SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
3.2.6. Đẩy mạnh công tác huy động vốn trung và dài hạn
Hiện nay người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm trung và dài hạn,mặc dù tiền gửi có kì hạn chiếm 80% vốn huy động,nhưng tiền gửi có kì hạn ngắn( dưới 1 năm) lại chiếm 50% vốn huy động.Các ngân hàng hiện đã có loại hình tiền gửi trung hạn(24,36 tháng) nhưng chưa thu hút được người dân.Nguyên nhân là do người dân chưa tin tưởng để có thể gửi tiền dài hạn vào ngân hàng,sổ tiết kiệm và các loại hình tiền gửi không có khả năng chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp,chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi dài hạn và tiền gửi ngắn hạn chưa đủ sức hấp dẫn người gửi tiền.Những cơn sốt của thị trường bất động sản đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư dài hạn vào bất động sản…Vì vậy,để thu hút tiền gửi trung và dài hạn,trước hết cần lành mạnh hoá,củng cố hệ thống các ngân hàng thương mại,tạo cho người dân niềm tin để họ có thể yên tâm gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng.Để có thể thu hút được nguồn tiền gửi trung và dài hạn các ngân hàng có thể áp dụng một số giải pháp sau:
Phát triển và đa dạng hoá các công cụ huy động vốn trung và dài hạn.
Các công cụ ấy là:kì phiếu,chứng chỉ tiền gửi trên 1 năm và trái phiếu.Đây có thể coi là giải pháp quan trọng để huy động vốn trung và dài hạn.Một số ngân hàng thương mại quốc doanh như ngân hàng công thương,ngân hàng Ngoại thương,ngân hàng đầu tư và phát triển đã tổ chức nhiều đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi(kỳ phiếu ngân hàng) để huy động vốn
trung hạn(từ 1 đến 5 năm),phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại để huy động vốn dài hạn.Hiện nay,chỉ có các ngân hàng thương mại quốc doanh là thực hiện phát hành kì phiếu,chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu cả nội tệ và ngoại tệ,tuy chưa thường xuyên đều đặn.Trong khi đó,các ngân hàng thương mại cổ phần chưa thực hiện các hình thức huy động vốn này.Để khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu ,ngân hàng nhà nước cần tạo quyền chủ động cho các ngân hàng thương mại,không phân biệt thành phần kinh tế,tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trong lĩnh vực phát hành các công cụ huy động vốn trung và dài hạn.
Phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay chỉ có trái phiếu của ngân hàng đầu tư và phát triển được phát hành và giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung,còn các ngân hàng khác chủ yếu là bán lẻ trực tiếp cho công chúng.Do đó,uỷ ban chứng khoán nhà nước và ngân hàng nhà nước cần phối hợp để có các biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu trên thị trường chứng khoán tập trung,đồng thời có các biện pháp phát triển thị trườn trái phiếu đang đóng băng.
Đổi mới điều hành chính sách lãi suất khuyến khích huy động vốn trung và dài hạn.
Hiện nay về cơ bản,lãi suất đã được tự do hoá,tuy nhiên khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp,thông qua nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước là rất hạn chế.Do đó,khi lãi suất huy động bị đẩy lên quá cao,ngân hàng nhà nước tỏ ra lúng túng trong việc điều tiết,gây khó khăn trong công tác huy động vốn,nhất là vốn trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng thương mại.Vì vậy,các ngân hàng thương mại cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong việc điều hành chính sách tiền tệ,hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung
cầu về vốn,điều chỉnh lãi suất tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn trung và dài hạn.
Điều chỉnh tỷ lệ giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung hạn,dài hạn.
Theo kế hoạch phát triển hệt thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2001 2006,đến năm 2006 rỷ trọng tín dụng trung và dài hạn được duy trì ở mức 45% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.Để tạo nguồn vốn cho vay trung và dài hạn,đầu tháng 5/2003,ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh tăng tỉ lệ giới hạn sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 25% lên 30%(riêng đối với ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn từ 30% lên 35%).Đây là giải pháp tình thế,bởi vì các ngân hàng thương mại đàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn trung và dài hạn,trong khi nhu cầu về vốn trung và dài hạn là rất lớn.Trong thời gian tới,các ngân hàng thương mại cần có các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn,đặc biệt chú trọng sử dụng các công cụ của thị trường tài chính(như đã nêu ở trên)
áp dụng hình thức cho vay đồng tài trợ của các ngân hàng thương mại.
