Nguyên liệu:
Đậu nành khô: 125 g Bột gạo: 25 g + 25 ml nước Thạch cao: 1g + 3 – 5ml nước
Các giai đoạn đầu của quy trình đều tương tự quy trình sản xuất sữa đậu nành.
Ngâm đậu:
Tương tự quy trình chế biến sữa đậu nành
Xay, nghiền: Nghiền đậu Lọc Ngâm (4-6 h) Rửa, tách vỏ Đậu nành Nước thải, vỏ Bã Nước Nước CaSO4 Nước thải, vỏ Nước Gia nhiệt Đậu hũ Đông tụ Gạn nước bọt trên bề mặt Nước Bột gạo
Xay nhằm Phá vỡ cấu trúc tế bào của hạt đậu nành để trích ly các chất protein, gluxit, lipit vào trong nước tạo thành một dung dịch huyền phù đồng thời vô hoạt enzyme lipoxydase và giảm mùi đậu nành.
Chú ý ở đấy tỉ lệ nghiền tốt nhất là; đậu ướt: nước: 1:2 vì nếu dùng ít nước quá ngoài việc không đủ phân tử nước để hòa tan số phần tử trong hạt đậu, còn xảy ra hiện tượng ma sát giữa trục với thành phần của hạt đậu quá lớn sẽ phát sinh ra nhiệt, nhiệt này sẽ làm cho protein bị biến tính, không hòa tan vào nước, sau này sẽ lẫn vào bã gây tổn thất lớn trong sản xuất, ngược lại, nếu quá nhiều nưo17c thì nghiền không kỹ, độ mịn kém, cấu trúc của tế bào hạt đậu không bị phá vỡ triệt để làm giảm hiệu suất thu hồi protein.
Trích và lọc dịch sữa:
Nhằm loại bỏ thành phần bã đậu thu lấy dịch huyền phù sữa là hỗn hợp có thành phần chính là chất béo và protein. Lọc bằng vải sạch. Bã được rửa nhiều lần để thu hồi hết các chất dinh dưỡng sao cho lượng nước không quá 1 lít.
Nấu sữa:
Gia nhiệt sữa nhằm phân hủy các chất có hại trong đậu như trypxin inhibotor, hemagglutinines, diệt vi sinh vật có hại, khử mùi tanh của đậu nành, diệt một số enzyme... đồng thời hòa tan hoàn toàn bột gạo vào trong sữa.
Tiến hành pha loãng 25g bột gạo với 25ml nước, khuấy cho ta hết rồi đổ từ từ vào nồi nước đậu đã được lọc khuấy đều cho bột gạo tan hết vào sữa rồi bắt lên bếp và gia nhiệt đến khi dung dịch sữa đạt đến nhiệt độ 95 - 1000C, giữ nhiệt trong khoảng thời gian 20 phút đồng thời kết hợp khuấy đảo theo theo chiều kim đồng hồ mỗi 25-30 giây. Canh chừng xem sữa có bịđóng dưới đáy nồi không.
Đông tụ:
Sử dụng chất có khả năng đông tụ protein là CaSO4 để đông tụ protein trong sữa đậu nành
Tiến hành pha loãng 1g CaSO4 với 3ml nước khuấy cho tan và tráng đều đáy và thành nồi. Để nồi đã tráng dưới đất và bắt nồi sữa đã gia nhiệt xong đổ từ trên xuống dưới nồi .
Sau khi đông tụ, sản phẩm được để yên trong 30 phút, tránh va đập mạnh ảnh hưởng đến cấu trúc của sản phẩm. sản phẩm được sử dụng liền cùng với nước đường và gừng.
Nấu nước đường:
Nguyên liệu: Đường cát vàng : 250g
Nước : 100ml
Củ gừng : 1 củ
Lá dứa : 2 lá
Tiến hành: Hòa tan 250g đường vào trong 100ml nước, khuấy cho đường tan hết rồi bắt lên bếp nấu sôi nhỏ lửa trong 10 phút. Khi nấu cho thêm một củ gừng đã cắt lát móng và 1 ít lá dứa. Nấu nhỏ lửa cho nước đường hơi sánh lại là được. Tùy thích nấu lâu hơn cho nước đường ngọt gắt. Vớt toàn bộ bọt nổi trên mặt.
3. Nhận xét:
- Trạng thái: sữa đã được đông tụ hết nhưng kết cấu của khối đông tụ không được mịn đẹp do cho lượng bột gạo và CaSO4 chưa đủ.
- Mùi: Mùi thơm của đậu quyện mùi thơm của lá dứa.
- Vị: Vị béo của đậu nành kết hợp với vị ngọt thanh của nước đường. - Màu sắc: Trắng đục.
Đậu hũ kết đông ở dạng chắc hay mềm do nhiều yếu tố: một là chất lượng đậu tốt, vừa với lượng nước đã cho; hai là lượng thạch cao phi vừa đủ hay không. Tuy nhiên chất lượng thành phẩm còn tùy thuộc vào độ thưa của túi vải dùng để lược nước đậu, nên dùng vải thưa để may loại túi này, nếu dùng vải sít quá, phần nước lược được sẽ không còn bao nhiêu tinh bột, nước đậu sẽ khó kết đông hoặc kết đông ở dạng nhão.
Ngoài thạch cao, Nigari, muối Epsom, chất chua như giấm, chanh, … cũng được sử dụng để làm đông đậu hũ. Nigari là chất chlorure de magnésium được tách lọc từ nước biển, thường dùng làm đậu hũ ở Nhật. Nhưng để có đậu hũ mịn đẹp như người bán thì chỉ có thạch cao (tức gypsum) mới làm được.
Theo em thì cần thay đổi công thức bột gạo và thạch cao để có một sản phẩm mịn và đẹp hơn: Đậu nành khô: 125g
Bột gạo: 30g + 30ml nước CaSO4: 1.3 g
Đây là công thức mà em đã làm thử cùng một nhóm khác và sản phẩm làm ra mịn và đẹp ăn không bị nhám.
Bài 7: