Điều kiện địa chất công trình 1 Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 62)

- Môđun đàn hồi yêu cầu của tuyến chính: Eyc > 160 Mpa a) Kết cấu mặt đường làm mới tuyến chính (KC1A):

3.1.Điều kiện địa chất công trình 1 Địa hình, địa mạo

1) Chiều cao đắp nhỏ hơn 6m; 2) Chiều cao đắp lớn hơn 6m

3.1.Điều kiện địa chất công trình 1 Địa hình, địa mạo

3.1.1. Địa hình, địa mạo

Tuyến đường nằm trong kiểu địa hình đồng bằng, bề mặt tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 0.3 đến 2.2. Tuy nhiên do tuyến cắt qua hệ thống mương thuỷ lợi và ao hồ nuôi trồng thuỷ sản dày đặc, cho nên địa hình có sự phân cách khá mạnh. Kiểu địa hình này được cấu tạo bởi các thành tạo có nguồn gốc bồi tích với thành phần là bùn sét pha, bùn cát pha, sét pha, cát … chiều dày các lớp này lên đến hàng chục mét.

3.1.2. Địa tầng

Lớp Đ: Đất đắp.

Lớp đất đắp có diện phân bố cục bộ với chiều dày biến đổi từ 0.2 (ĐY,ĐY32-:-0.3m(ĐY22). Lớp đất có thành phần không đồng nhất nên không lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý. Lớp đất không thể đặt móng công trình.

Lớp B: Bùn mặt: Bùn sét, bùn sét pha

Lớp bùn mặt ruộng, ao, mương, lòng sông. Lớp phân bố chủ yếu tại các vị trí tuyến cắt qua ruộng, mương, lòng sông với chiều dày khoảng 0.3m (ND1) đến 3.0m (ở lòng sông).

Lớp 1a: Sét cát, màu xám đen, xám nâu, dẻo chảy

Lớp đất nằm dưới lớp Đ, một số vị trí trên bề mặt địa hình, gặp lỗ khoan ĐY6 (Km0+050–Km0+150); ĐY22 (Km0+280 – Km0+300); ĐY29, ĐY30 (Km0+450 – Km0+600). Chiều dày lớp biến đổi từ 1.3m (ĐY29) đến 2.0m(ĐY22). Lớp đất có khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải quy ước: R’<1.0kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.034cm2/kG.

Lớp 1b: Sét, màu xám nâu vàng, dẻo mềm vào mùa khô có thể dẻo cứng

Lớp đất phân bố rộng rãi trên phạm vi nghiên cứu, nằm dưới lớp Đ, chủ yếu trên bề mặt thiên nhiên. Chiều dày biến đổi từ 0.6m(ĐY19) đến 1.5m(ĐY17). Lớp đất có khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải quy ước R’<1.0 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.063cm2/kG.

Lớp 2: Bùn sét pha, màu xám xanh, xám tro, xám đen.

Lớp đất phân bố khá rộng trong phạm vi tuyến đi qua, nằm dưới lớp Đ, 1a, 1b, nhiều vị trí lộ trên bền mặt địa hình. Chiều dày lớp thay đổi từ 4.8m (ĐY2) đến 17.8m(ĐY30). Đất có khả năng chịu tải rất yếu, biến dạng cao, dễ mất ổn định khi chịu tải trọng ngoài, sức chịu tải quy ước R’<1.0 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.063cm2/kG. Giá trị sức kháng cắt không thoát nước ở hiện trường Sumax=14-22 Kpa.

Lớp 3A: sét cát, màu xám xanh, xám nâu, dẻo chảy

Lớp đất phân bố cục bộ tại một số vị trí lỗ khoan, dưới lớp 2. Chiều dày lớp biến đổi từ 1.5m (ĐY1, ĐY6) đến 9.5m(ĐY23). Đất có khả năng chịu tải rất yếu, biến dạng cao, dễ mất ổn định khi chịu tải trọng ngoài, sức chịu tải quy ước R’<1.0 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.060cm2/kG. Giá trị sức kháng cắt không thoát nước ở hiện trường Sumax=18-30 Kpa.

Lớp 3B: sét pha, màu loang lổ, dẻo mềm

Lớp đất phân bố trong phạm vi tuyến đi qua, dưới lớp 2 và 3A và khá mỏng. Chiều dày lớp biến đổi từ 1.0m (ĐY5, ĐY10, ĐY24) đến 3.5m(ĐY17). Đất có khả năng chịu tải yếu, sức chịu tải quy ước R’<1.0 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.040cm2/kG. Giá trị sức kháng cắt không thoát nước ở hiện trường Sumax=30 Kpa.

Lớp 5A: Cát hạt nhỏ, xám ghi, chặt vừa, bão hòa

Lớp đất nằm dưới lớp 4 và 3B. Phân bố hẹp trong phạm vi tuyến đi qua. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải trung bình, sức chịu tải quy ước R’=1.5 kG/cm2.

Lớp 5B: Cát hạt trung, xám xanh, xám ghi, chặt vừa, bão hòa

Lớp đất nằm dưới lớp 4 và 3A,4A. Phân bố hẹp trong phạm vi tuyến đi qua. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải khá, sức chịu tải quy ước R’=2.5 kG/cm2.

Lớp 6A: Sét xám đen, trạng thái chảy.

Lớp đất nằm dưới lớp 3B và 4A,5A. Phân bố hẹp trong phạm vi tuyến đi qua. Chiều dày khoan vào lớp đất thay đổi từ 1.1m đến 14.9m. Đất có khả năng chịu tải rất yếu, sức chịu tải quy ước R’<1.0 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.059cm2/kG.

Lớp 6C: Sét cát, loang lổ, trạng thái dẻo cứng.

Lớp đất nằm dưới lớp 2, 3A, 3B và 5A. Phân bố cục bộ trong phạm vi tuyến đi qua. Chiều dày khoan vào lớp đất thay đổi từ 0.5m – 2.0m. Đất có khả năng chịu tải trung bình, sức chịu tải quy ước R’=1.3 kG/cm2. Hệ số nén lún a1-2=0.03cm2/kG.

Vật liệu đắp nền đường

Nền đường được đắp bằng cát đầm chặt K=0.95, có dung trọng γ=1.88 T/m3, C=0 kN/m2, φ=28o. Taluy nền đắp 1/1.5.

Kết luận

Các số liệu khảo sát địa chất công trình trình bày trong báo cáo này đủ để phục vụ cho thiết kế xây dựng đường trên nền đất yếu, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật nêu ra trong đề cương khảo sát.

Kết quả khảo sát khẳng định khu vực tuyến khảo sát đi qua có điều kiện địa chất công trình bất lợi cho việc xây dựng nền đường và được đánh giá là nền đất yếu. Đất nền ở đây được chia thành các lớp theo đặc tính xây dựng như sau:

Lớp B, Đ: Là các lớp đất cần được đào bỏ trước khi đắp nền đường. Lớp 1a, 1b,2,3A,3B,6A: Là các lớp đất có khả năng chịu tải yếu đến rất yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Trang 62)