Các dự án đầu tư trung và dài hạn thường là các dự án có quy mô lớn,nhu
cầu về vốn cao,vì vậy,các ngân hàng thương mại Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc cho vay tiềm lực tài chín hạn chế.Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có vốn điều lệ lớn nhất cũng vào khoảng 3700 tỷ đồng,tương đương 250 triệu USD,vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất cũng chỉ khoảng 300 tỷ VND,tương đương 20 triệu USD.Chính vì vậy các ngân hàng thương mại Việt Nam thường phải sử dụng phương thức cho vay đồng tài trợ đối với các dự án có quy mô lớn.Giải pháp quan trọng để đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn là tăng tiềm lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Trong thời gian tới do việc tăng vốn tự có của các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian,để đẩy mạnh cho vay trung và
dài hạn,các ngân hàng thương mại có thể sử dụng hình thức cho vay đồng tài trợ.Hình thức cho vay này sẽ góp phần giải quyết khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính,đồng thời chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng tham gia đồng tài trợ.
Đối với các dự án cho vay trung và dài hạn,cán bộ tín dụng phải có khẳ năng phân tích, thẩm định và đánh giá hiệu quả dự án.Tuy nhiên nhìn chung trình độ, khả năng này của cán bộ tín dụng thuộc các ngân hàng thương mại Việt Nam còn bị hạn chế.Vì vậy,nâng cao khả năng phân tích,thẩm định dự án của cán bộ ngân hàng thông qua việc đào tạo,đào tạo lại,tuyển chọn...là một giải pháp quan trọng.
Bên cạnh việc triển khai tín dụng trung và dài hạn,các ngân hàng thương mại cần từng bước đa dạng hoá và phát triển hoạt động đầu tư trung và dài hạn,như góp vốn liên doanh,mua cổ phần của các doanh nghiệp.Hoạt động này sẽ giúp ngân hàng thương mại đa dạng hoá hoạt động kinh doanh,phân tán rủi ro và mở rộng khách hàng.
Phát triển thị trường chứng khoán,phát triển và đa dạng hoá hàng hoá cho thị trường.
Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước,lựa chọn một số doanh
nghiệp nhà nước kinh doanh có hiệu quả để tiến hành cổ phần hóa và gắn chương trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước với việc đưa các doanh nghiệp này niêm yết trên thị trường.Bên cạnh đó,đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,tạo nguồn cung hàng hoá có chất lượng cao cho thị trường.
Phát triển thị trường trái phiếu thông qua khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty để vay vốn dài hạn,các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu ngân hàng huy động vốn trung,dài hạn.Đặc biệt cẩn đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu công trình đô thị để huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng.Đây là hình thức huy động vốn phù hợp với cơ chế thị
trường,đã thực hiện thành công ở một số địa phương.Phát trái phiếu công trình đô thị,một mặt huy động vốn bù đắp phần thiếu hụt trong tổng chi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.Mặt khác,tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán.Đối với trái phiếu công ty hay trái phiếu đầu tư,hai yếu tố cơ bản nhất quyết định sự hấp dẫn của công chúng đầu tư là tính khả thi của dự án và lãi suất.Do đó,để thúc đẩy thị trường trái phiếu,cần thàng lập tổ chức định mức tín nhiệm nhằm thông tin về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư.
Phát triển tổ chức tài chính trung gian trên thị trường chứng khoán.
Hiện nay,thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển và hoạt động
không ổn định một phần là thiếu các tổ chức tài chính trung gian,thiếu các nhà đẩu tư có tổ chức hoạt động trên thị trường.Để thị trường chứng khoán phát triển và hoạt động sôi động,bên cạnh việc áp dụng nhiều biện pháp thu hút các nhà đầu tư có tổ chức như quỹ đầu tư,công ty bảo hiểm,ngân hàng thương mại,tổ chức tài chính,đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Khuyến khích hình thành và phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán đặc biệt là các quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng để thu hút vốn đầu tư dài hạn của các tầng lớp nhân dân.Bên cạnh đó,thu hút các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán,đồng thời,khuyến khích các quỹ đầu tư chứng khoán nước ngoài tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán,qua đó,thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống các công ty chứng khoán hình thành tuy nhiên quy mô hoạt động nhỏ bé và hoạt động nghiệp vụ còn sơ khai,kém đa dạng.Do đó,cần nâng quy mô vốn,mở rộng hoạt động nghiệp vụ đào tạo,củng cố đội ngũ nhân viên hành nghề của các công ty chứng khoán.Khuyến khích các công ty chứng khoán mở thêm các chi nhánh và đại diện nhận lệnh ở các khu đông dân cư để thu hút thêm các nhà đầu tư cá nhân.Đồng thời,phát triển số lượng công ty
chứng khoán nhằm tạo sự cạnh tranh,cho phép các công ty chứng khoán chuyển nhượng vốn cho đối tác nước ngoài,cho phép lập công ty liên doanh với nước ngoài,cho phép sáp nhập các công ty chứng khoán và thực hiện việc niêm yết cổ phiếu công ty chứng khoán.
3.3 KIẾN NGHỊ.