7. Bố cục của khóa luận
2.3.2. Nhan đề là chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm
Lấy một chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm để đặt nhan đề là kiểu đặt nhan đề được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều nhất để đặt tên cho tác phẩm của mình, đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Theo thống kê, số lượng tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đặt theo kiểu này chiếm đến 22/51 tác phẩm (chiếm 43.1%).
2.3.2.1. Nhan đề là một chi tiết tiêu biểu
Kiểu nhan đề này thường lấy một chi tiết đặc sắc của truyện để đặt tên truyện, gợi nên sự tò mò, hứng thú cho bạn đọc. Đó là những chi tiết xuất hiện liên tiếp hoặc chỉ là điểm nhấn nhưng giữ một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Nó sẽ là điểm tựa để từ đó nhân vật bộc lộ tính cách, hay thay đổi số phận, cuộc đời nhân vật, cũng như thế để tác giả phát biểu gián tiếp chủ đề của tác phẩm. Theo thống kê Nguyễn Huy Thiệp sử dụng rất nhiều kiểu nhan đề này để đặt tên cho tác phẩm của mình 15/51 tác phẩm (chiếm
29.4%). Có thể kể đến các tác phẩm được đặt theo kiểu này như Muối của rừng, Kiếm sắc, Mưa Nhã Nam, Lòng mẹ, Tâm hồn mẹ…
Truyện ngắn Muối của rừng thông qua nhan đề đã gợi ra cho người
đọc sự hình dung về một chi tiết của truyện. Truyện ngắn kể về cuộc đi săn của người đàn ông mang tên Diểu. Cuộc đi săn này tưởng chừng như để thỏa mãn cái suy nghĩ đáng sống của ông “Ở tuổi 60, có khẩu súng mới, đi săn
trong rừng vào một ngày đầu xuân kể cũng đáng sống”. Song chỉ với một lát
cắt ngang đó, cả một xã hội hiện thực được đưa vào. Mấu chốt của truyện là khi ông Diểu khi đi săn đã mang theo toàn bộ cuộc sống của xã hội ngoài đời vào cuộc sống rừng sâu, một thế giới mà sự khác biệt ranh giới của chúng bị ngăn cách bởi nhiều thứ. Khi con khỉ đực lọt vào tầm ngắm của ông cũng là lúc ông đặt cho nó biết bao tội danh “Cái thằng bố ô trọc ấy! Đồ phong tình phóng đãng! Vị gia trưởng cọc cằn! Nhà lập pháp bẩn thỉu! Tên bạo chúa
khốn nạn”. Ông đã giảm đi niềm vui khi đi săn và nóng bừng người lên khi theo đuổi con mồi của mình. Ông đã thấy loài khỉ bộc lộ tất cả những xấu xa, giả dối, lố lăng, kệch cỡm của con người mà ông chứng kiến hàng ngày. Nguyễn Huy Thiệp khéo léo xây dựng một nhân vật “thân cảnh an nhàn mà tâm không vô sự”. Ông đã mang nhiều phiền muộn của xã hội để trút vào rừng xanh. Rồi sự thay đổi bất chợt tâm trạng, cái cảm giác vui mừng khi hạ được con khỉ không còn nữa mà là cảm giác run lên sợ hãi khi làm điều ác, bởi ông bất ngờ trước hành động của khỉ mẹ và khỉ con. Cái hành động mà ông luôn chắc mẩm “chẳng có đời nào có thể xảy ra”. Vậy mà nó lại xảy ra. Con khỉ con đã cầm lấy súng của ông và rơi xuống vực còn con khỉ cái, ông
đã thấy rất thương và rồi rất giận khi nó quay trở lại. Ông đã mắng nó: “Đồ
giả dối, mày chứng minh tấm lòng cao thượng hệt như một bà trưởng giả” và cuối cùng trong ông là sự xúc động thật sự. Điều mà ông chắc chắn không có trong xã hội hiện thực ngoài đời và ông nghĩ rằng trong này cũng sẽ như vậy và đã hoàn toàn sai lầm.
Rừng xanh đã cho ông một bài học khác khác với bài học của cuộc sống con người mà ông đã rút ra. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh ông Diểu trần chuồng, cô đơn đi trong mưa xuân và ông đã bắt gặp một rừng hoa tử huyền - một loài hoa ba mươi năm mới nở một lần. Người nào gặp được loài hoa này sẽ gặp may mắn.
Nguyễn Huy Thiệp đã lấy hình ảnh của hoa tử huyền để làm nhan đề cho truyện ngắn. Hoa tử huyền - một loài hoa màu trắng, vị mặn, bé bằng đầu tăm. Người ta vẫn gọi hoa này là muối của rừng. Một hình ảnh thiêng liêng, hư ảo như lá diêu bông làm cho câu chuyện thêm sắc màu bí ẩn. Hành trình đi săn của nhân vật Diểu là cả một hành trình tìm lại bản thân. Nó mang dáng dấp của một câu chuyện cổ tích song lại có cả vị mặn của cuộc đời. Người đọc đã rút ra được một bài học từ người thầy thiên nhiên “bài học về nhân sinh”. Con người tự nhận ra cái ác của mình và từ bỏ nó.
