Trong quá trình nghiên cứu đa dạng sinh học thì phân nhóm là một bƣớc quan trọng trong đó có phân nhóm bằng hình thái. Chúng tôi tiến hành nuôi cấy các chủng trên cùng một loại môi trƣờng, trong cùng một khoản thời gian (5 ngày) với các điều kiện nhiệt, độ ẩm...hoàn toàn tƣơng tự để tiến hành quan sát hình thái khuẩn lạc dùng làm cơ sở để phân nhóm sơ bộ các chủng nấm men phân lập đƣợc.
Sau 5 ngày nuôi cấy trên môi trƣờng Malt-Glucose 2Bx, hình thái khuẩn lạc của các chủng khác nhau đã bắt đầu phân hóa khá rõ ràng và đa dạng. Kết quả đƣợc thể hiện ở hình 5. Chúng tôi tiến hành phân nhóm sơ bộ các chủng nấm men dựa trên 3 đặc điểm cơ bản của khuẩn lạc là: hình dạng, kích thƣớc, màu sắc. Sau đó làm tiêu bản quan sát hình thái tế bào dƣới kính hiển vi quang học Eclipse E600- Nikon ở vật kính 40. Hình thái tế bào và bào tử của các chủng nghiên cứu đƣợc
lƣu lại thông qua camera DFK 61AUC02 của hãng The Imaging Source (Đức) bằng phần mềm IC capture AS 2.3. Qua đó, nhận thấy nhiều chủng có khuẩn lạc khác nhau nhƣng tế bào lại không có sự khác nhau rõ ràng, ngƣợc lại nhiều chủng có khuẩn lạc giống nhau nhƣng hình thái tế bào lại có sự sai khác nhau không rõ ràng. Hình dạng và màu sắc khuẩn lạc rất đa dạng: khuẩn lạc trơn, xốp, nhăn, trên bề mặt khuẩn lạc có thể có vân, hình tia sợi, khuẩn lạc có màu trắng, vàng, đen, xám ... Kích thƣớc tế bào lớn, một số chủng tế bào có cả dạng hình que và hình elip hoặc tròn. Một số chủng không có dạng hình que. Nhiều chủng có khả năng hình thành giả khuẩn ti. Chính sự đa hình thái của khuẩn lạc và tế bào gây khó khăn trong việc phân loại chúng.
Moniliella TBY 1885 Moniliella TBY 1897.1
Moniliella TBY 2092.1 Moniliella TBY 2042.1
Hình 10.Hình ảnh khuẩn lạc và tế bào một số chủng nấm men Moniliella phân lập đƣợc (thanh chèn tƣơng ứng 10 µm)