Giải pháp xử lý bằng bấc thấmkết hợp gia tải trước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 97)

- Môđun đàn hồi yêu cầu của tuyến chính: Eyc > 160 Mpa a) Kết cấu mặt đường làm mới tuyến chính (KC1A):

3.5.1.Giải pháp xử lý bằng bấc thấmkết hợp gia tải trước

4) Độ cố kết.

3.5.1.Giải pháp xử lý bằng bấc thấmkết hợp gia tải trước

Từ bảng kết quả kiểm toán ổn định trượt và tính toán lún trước khi có biện pháp xử lý ( Bảng 3.1), tất cả các đoạn tuyến đắp trên nền đất yếu đều không ổn định tổng thể nếu không có giải pháp xử lý ổn định ( Fs<1.40), bên cạnh đó độ lún tổng cộng của các đoạn là rất lớn ( đoạn nhỏ nhất là 54.6 cm, trong khi đó đoạn lớn nhất lún lên tới 178.97 cm) và độ lún dư còn lại sau 720

ngày nếu không có giải pháp xử lý lún có giá trị nhỏ nhất là 34.4 cm > 20cm trong khi yêu cầu của dự án là độ lún dư còn sau 2 năm thi công phải ≤ 20 cm cho toàn dự án trừ đường đầu cầu ≤ 10 cm, do vậy dự án cần có giải pháp xử lý nền đất yếu trước khi xây dựng. Mặt khác do nền đất có chiều dày đất yếu lớn và độ lún dư còn lại nhỏ nhất là 34.4 cm nên các giải thay đất một phần là không khả thi cho áp dụng đoạn tuyến này ( giải pháp thay đất chỉ phù hợp với nền đất yếu nhỏ ≤ 4m và có độ lún dư nhỏ).

Do đây là dự án đầu tư vốn huy động BT nên khi tính toán tư vấn thiết kế cần đưa ra giải pháp xử lý sao cho tối ưu nhất, cụ thể: Vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo giá thành thấp. Từ điều kiện trên nên việc TVTK lựa chọn giải pháp bấc thấm xử lý là tối ưu nhất về mặt giá thành so với giải pháp giếng cát (giải pháp giếng cát có tác dụng tăng nhanh tốc độ cố kết hơn bấc thấm, nhưng cùng điều kiện thì giá thành cao hơn so với bấc thấm gấp từ 3 lần trở lên), cụ thể những ưu điểm lớn khi lựa chọn giải pháp bấc thấm so với giếng cát được thể hiện ở những mặt sau:

+ Về mặt kinh tế: Ta thấy việc sử dụng bấc thấm vào việc xử lý nền đất yếu là kinh tế hơn hẳn so với việc sử dụng giếng cát, cọc cát và hút chân không. Giá trị sử dụng cọc cát đắt gấp 10 - 15 lần so với việc sử dụng bấc thấm, đối với giếng cát thì đắt gấp 3 lần. Do vậy với những dự án lớn đi qua vùng đất yếu thì chọn giải pháp bấc thấm sẽ kinh tế hơn rất nhiều. Với tình trạng hiện nay đất nước đang gặp khó khăn nguồn vốn nhà nước dành cho ngành Giao thông đang bị thu hẹp thì yếu tố này đóng góp một phần rất quan trọng trong việc đầu tư công trình Giao thông đặc biệt là các dự án BT do nhà thầu tự chạy vốn.

+ Về mặt kĩ thuật: Với đặc trưng của đoạn tuyến Km0+000.00 -:- Km1+000.00 tuyến đường tây Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang khu vực tuyến đi qua có chiều dày đất yếu thay đổi từ 12 đến 20m, có tính đồng nhất cao, nền đường đắp thấp đến trung bình thay đổi từ 2.5 đến 3m ngoại trừ đoạn đầu cầu Xuân Phương phù hợp với giải pháp thoát nước thẳng đứng, bên cạnh đó diện xử lý

đất yếu toàn tuyến đường nên khối lượng rất lớn dẫn đến tăng kinh phí rất nhiều nếu không lựa chọn giải pháp tối ưu. Vì vậy lựa chọn giải pháp sử dụng bấc thấm là lựa chọn tối ưu vì bấc thấm có thời gian thi công nhanh hơn giếng cát, cọc cát (theo quan sát thực tế thời gian thi công bấc thấm bằng một nửa thời gian thi công cọc cát), vật liệu bấc thấm dễ kiểm soát chất lượng hơn cát và quá trình thi công nghiệm thu dễ dàng hơn đối với tư vấn giám sát và chủ đầu tư. Với diện đất yếu ở Hậu Giang là một tỉnh đặc thù của các tỉnh Miền Tây nam bộ thì đất yếu hầu như chiếm 90% các tuyến đường xây dựng nên nếu sử dụng giếng cát thì đòi hỏi lượng cát rất lớn mà ở đây trữ lượng cát ít ( đặc biệt là cát hạt trung phục vụ cho nhu cầu đắp lớp cát đệm và cát thi công giếng cát, cọc cát) đây là vấn đề đau đầu đối với các nhà thầu ở các tỉnh phía nam, hầu hết vật liệu cát phải chuyên trở từ nơi khác về chính vì vậy gây khó khăn cho việc tìm kiếm nguồn vật liệu và giá thành rất cao.

+ Về mặt môi trường sinh thái: Sử dụng giải pháp bấc thấm không gây ô nhiễm môi trường nhưng nếu dùng giải pháp cọc cát thì sẽ gây ô nhiểm môi trường mất cân bằng sinh thái ở khu vực khai thác cát.

Đối với giải pháp cọc cát đầm chặt (SCP) tác giả cũng không đưa vào lựa chọn xử lý bởi vì giải pháp này chỉ nên áp dụng nếu nền đường đắp cao > 6m và áp dụng cho nhiều đoạn xử lý trở lên bởi vì công nghệ thi công của giải pháp này rất tốn kém, bên cạnh đó các nhà thầu ở Việt Nam cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này cũng như máy móc thi công còn hạn chế do vậy sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế nếu giải pháp này không được áp dụng đại trà trên toàn tuyến.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 97)