Phân loại và trạng thái tự nhiên của đất yếu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 32)

- Môđun đàn hồi yêu cầu của tuyến chính: Eyc > 160 Mpa a) Kết cấu mặt đường làm mới tuyến chính (KC1A):

2.1.2.Phân loại và trạng thái tự nhiên của đất yếu

Để đánh giá sơ bộ về tính chất công trình của đất yếu, từ đó bước đầu xem xét các giải pháp thiết kế nền đường tương ứng, đất yếu được phân loại theo trạng thái tự nhiên của chúng như dưới đây:

 Đất yếu loại sét hoặc á sét được phân loại theo độ sệt B:

Trong đó: W, Wd, Wnh là độ ẩm ở trạng thái tự nhiên, giới hạn dẻo và giới hạn nhão của đất yếu.

+ Nếu B > 1 thì được gọi là bùn sét (đất yếu ở trạng thái chảy). + Nếu 0.75 < B ≤ 1 thì được gọi là đất yếu dẻo chảy.

 Về trạng thái tự nhiên, đất đầm lầy than bùn được phân thành 3 loại: + Loại I: loại có độ sệt ổn định, thuộc loại này nếu vách đất đào thẳng đứng sâu 1m trong chúng duy trì được sự ổn định trong 1-2 ngày.

+ Loại II: loại có độ sệt không ổn định: loại này không đạt tiêu chuẩn loại I nhưng đất than bùn chưa ở trạng thái chảy.

+ Loại III: đất than bùn ở trạng thái chảy.

 Các loại đất yếu khác - Cát chảy

Cát chảy là loại cát hạt mịn, có kết cấu rời rạc, khi bão hoà nước có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể, có chứa nhiều chất hữu cơ hoặc sét. Loại cát này khi chịu tác dụng chấn động hoặc ứng suất thuỷ động thì chuyển sang trạng thái lỏng nhớt gọi là cát chảy. Trong thành phần hạt cát chảy, hàm lượng cát hạt bụi ( 0.05 – 0.002mm) chiếm 60 – 70 % hoặc lớn hơn. Ở trạng thái thiên nhiên, cát chảy có thể có cường độ và khả năng chịu lực tương đối cao nhưng khi bị phá hoại kết cấu và làm rời rạc thì không còn tính chất đó nữa, lúc đó cát chuyển sang trạng thái chảy như chất lỏng. Ngoài ra còn có loại cát chảy giả, chỉ bị chảy khi có áp lực thuỷ động. Thành phần cát chảy giả là cát mịn sạch không lẫn vật liệu keo. Khi gặp cát chảy cần nghiên cứu kỹ, xác định chính xác nguyên nhân phát sinh, phát triển để áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp.

- Ba dan

Đất ba da là một loại đất yếu với đặc điểm là độ rỗng rất lớn, dung trọng khô rất thấp, thành phần hạt của nó gần giống với thành phần hạt của đất á sét, khả năng thấm nước rất cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 32)