiểu về lịch sử hay tìm hiểu văn hoá truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình...). Như vậy, phải qua giáo dục về văn hoá truyền thống để làm cho người phụ nữ "hiểu" và từ "hiểu" đến chỗ "cần" rồi phải "tự thân vận động". Nói cách khác, trang bị cho nữ giới những kiến thức về văn hoá truyền thống, giúp họ có ý thức để rồi tự ý thức được về những điều cần làm với những phẩm chất đạo đức truyền thống dân tộc, phụ nữ.

Bên cạnh đó phải tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy các phẩm chất đạo đức truyền thống. Bởi lẽ, các phẩm chất đạo đức truyền thống là của cả cộng đồng dân tộc, của một giới nhưng chủ thể gắn liền với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 76)