hiện nay
Thực trạng phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam hiện nay như đã nêu trên là do tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau sau đây:
Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có tác động hai mặt đến phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam
Về mặt tích cực, KTTT định hướng XHCN ở nước ta đã tạo nhiều thuận lợi
cho phụ nữ giữ gìn, phát triển phẩm chất đạo đức, đem lại nhiều lợi ích để chị em thực hiện quyền bình đẳng của giới mình. KTTT năng động đã kích thích tính nhạy bén, sáng tạo của phụ nữ trong lao động, sản xuất, kinh doanh. Nó đã tạo ra nhiều ngành nghề mới, đem lại nhiều việc làm hơn cho phụ nữ, nhất là ngành dịch vụ. Phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh doanh nên đã tăng thêm thu nhập, năng lực quản lý, năng lực xã hội cũng tăng lên. Sự đóng góp của phụ nữ cho kinh tế gia đình, cộng đồng, xã hội ngày càng rõ nét. Nữ giới ngày càng tự tin, quyết đoán, độc lập, trình độ tin học, ngoại ngữ, quản lý không ngừng được nâng cao.
Về mặt tiêu cực, nền KTTT định hướng XHCN đã và đang tác động đến toàn
diện đời sống của nhân dân ta, trong đó phụ nữ là đối tượng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trước hết, trong nền kinh tế đó sự phân công lao động theo ngành nghề, lĩnh vực, theo giới và theo trình độ phân cực rõ nét. Phụ nữ thường lao động trong những ngành nghề, lĩnh vực có thu nhập thấp. Điều đó đã đặt ra không ít rào cản cho việc giữ gìn, phát triển phẩm chất đạo đức của người phụ nữ. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường cùng quá trình CNH, HĐH đất nước cũng đang chuyển một số lượng lớn diện tích đát nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp và đô thị lớn, ảnh hưởng lớn đến đời sống người phụ nữ. Đa số phụ nữ lớn tuổi phải chuyển đổi nghề nông đang ổn định sang buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, bấp bênh, chạy chợ lo kiếm sống nên thời gian lo cho bản thân, học hỏi, nâng cao hiểu biết ngày càng ít. Còn một bộ phận nữ giới trẻ do thiếu đất sản xuất ra thành phố kiếm sống nên dễ
67
sa vào các tệ nạn xã hội, dễ trở thành đối tượng của nghiện hút, mại dâm, môi giới mại dâm, buôn bán ma túy. Đồng thời, CNH, HĐH cũng thu hút một bộ phận khá lớn nam giới ra thành phố, khu công nghiệp kiếm việc. Không ít trong số họ cũng rơi vào các tệ nạn, nhất là nghiện hút, nhiễm HIV/AIDS, đem về truyền sang cho vợ con đã làm cho nhiều gia đình kiệt quệ về kinh tế, tan nát tình cảm. Người phụ nữ Việt tiếp tục phải hy sinh, mất mát để “giải cứu” người thân. Đặc biệt, cơ chế kinh tế thị trường đã tạo ra cho nhiều gia đình có thu nhập khá giả nhưng tình trạng trẻ em hư lại gia tăng trong các gia đình đó. Sự lỏng lẽo, hời hợt trong tình cảm gia đình cộng với ma lực cám dỗ của rất nhiều tệ nạn xã hội, cùng lối sống ích kỷ, chủ nghĩa thực dụng, đua đòi, chạy theo đồng tiền thời nay là những thách thức không nhỏ đối với việc giáo dục con cái, bảo vệ hạnh phúc gia đình đang đè nặng lên đôi vai người phụ nữ. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng và trình độ. Do vậy, người phụ nữ cũng phải đàu tư thời gian cho việc học tập nâng cao năng lực. Đồng thời, với thiên chức làm vợ, làm mẹ, người phụ nữ phải mất 5 - 6 giờ/ ngày cho công việc gia đình, điều này dẫn đến tình trạng người phụ nữ trong xã hội hiện đại phải lao động quá mức độ cho phép. Mặc dù kinh tế gia đình có khá hơn trước, nhưng áp lực công việc xã hội cùng trách nhiệm với gia đình khiến cho việc thực hiện chức năng kép của phụ nữ hiện đại ngày càng khó khăn hơn. Đây là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thực trạng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam nó trên.
Thứ hai, toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác quốc tế đã, đang đặt ra những thuận lợi và thách thức, ảnh hưởng trực tiếp tới phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Về mặt thuận lợi, toàn cầu hóa tạo điều kiện để phụ nữ mở rộng giao lưu,
hợp tác quốc tế về việc làm, học tập, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo… mở rộng tầm nhìn ra ngoài thế giới, khu vực. Qua đó, phụ nữ được nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học, ngoại ngữ, trình độ quản lí, tổ chức sản
68
xuất, kinh doanh. Hơn nữa, toàn cầu hóa đã phá vỡ những rào cản văn hóa lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp (Tam tòng, trọng nam, khinh nữ), phụ nữ được tiếp cận với nhiều giá trị tiến bộ của nhiều nền văn hóa trên thế giới để làm giàu hơn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam. Họ có điều kiện để nhận thức tốt hơn về hôn nhân, gia đình, giá trị bản thân, vai trò, trách nhiệm đối với gia đình, với công việc. Đặc biệt, toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội kiếm việc làm, tăng them thu nhập và cải thiện địa vị kinh tế cho người phụ nữ.
