Mặt tích cực

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 45)

2.1.1.1. Phụ nữ Việt Nam trân trọng, giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong truyền thống.

Lịch sử hằng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho Việt Nam có một truyền thống đạo đức lâu đời, bền vững. Cái hồn của truyền thống đạo đức ấy kết tinh ở lòng yêu nước; thương người; tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng; cần cù, tiết kiệm. Những phẩm chất đạo đức ấy thể hiện sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng. Phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam cũng được định hình trong thử thách khắc nghiệt chống thiên tai và chống ngoại xâm, đoàn kết và cố kết cộng đồng, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh của hợp tác và đồng thuận, anh hùng, bất khuất; trung hậu; đảm đang; thủy chung. Những phẩm chất đạo đức ấy chẳng những được quy định thành văn mà còn được tổng kết thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động, là sự khẳng định các giá trị: công, dung, ngôn, hạnh.

Trong thời hiện đại, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp ấy vẫn được phần lớn phụ nữ Việt Nam trân trọng, giữ gìn. Sự gìn giữ những phẩm chất đạo đức truyền thống như là “tấm căn cước” của người phụ nữ Việt khi hội nhập vào thế giới. Nó làm nên bản sắc riêng đáng tự hào của phụ nữ Việt Nam. Bởi vậy, vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam ngày nay dù đã được nâng lên một bước phù hợp với thời đại trong xu thế hội nhập toàn cầu, nhưng vẫn giữ được tính dân tộc đậm đà. Họ

42

vẫn phát huy vẻ đẹp của một thời anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, công, dung, ngôn, hạnh. Họ đang viết tiếp trang sử oanh liệt của Bà Trưng, Bà Triệu dưới thời đại mới và là những con người hiện đại nhưng không xa rời dân tộc.

Dù ở hoàn cảnh nào, ở thời kỳ nào, phụ nữ Việt Nam cũng là người đóng vai trò chính trong việc xây dựng, giữ gìn gia đình - tế bào của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống có nhiều thay đổi và sự bất bình đẳng giới đang dần giảm đi nhưng vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam vẫn không thay đổi. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, đất nước đang hội nhập đã làm thay đổi nhiều thứ, con người có nhiều mối quan hệ hơn, năng động hơn, thông minh hơn, làm được nhiều điều thần kỳ hơn nhưng cuộc sống cũng nhiều thách thức, lo toan, áp lực hơn. Hơn lúc nào hết, vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình được phát huy sẽ làm cuộc sống được cân bằng, trở nên ấm áp, nhẹ nhõm hơn. Họ vẫn là những “nội tướng” trong gia đình, là cầu nối giữa các thành viên trong gia đình lại với nhau. Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em Việt Nam cho rằng: những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp người phụ nữ Việt Nam với tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” hiện nay vẫn còn nguyên giá trị.

Những phẩm chất đạo đức truyền thống được người mẹ tiếp tục truyền sang cho con gái và cứ như thế phẩm chất đạo đức tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ Việt Nam. Điều đó tạo nên nét đẹp rất riêng của người phụ nữ Việt Nam không lẫn, không tan theo năm tháng.

2.1.1.2. Phụ nữ Việt Nam chủ động tiếp cận nhiều giá trị đạo đức của xã hội hiện đại, ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng đáp ứng sự phát triển xã hội.

Toàn bộ môi trường kinh tế - xã hội, với các nhân tố đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế thông qua hệ thống các quan hệ xã hội có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành, phát triển phẩm chất đạo đức của nữ giới. Theo sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, theo trào lưu của thời đại không ngừng tiến bộ, người phụ nữ ngoài trách nhiệm

