- Không để vượt về chi phí quản lý chưa định mức / quỹ lương và sử dụng vật tư
3.2.4. Trách nhiệm của lãnh đạo:
3.2.4.1. Cam kết của Lãnh Đạo :
Giám đốc Xí nghiệp cam kết đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống bằng cách :
a) Truyền đạt cho CBCNV biết về tầm quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật định và chế định.
b) Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách chất lượng của Công ty.
c) Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng của xí nghiệp nhất quán với mục tiêu của Công ty.
d) Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo. e) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực.
3.2.4.2. Hướng vào khách hàng :
Giám đốc đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng.
3.2.4.3. Hoạch định :
Mục tiêu chất lượng :
Giám đốc xí nghiệp đảm bảo các mục tiêu chất lượng (bao gồm cả những điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm) được thiết lập tại các phòng và bộ phận chức năng liên quan trong Xí nghiệp. các mục tiêu chất lượng phải đo được và nhất quán với chính sách chất lượng.
Mục tiêu chất lượng của các phòng, các ngành phải được Giám đốc xí nghiệp phê duyệt.
Đại diện lãnh đạo xí nghiệp theo dõi việc triển khai thực hiện các mục tiêu và báo cáo với Giám đốc xí nghiệp về tình hình thực hiện và đề xuất nguồn lực khi cần thiết.
Hoạch định hệ thống quản lý chất lượng :
Giám đốc xí nghiệp đảm bảo :
Tiến hành hoạch định Hệ thống quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu nêu trong yêu cầu chung cũng như các mục tiêu chất lượng.
Tính nhất quán của hệ thống quản lý chất lượng được duy trì khi các thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng được hoạch định và thực hiện. Việc hoạch định và cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo nguyên lý vòng tròn Deming (PDCA), bắt đầu bằng việc lập kế hoạch –
thực hiện kế hoạch đã vạch ra – kiểm tra việc thực hiện – thực hiện hành động khắc phục những điểm không phù hợp sau khi kiểm tra và vòng tròn PDCA lại được tiếp tục.
3.2.4.4. Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin
Trách nhiệm va quyền hạn :
Trách nhiệm và quyền hạn của Ban giám đốc xí nghiệp, các trưởng phòng xí nghiệp và mối quan hệ giữa các cấp trong xí nghiệp được xác định và thông báo bằng văn bản.
Trách nhiệm và quyền hạn của từng nhân viên, công nhân được Trưởng đơn vị (phòng, ngành) phân công và thông báo bằng văn bản.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp : xem hình 2.1.
Đại diện của lãnh đạo (MR) :
Giám đốc xí nghiệp chỉ định một thành viên trong Ban lãnh đạo của Xí nghiệp làm đại diện lãnh đạo (MR), ngoài các trách nhiệm khác, phải có trách nhiệm và quyền hạn sau :
• Đảm bảo các quá trình cần thiết của hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực hiện và duy trì.
• Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng và về mọi nhu cầu cải tiến.
• Đảm bảo thúc đẩy toàn thể CBCNV trong xí nghiệp nhận thức được các yêu cầu của khách hàng.
Hành động (Action) Lập kế hoạch (Plan) Kiểm tra (Check) Thực hiện (Do)
• Quan hệ với bên ngoài về các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng.
Trao đổi thông tin nội bộ :
Giám đốc xí nghiệp, xí nghiệp đảm bảo rằng các thông tin trong nội bộ xí nghiệp được thực hiện bằng nhiều hình thức, để tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, được thông suốt từ Công ty đến xí nghiệp và các phòng Công ty như thông qua điện thoại, e-mail, fax, mạng máy tình, các cuộc họp, các tài liệu/ văn bản…
3.2.4.5. Xem xét của lãnh đạo
Khái quát :
Giám đốc xí nghiệp, xí nghiệp thực hiện xem xét hệ thống quản lý chất lượng theo định kỳ 06 tháng một lần để đảm bảo nó luôn thích hợp, thỏa đáng và có hiệu lực. Việc xem xét này bao gồm cả việc đánh giá các cơ hội cải tiến và nhu cầu thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng, kể cả chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng.
Hồ sơ xem xét của lãnh đạo được duy trì theo thủ tục kiểm soát hồ sơ (KSHS).
Đầu vào của việc xem xét :
Đầu vào của việc xem xét của lãnh đạo bao gồm những thông tin sau : a) Kết quả thực hiện các kết luận của cuộc họp xem xét lãnh đạo lần trước. b) Kết quả của các cuộc đánh giá (nội bộ, bên ngoài)
c) Kết quả thực hiện mục tiêu chất lượng.
d) Thông tin phản hồi và khiếu nại của khách hàng
e) Kết quả việc thực hiện các quá trình và sự phù hợp của sản phẩm. f) Tình trạng các hành động khắc phục và phòng ngừa.
g) Các thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống quản lý chất lượng. h) Các vấn đề cần cải tiến, đề nghị cung cấp nguồn lực, đào tạo.
i) Các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Đầu ra của việc xem xét :
Đầu ra của việc xem xét của lãnh đạo bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan đến :
a) Việc cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến các quá trình của hệ thống.
b) Việc cải tiến sản phẩm liên quan đến yêu cầu của khách hàng. c) Các nhu cầu về nguồn lực.