Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố

Một phần của tài liệu Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.5. Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố

Đây là kiểu nhan đề kép, mang trong mình nhiều chức năng. Nhan đề kết hợp thường khó đặt do mang tính khái quát cao, đồng nghĩa với việc khó tạo ra thu hút trực tiếp, kích thích trí tò mò hay tạo ra những băn khoăn cho bạn đọc so với những kiểu nhan đề khác. Do đó, nó ít được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng để đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Theo thống kê truyên ngắn Nguyễn Huy Thiệp bao gồm 6/51 tác phẩm (chiếm 11.8%) được đặt theo loại này.

Nhan đề truyện ngắn Tướng về hưu là sự kết hợp giữa chức vị của

nhân vật và thời điểm mà chính lúc nhân vật xuất hiện. Đọc nhan đề, người đọc có thể biết được nhân vật chính là một ông tướng đã về hưu và câu chuyện chủ yếu sẽ xoay quanh quãng đời của nhân vật này.

Truyện Tướng về hưu là một câu chuyện về gia đình nhưng lắng đọng

trong đó là rất nhiều bi kịch và mâu thuẫn của những con người trong thời kỳ Đổi mới. Trong bức tranh gia đình ông Thuấn, ta không thấy sự đói khổ, thiếu thốn về vật chất như những gia đình khác mà ở đó là sự dằn vặt trong nội tâm của từng thành viên trong gia đình.

Câu chuyện được kể lại qua lời của người con trai. Ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của nhân vật này qua cách Nguyễn Huy Thiệp sử dụng câu cú, nửa đầu truyện đa số là mô tả nhân vật, hành động, sự kiện bằng những câu văn ngắn, không chứa đựng cảm xúc hay đánh giá gì của nhân vật, khiến người đọc cảm nhận nhân vật “tôi” là một người khô khan và xa rời thực tế. Ông như một cái bóng nhạt nhòa trong gia đình, lúc nào cũng “vợ tôi nói” và ông nhu nhược trong vai trò làm cha, làm chồng. Ở đây, hình mẫu gia đình truyền thống với người đàn ông làm chủ gia đình đã bị đảo lộn, bởi người vợ mới là người làm kinh tế, gia tăng thu nhập cho gia đình và đồng thời quyết định mọi chuyện, từ nơi ăn chốn ở cho từng người đến việc ma chay, cúng viếng. Nhân vật Thủy là một người phụ nữ tháo vát và năng động, cô cũng biết quan tâm đến gia đình, nhưng chủ yếu là về nhu cầu vật chất, chứ không để ý gì đến đời sống tinh thần. Thủy có tính quyết đoán và phán xét mọi việc theo lý trí hơn là tình cảm. Công việc ở bệnh viện hay tại gia của cô đều là những việc mà xã hội không dễ dàng chấp nhận, qua đó ta cũng thấy được cách sống lý trí và rất thực dụng của Thủy. Gia đình của ông Thuấn có lẽ là một định nghĩa của Nguyễn Huy Thiệp về hình mẫu gia đình hiện đại, “sống theo lối mới, suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị” và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ngầm trong gia đình. Gia đình ấy như một xã hội thu nhỏ, có cả người làm kinh doanh, người trí thức, tướng quân đội, người làm thuê, và những thành phần bất hảo của xã hội. Xung đột giữa họ cũng chính là xung đột của giai cấp trong xã hội thời Đổi mới.

Ông tướng Thuấn trong truyện này đã bảy mươi tuổi, người lãnh đạo chính thức gia đình. Ông trốn nhà đi bồ độ từ năm mười hai tuổi, phục vụ Tổ quốc suốt năm mươi tám năm cuộc đời. Ông là hình ảnh của niềm vinh dự và tự hào, được mọi người ngước lên nhìn với con mắt ngưỡng mộ và thán phục. Về hưu, ông những tưởng rằng “việc lớn trong đời đã xong” có thể an nhàn