43

truyền thống nuôi dạy con cái, còn được tham dự vào nền kinh tế và điều hành, quản lý xã hội. Vai trò của người phụ nữ từ làm con, làm vợ, làm dâu, làm mẹ… cho đến là doanh nhân, nghệ sỹ, giáo sư, giám đốc, nghị viên, bộ trưởng... từ phạm vi nhỏ hẹp trong gia đình phát triển rộng ra trong các tầng lớp ngoài xã hội như chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa… Những môi trường sống mới đó đòi hỏi và tạo điều kiện để phụ nữ Việt Nam mở rộng, bổ sung nội dung đạo đức truyền thống để phù hợp với bối cảnh mới, bồi dưỡng thành kỹ năng sống và làm việc trong môi trường hiện đại. Chính họ đã làm phong phú nội dung của các phẩm chất đạo đức truyền thống ấy trong thời đại mới, đem sức mạnh của chúng phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Trong điều kiện mới, các giá trị đạo đức truyền thống đã được phụ nữ Việt Nam thẩm định, đánh giá lại và phát triển. Cụ thể: hiện nay, phẩm chất đạo đức truyền thống như lòng yêu nước vẫn tiếp tục phát triển nhưng nó đã được bổ sung thêm và gắn liền với tinh thần yêu chủ nghĩa xã hội và tinh thần quốc tế vô sản. Đây không phải chỉ là sự gắn bó có tính hình thức mà thực sự đã làm biến đổi nội dung của tinh thần yêu nước, khiến nó vượt qua những hạn chế của lòng yêu nước truyền thống trước đây. Nội dung của chuẩn mực công, dung, ngôn, hạnh trong xã hội hiện đại có sự thay đổi. Song sự thay đổi dựa trên sự kế thừa và phát huy thêm những giá trị để phù hợp với thời đại. Với người phụ nữ Việt Nam, những phẩm chất tốt đẹp xưa vẫn cần được lưu giữ và phát triển. Công ngày nay còn có nghĩa: phải có nghề nghiệp ổn định và làm tốt nghề đó. Làm tốt công việc của mình sẽ giúp người phụ nữ tự tin, khẳng định được khả năng của mình, đóng góp được tài năng, trí tuệ cho xã hội và đóng góp kinh tế cho gia đình. Dung - của người phụ nữ thời nay: không còn là nét đẹp “yểu điểu thục nữ, liễu yếu đào tơ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để lao động tốt, để giữ gìn hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh khỏe mạnh. “Dung” - nét đẹp nữ tính, gọn gàng, tinh tế trong cách ăn mặc, trang điểm, là vẻ mặt tươi tắn, phong thái, cởi mở, hòa nhã, thân mật, chân

44

thành và biết khiêm nhường. Ăn mặc thời trang nhưng cũng phải phù hợp với môi sống, môi trường làm việc. Ngày nay, chữ “ngôn” còn đòi hỏi người phụ nữ không chỉ nói năng lịch thiệp, mà rất cần sự thẳn thắng, mạnh dạn, dám đấu tranh chống lại sự bất công, bất bình đẳng trong quan hệ gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ Việt Nam đã sáng tạo và phát triển tứ đức của Nho giáo một cách uyển chuyển, phù hợp với thời đại.

Với những đức tính vốn có, hiền hòa nhân ái, đúng đắn chân thực, người phụ nữ hiện đại còn bền bỉ bồi đắp kiến thức, mở mang trí tuệ để có đủ thông minh và tự tin xông vào trường đời, với sự dũng cảm và quyết đoán không kém gì nam giới. Đã có bao tấm gương phụ nữ thành đạt với những đức tính, phẩm chất đạo đức mới mẻ mang tính thời đại, mà xưa kia các cụ ta chưa hề tính đến. Đó là: sự tự tin, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Với vai trò vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, thực sự phụ nữ thời nay đã nâng khái niệm tứ đức “lên một tầm cao mới”. Theo đó, vẻ đẹp của người phụ nữ cũng mang một diện mạo mới, phong phú, đa dạng hơn, phù hợp với vị trí của mỗi người trong xã hội. Phụ nữ Việt Nam ngày nay đã thực sự thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại, tự ti để chuyển sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù hợp với xu thế thời đại.

2.1.1.3. Phụ nữ Việt Nam ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển đất nước.

Khi đất nước bước vào kỷ nguyên hội nhập với thế giới, trong công cuộc xây dựng đất nước trên con đường CNH, HĐH hiện nay, phụ nữ Việt Nam tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết.

Trước hết, người phụ nữ Việt Nam tiếp tục khẳng định vị trí hết sức quan trọng trong gia đình. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống. Không chỉ

45

chăm sóc, giúp đỡ chồng, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Chính họ đã tiếp sức cho con cái vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích.