Những thách thức, toàn cầu hóa đang có xu hướng làm biên giới giữa các quốc gia ngày càng mờ đi, “biên giới mềm” ngày càng có ưu thế. Bởi vậy tình trạng buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia đang là kẻ hở lớn lôi kéo một số phụ nữ vào các hoạt động phạm pháp. Hơn nữa, toàn cầu hóa đang làm cho nền văn hóa của mỗi quốc gia xích lại gần nhau hơn, song cũng dễ bị “hòa tan” hơn. Bản sắc văn hóa dân tộc, nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt dễ bị bào mòn, thậm chí triệt tiêu. Du nhập lối sống Tây hóa, nhiều bạn trẻ có lối sống thực dụng, dễ dãi, buông thả, đua đòi, quan niệm lệch lạc về tình yêu, gia đình. Hành động sai bắt nguồn từ suy nghĩ lệch lạc, không phải con người không được giáo dục mà vì “văn hóa mới” xâm nhập vào Việt Nam khá dễ dàng và không chọn lọc.
Thứ ba, thực trạng phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam hiện nay một phần cũng xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc
Những yếu tố văn hóa truyền thống như: coi trọng gia đình, đề cao lòng thủy chung, yêu thương con người đã tạo cơ sở nền tảng để phụ nữ Việt Nam phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống trong bối cảnh hiện nay. Nhờ có nền tảng vững chắc đó, nhiều phụ nữ đã vượt qua được những cạm bẫy, những cám dỗ của môi trường xung quanh; vượt qua những thử thách, khó khăn, vất vả trong công việc gia đình và xã hội để hoàn thành vai trò kép của mình một cách xuất sắc.
Bên cạnh đó, trong yếu tố văn hóa truyền thống có tư tưởng Nho giáo cũng là nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực trong thực trạng phẩm chất đạo đức của
69
phụ nữ Việt Nam hiện nay. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ là quan niệm cổ hủ, lạc hậu điển hình nhất nhìn theo góc độ bình đẳng giới đã, đang ăn sâu vào nếp nghĩ, tâm lý, hành động, quan niệm xã hội của đại đa số người Việt. Hiện nay, không ít nam giới suy nghĩ về phụ nữ theo tư tưởng Nho giáo trước đây, coi thường khả năng của phụ nữ, nhất là khả năng quản lý và lãnh đạo. Họ có tư tưởng không phục tùng, không muốn làm việc dưới quyền lãnh đạo của phái nữ. Mặt khác, thuyết tam tòng, tứ đức trong một thời gian dài đã cột chặt phụ nữ Việt với gia đình, với chồng, con khiến cho họ quen sống thụ động, tự ty, an phận, chấp nhận những đối xử bất bình đẳng, chưa biết tự bảo vệ mình trước những tệ nạn: buôn bán phụ nữ, bạo lực gia đình. Họ luôn có mặc cảm thấp kém hơn so với nam giới. Đó là những lý do khiến người phụ nữ nhường nhịn, lép vế, dẫn đến người đàn ông lấn lướt và càng tin vào đặc quyền đàn ông của mình. Vì thế người đàn ông mới hung hăng đánh đập khi có mâu thuẫn, thì lúc đó thay vì phản kháng lại, người phụ nữ lại răm rắp làm theo vì muôn đời nay ở Việt Nam: xấu chàng hổ thiếp, không nên vạch áo cho người xem lưng, vợ chồng đóng cửa bảo nhau, sống vì còn cái.
Thứ tư, tác động của đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với phụ nữ
Từ khi có Đảng, nhất là thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã được Liên Hợp quốc đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều tiến bộ về quan điểm, chính sách đối với phụ nữ. Trong bốn bản Hiến pháp (1946, 1959, 1980, 1992) qua các lần sửa đổi, trong nhiều văn bản pháp luật khác của nước ta: luật hôn nhân và gia đình, luật bảo hiểm, luật lao động, luật phòng chống bạo lực gia đình (2008), luật bình đẳng giới (2007), các chiến lược quốc gia, ký các cam kết quốc tế về bình đẳng giới để bảo vệ quyền của người phụ nữ, tạo điều kiện để họ phát triển và tiến bộ.