nghỉ ngơi. Nhưng chính trong khoảng thời gian này, ông đã phải chứng kiến những chuyện ông không muốn chứng kiến nhất. Ông đã khóc khi chứng kiến những cái nhau thai bị đứa con dâu làm nghề phá thai lấy về cho vào nồi cám nấu làm thức ăn của chó và lợn. Ông đã luống cuống khổ sở trong đám cưới của con trai ông Bổng - cái đám cưới ngoại ô đầy lố lăng và dung tục. Ông ngán ngẩm việc đứa con dâu ngoại tình. Ông cũng nhận ra một sự thật cay đắng “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục […] tâm càng lớn càng nhục”. Ông đã từng là một vị tướng lấy việc bình quân làm lẽ sống, lấy chiến tranh làm dưỡng khí nhưng trong hòa bình ông lại thoi thóp và ngạt thở giữa dòng đời. Ông không chấp nhận được tất cả những việc ấy nhưng cũng không thể làm gì mà thay đổi nó. Ông cảm thấy cô đơn và lạc thời: “sao tôi cứ mãi lạc loài”. Để rồi cuối cùng, cái chết đến với ông cũng rất tự nhiên: ông ra trận địa để hoài niệm về quá khứ nhưng mọi người ở đây còn mải đánh nhau, không ai đón tiếp ông và ông đã chết trên chốt một mình trong sự cô đơn và im lặng.

Tướng về hưu ngay từ cái nhan đề này đã báo hiệu một điều không

lành. Nó góp phần thể hiện sự tương phản đầy đau đớn giưa hai thế hệ, hai thời đại: trước và sau chiến tranh, thời chiến và thời bình, quá khứ và hiện tại mà những con người như ông Thuấn trở thành những kẻ lạc thời, bất hạnh. Sự cô đơn, lạc thời ấy xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa lý tưởng cao đẹp một thời với sự thật trần tục của một thời đại khác. Một người như ông từng được đặt trong “bầu không khí vô trùng” của thời đại trước không còn đủ sức chống chọi với sự thật của thời đại này. Nhan đề này còn gọi mở cho bạn đọc một điều, đó là tất cả hiện thực trong truyện được nhìn qua cái nhìn của một vị tướng về hưu. Do đó bộ mặt xã hội hiện đạicùng với những mặt trái của nó đều hiện lên rõ nét. Và vì vậy, qua nhan đề, người đọc một phần nào nắm được tinh thần của truyện.

Truyện ngắn Chiếc tù và bị bỏ quên (Trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Tua hát) có nhan đề là sự kết hợp giữa một sự vật (chiếc tù và) với

trạng thái của sự vật đó (bị bỏ quên). Đó là chiếc tù và trên gác xép nhà trưởng bản Hà Văn Nó, được làm bằng sừng trâu, khảm bạc, rạn nứt bị bỏ quên, nằm lăn lóc vất vưởng. Bỗng một ngày bản Tua Hát bị dịch sâu đen kì lạ hoành hành. Trưởng bản cùng dân làng tìm mọi cách để tiêu diệt chúng nhưng mọi cách đều không có hiệu quả. Thầy mo cho biết nguyên nhân của dịch sâu đen kì lạ đó là do cái xương ông tổ nhà họ Hà đang rữa, biến thành sâu bọ, phải lôi cái xương đó ra ánh nắng mặt trời rửa mới hết sâu được. Vào một đêm cuối tháng, trưởng bản cùng con trai tới nơi giấu hài cốt. Nhưng khi mở hài cốt ra thì không đúng như lời thầy mo nói mà chỉ thấy bộ một sợi dây chuyền bằng bạc cực kì tinh xảo. Nạn sâu đen vẫn ngày càng nặng hơn mọi người trong bản chuẩn bị dời đi nơi khác. Trong khi dọn dẹp nhà cửa người nhà ông Hà Văn Nó đã phát hiện ra chiếc tù và, người con trai của ông đã đeo sợi dây bạc vào chiếc lỗ ở chiếc tù và rồi thổi thì thấy sâu đên trên cành cây quằn quại và chết. Và như vậy chỉ trong một ngày bằng tiếng tù và đã tiêu diệt được nạn sâu đó.

Nạn sâu đen bị tiêu diệt không vì những thứ thuốc kì diệu nào mà là bởi âm thanh của chiếc tù và bị bỏ quên. Như vậy, nhan đề truyện ngắn là sự kết hợp của nhều yếu tố đã giời thiệu cho độc giả chi tiết trung tâm của câu chuyện. Thông qua câu chuyện này nhà văn cũng gửi tới bạn đọc một cách nhìn nhận về cuộc sống. Mỗi sự vật đều có tác dụng riêng của nó nếu chúng ta biết sử dụng chúng sẽ đem lại cho cuộc sống những hiệu quả hữu ích.