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, phụ nữ tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động. Từ đảm đương vai trò đối nội trong khuôn khổ gia đình, người phụ nữ Việt Nam ngày nay còn tài cán với các trọng trách ngoài xã hội. Họ phải khẳng định giá trị, khả năng bằng sự nghiệp và tính vươn lên của bản thân. Khát vọng với sự nghiệp của người phụ nữ không đơn giản chỉ như thoát khỏi vòng cương tỏa gia đình. Hơn thế nữa họ còn khẳng định là những người có vị trí trong xã hội, được xã hội thừa nhận, đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội. Ngày càng có nhiều phụ nữ khẳng định được tài năng và phẩm chất trên các lĩnh vực mà trước đây một vài thập kỷ chỉ dành riêng cho nam giới. Đó là việc ngày càng có rất nhiều bóng hồng xinh đẹp thành công trong công tác đối ngoại của đất nước như bà Tôn Nữ Thị Ninh. Đó là việc phụ nữ trở thành phi công giỏi như chị Hoàng Thị Minh Hồng, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam cực. Còn rất nhiều những tấm gương phụ nữ hiện đại giỏi việc nước, đảm việc nhà, những phụ nữ thành đạt trên mọi lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành những cánh chim đầu đàn minh chứng cho vai trò và vị thế ngày càng cao và quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong đời sống hiện đại.

Hiện nay, phụ nữ Việt Nam góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển của đất nước. Họ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau và có ảnh hưởng không

46

nhỏ đối với giá trị và lợi ích của toàn xã hội. Nó được thể hiện thông qua các môi trường kinh tế, chính trị, giáo dục, luật pháp, văn hoá, nghệ thuật...

Về kinh tế: Có tới 71% phụ nữ là những người có thu nhập. Số hộ nghèo do

phụ nữ làm chủ đã giảm từ 37% năm 1998 xuống còn 8% năm 2004. Quyền của phụ nữ về kinh tế đã được nâng lên thông qua việc pháp luật quy định phụ nữ cùng đứng tên với nam giới trong giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai, nhà ở, và tài sản. Hiện nay, số doanh nghiệp do phụ nữ điều hành hoặc làm chủ chiếm tới trên 20% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam [4, tr.3]. Những doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ phần lớn thuộc về khu vực thương mại, dịch vụ, sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản. Nhiều tấm gương phụ nữ trẻ làm kinh tế giỏi không những chỉ làm giàu cho bản thân mà còn đóng góp được nhiều cho xã hội, giúp đỡ nhiều người có hoàn cảnh khó khăn giống mình.

Về chính trị: Với tỉ lệ nữ đại biểu trong Quốc hội là 27,31% của Khóa XI đã

đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhất Châu Á và thứ hai khu vực Châu Á Thái Bình Dương về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội không chỉ tăng dần số lượng qua từng khóa mà còn mạnh lên cả về chất lượng, hoạt động đại biểu và Việt Nam được đánh giá là nước có tỉ lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới. Tỉ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội (khóa XII) tăng lên tới 33,1%,số phụ nữ tham gia Hội đồng nhân dân các cấp là trên 20%. Hiện đang có kế hoạch tăng lên hơn 35% nữ đại biểu có mặt trong Quốc hội bất chấp rào cản trong bất bình đẳng giới [4, tr.3].

Về giáo dục: Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết. Học hàm, học vị của nữ

giới cũng chiếm tỷ lệ nữ cao trong tổng số cả nước: tốt nghiệp đại học là 36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69%. Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cũng ước tính tới gần 30%. Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như: giáo dục, y tế, dịch vụ. Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (kể cả ở nhà và bên ngoài) cao hơn rất nhiều so với nam giới [4, tr.4].

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về luật pháp: Phụ nữ được luật pháp bảo vệ với Luật Bình đẳng giới, Luật

hôn nhân và gia đình cùng các luật, nghị định, quyết định và pháp lệnh khác. Các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước cũng như các chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, mại dâm, bạo hành trong gia đình và tuyên truyền nâng cao ý thức về quyền lợi của người phụ nữ trong các vấn đề này. Việt Nam cũng là một trong số ít các quốc gia đã hoàn thành báo cáo về tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Đặc biệt, hệ thống các ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ đã được thành lập ở 45 bộ, ngành và toàn bộ 64 tỉnh, thành phố.

Như vậy, trong những năm gần đây, cùng với những bước phát triển lớn lao về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu và hội nhập toàn diện, thì đời sống đạo đức của người phụ nữ Việt Nam cũng có những thay đổi to lớn. Rất nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp hiện đại đã hình thành và phát triển khiến cho người phụ nữ ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng đáp ứng sự phát triển xã hội. Những tấm gương phụ nữ hiện đại giỏi việc nước, đảm việc nhà, những phụ nữ thành đạt trên mọi lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành những cánh chim đầu đàn minh chứng cho vai trò và vị thế ngày càng cao và quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong đời sống hiện đại. Cùng với nhân dân cả nước, phụ nữ Việt Nam đã, đang có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Một phần của tài liệu Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay (Trang 45)