Tuy nhiên, việc cụ thể hóa, triển khai thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ quyền lợi, phát triển người phụ nữ, xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ nói riêng vẫn còn những hạn
70
chế nhất định. Trước hết, trong một số văn bản của các cấp ủy đảng, sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại: quy định về tuổi tham gia vào các cấp ủy đảng, tuổi đề bạt vào một số chức vụ nữ thấp hơn nam 5 năm. Từ đó dẫn tới sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong nhiều văn bản luật của nhà nước: quy định một số ngành nghề nữ giới không được tham gia, chính sách thai sản, chính sách con ốm mẹ nghỉ, chính sách đưa con đi học tập trung, số năm đóng bảo hiểm để hưởng chế độ nghỉ hưu… đều bất lợi nhiều hơn cho nữ giới so với nam giới. Mặt khác, nhiều chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước lại không được thực thi một cách hiệu quả trong thực tiễn, nên quyền lợi nhiều phụ nữ không được bảo vệ. Chẳng hạn như: phụ nữ bạo hành nhiều hơn, bị định kiến nhiều hơn, làm việc nhà nhiều hơn nam giới. Hơn nữa, tư tưởng tâm lý trọng nam, khinh nữ biểu hiện ở một số cán bộ quản lý, cán bộ tổ chức ở cơ quan, đơn vị, thường chỉ thích bố trí tiếp nhận cán bộ nam trong khi nhiều cán bộ nữ có phẩm chất đạo đức, có thành tích học tập, năng lực công tác tốt hơn. Họ nhìn nhận thành tích của cán bộ nữ một cách sai lạc, hiện tượng cán bộ nữ làm việc trái với chuyên môn được đào tạo khá phổ biến. Tình trạng này gây ra những hậu quả nghiêm trọng, lãng phí công sức đào tạo của xã hội đối với phụ nữ. Hạn chế việc phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Đặc biệt, số phụ nữ nắm giữ cương vị lãnh đạo đã ít lại không đồng đều trong nhiều ngành nghề. Phụ nữ thường tập trung vào những lĩnh vực được coi là "nhẹ nhàng" và có "tính nữ'" như: y tế, giáo dục và thường cũng chỉ là cấp phó giúp việc cho cấp trưởng là nam giới. Đây là nguyên nhân cản trở rất lớn sự phát triển của phụ nữ trong gia đình và xã hội, đồng thời cũng là môi trường thuận lợi cho tàn dư tư tưởng lạc hậu của xã hội cũ trú ngụ, phát triển. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật còn nhiều kẻ hở gây nên tình trạng lừa đảo, chụp giật, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất - buôn bán hàng giả, trốn thuế, chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng… Chính sự giàu có từ những việc làm phi pháp mà không bị trừng trị thích đáng đã tạo điều
71
kiện cho lối sống sa đọa, buông thả, đi ngược lại truyền thống dân tộc ở một số bộ phận nữ giới nước ta.
Thứ năm, thực trạng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam hiện
nay còn có nguyên nhân căn bản từ chính bản thân người phụ nữ
Nền kinh tế thị trường đã đem đến nhiều điều kiện thuận lợi, cơ hội cũng
như nhiều thách thức, khó khăn, cạm bẫy và cả rất nhiều cám dỗ cho nữ giới ngày nay. Nếu như phụ nữ Việt Nam biết tôi luyện phẩm chất đạo đức, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ thì họ có đủ năng lực để “miễn dịch” trước tiêu cực của xã hội, vươn lên nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, thử thách để khẳng định được vị thế, vai trò của mình, đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển đất nước, tiến bộ của xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận phụ nữ nước ta hiện nay không chịu rèn luyện bản thân, chưa chịu khó cập nhật thông tin nên dễ rơi sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Họ chưa chú trọng việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức; chưa có ý thức giữ gìn, phát huy các phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ chạy theo lối sống Tây hóa. Hơn nữa, do thái độ thụ động, tự ti, ít học hỏi, ngại giao tiếp nên nhận thức về giới, pháp luật; hiểu biết về các vấn đề xã hội của một bộ phận phụ nữ còn hạn chế, thiếu thông tin, chưa dám bứt khỏi cái bóng của chính mình, quen sống cam chịu, thụ động, lệ thuộc. Đó là những nguyên nhân dẫn đến một số phụ nữ không biết bảo vệ mình, chấp nhận bạo lực gia đình và dễ bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội.
Tóm lại, phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam hiện nay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Bên cạnh những rất nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp hiện đại đã hình thành và phát triển khiến cho người phụ nữ ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng đáp ứng sự phát triển xã hội thì phẩm chất đạo đức ở một bộ phận phụ nữ Việt Nam xuống cấp, giá trị đạo đức bị xói mòn gây nhức nhối dư luận và ảnh hưởng tiêu cực, cản trở tới phát triển xã hội. Thực trạng đó là kết
72
quả của sự tổng hợp của nhiều yếu tố: kinh tế thị trường; toàn cầu hóa, giao lưu, hợp tác quốc tế; tư tưởng Nho giáo; đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và bản thân người phụ nữ. Trong đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường và bản thân người phụ nữ là hai nguyên nhân căn bản nhất. Sự phân tích