Truyện ngắn Chuyện tình kể trong đêm mưa, nhan đề là sự kết hợp

Đây là câu chuyện của nhân vật tôi kể về vùng núi Tây Bắc với những con người ở mảnh đất đó. Con người nơi đây thật bình dị, thật mến khách… chính vì những điều này đã để lại trong nhân vật tôi nỗi nhớ triền miên, day dứt như “một thứ mưa nhiệt đới, tưởng như không dứt, tưởng như không thôi, tưởng như không bao giờ hết được”. Như vậy, giữa lòng người và thiên nhiên Tây Bắc có điểm tương đồng, cả hai đều lưu luyến với mảnh đất nơi đây. Qua truyện ngắn chúng ta cũng thấy được tấm lòng yêu thương của tác giả đối với vùng núi Tây Bắc.

* Tiểu kết: Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố có thể được tạo thành bằng nhiều cách khác nhau (kết hợp tên nhân vật với chức vị và thời gian nhân vật xuất hiện, kết hợp giữa sự vật với trạng thái của sự vật…), do đó nó có thể mang trong mình nhiều chức năng: vừa giới thiệu được nhân vật, chi tiết chính lại vừa có khả năng khái quát được trạng thái của chúng, đồng thời cũng thể hiện được thái độ của tác giả… Nhan đề loại này đem lại khả năng khái quát cao cho tác phẩm, góp phần định hướng gioa tiếp cho bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học.

KẾT LUẬN

Nhan đề có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Đây là một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng giao tiếp cho độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học. Nhan đề khái quát hóa nội dung, thể hiện tư tưởng, thái độ của nhà văn trước hiện thực rút ra, từ đó góp phần mang lại sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Nhan đề tác phẩm chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như: thể loại văn bản, nội dung văn bản, mục đích giao tiếp, tính thời đại, giọng điệu tác phẩm… đặc biệt là phong cách của từng nhà văn vì nhan đề mang tính chủ quan nên tùy thuộc vào sở thích, cá tính riêng của mỗi nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp là một đại diện xuất sắc cho dòng văn học hậu hiện đại sau năm 1975. Qua các sáng tác của ông người có có một sự hình dung đầy đủ về xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới.

Do đó, nghiên cứu về cách đặt nhan đề trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp là một việc làm cần thiết và bổ ích, thiết thực, góp phần khẳng định phong cách của nhà văn cho cúng ta một cái nhìn toàn diện, một phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương từ góc độ ngôn từ.

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi không dời khỏi mục đích phục vụ cho việc học tập và giảng dạy sau này. Chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ đáp ứng được những đòi hỏi thực tiễn cho việc dạy học môn Ngữ Văn ở trường trung học phổ thông hiện nay.

Vì điều kiện và khuôn khổ thời gian thực hiện khóa luận có hạn, cùng với trình độ của người viết còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi được những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách nghiên cứu:

1. Hà Minh Đức (1996), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

3. Đinh Trọng Lạc (1999), 300 bài tập phong cách học, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

4. Đinh Trọng Lạc (2003), 99 biện pháp tu từ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

Sách tham khảo:

5. Đỗ Hồng Hạnh (2005), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa, Sài Gòn.

6. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2006), Văn học Việt Nam - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

7. Phong Lê (2001), Văn học Việt Nam hiện đại và những chân dung tiêu biểu, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Phương Lựu (2011), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Sư Phạm.

9. Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Mạnh (2002), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Văn học Hà Nội.

12. Trần Đình Sử (2010), Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử, tập

1 - 2, Nxb ĐH Sư phạm.

13. Nhiều tác giả (1990), Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, Nxb Trẻ.

Báo, tạp chí:

15. Tô Hoài (1963), “Người bạn đọc ấy”, Văn nghệ (1)

16. Bùi Mạnh Nhị (1980), “Về nhan đề bài thơ”, Văn nghệ (11)

Một số trang web:

17. http://nguvan.hnue.edu.vn

Một phần của tài liệu Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)