Trái tim hổ kể về chàng trai mồ côi tên Khó, giống như bao nhiêu
người con trai bản Tua Hát tin vào câu chuyện trái tim hổ dữ có thể chữa bệnh liệt hai chân cho người con gái tên Pùa có sắc đẹp không ai bì kịp. Bất chấp mọi nguy hiểm, những chàng thanh niên vì yêu Pùa, vì tin vào lời đồn về phép màu của trái tim hổ vẫn vác súng vào rừng, quyết săn bằng được hổ dữ. Đã “hơn mười người chết vì con hổ dữ.Tiếng khóc than lẫn với tiếng hú dài âm vang trong bản”. Người ta nản chí dần, số người đi săn rụng nhanh như bựa chín cây. Cuối cùng chỉ còn một người. Người ấy là Khó. Nhưng cuối truyện cả hai người Khó và Pùa đều có mệt kết thúc buồn. Đó là cái chết.
Nhà văn đã lấy chi tiết trái tim hổ đặt nhan đề cho tác phẩm để nhấn mạnh sự kiên cường, dũng cảm vì tình yêu của nhân vật, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người. Đồng thời gửi gắm vào đó một bài học: đừng nên chạy theo những gì không có thực, kết quả cuối cùng của sự theo đuổi ấy chỉ là con số không.
Những bài học nông thôn là câu chuyện về người thầy giáo Triệu, là
một người thành phố, nhưng bao giờ anh cũng nói với mọi người “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn”. Ba mẹ anh ở Hà Nội, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm. Anh sống độc thân ở làng này chín năm, anh chẳng bao giờ về thăm gia đình mình ở thành phố, nghe nói bố mẹ anh đã “từ” anh. Anh yêu thương những người nông thôn, đồng cảm với nỗi cực nhọc mưu sinh của họ. Người thầy giáo ấy đã dứt bỏ thành phố về sống với những người nông dân, mở mang tri thức, tầm nhìn cho họ. Bởi theo anh họ khổ bởi vì họ còn quá “nhẹ dạ nông nổi”. Về với nông thôn anh tìm được chỗ đứng của mình, anh sống chan hòa giữa họ. Những người nông dân tin yêu anh, gửi gắm con em họ cho anh dậy dỗ. Anh yêu thương những người nông dân như máu thịt của mình. Bởi thế, để trở che cho họ anh không tiếc cả mạng sống của mình.
Nguyễn Huy Thiệp muốn người đọc hiểu rằng, những người có tư tưởng như thầy Triệu sẽ không muốn sống ở thành thị nhưng cũng sẽ không sống nổi ở nông thôn, bởi khoảng cách giữa nông thôn và thành thị quá xa vời, sẽ không có đất sống cho những người đứng giữa.
Ngay từ nhan đề cũng đã định hướng cho bạn đọc về nội dung của câu
chuyện. Những bài học nông thôn là những câu chuyện viết về những con
người ở nông thôn, những câu chuyện ở nông thôn. Qua đó, tác giả hể hiện quan điểm sống của mình. Đó là gắn bó với cuộc sống ở nông thôn, yêu mến những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính cuộc sống nơi đây đã giúp con người hoàn thiện hơn, con người sống với nhau vì chữ tình, chính vì thế mà nhân vật Triệu hi sinh cả bản thân mình để giúp đỡ, để gắn bó với những con người nơi đây.
Như vậy, nhan đề là chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều và rất đa dạng. Chi tiết tiêu biểu có thể là một hình ảnh đặc sắc, một sự vật nổi bật trong truyện. Dù được đặt theo cách nào, nó cũng đều giới thiệu được chi tiết trung tâm giúp bạn đọc quan tâm theo dõi để định hướng trong giao tiếp, góp phần mang lại hiệu quả cao trong việc khái quát hóa nội dung tác phẩm. Ngoài ra, nhan đề dạng này tạo được ấn tượng mạnh mẽ, sự hấp dẫn, hứng thú lớn cho bạn đọc, là một dấu ấn khó phai khi tiếp xúc với tác phẩm. Nó thôi thúc bạn đọc tìm mối liên hệ giữa chi tiết với nhân vật để từ đó hiểu dụng ý của nhà văn khi sáng tạo những chi tiết đó. Tác phẩm càng có những chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩa thì càng để lại ấn tượng đậm nét cho độc giả. Kiểu nhan đề này cũng cho thấy tài năng của nhà văn khi xây dựng được những chi tiết độc đáo và khả năng lựa chọn chi tiết tiêu
biểu nhất làm nhan đề tác phẩm.
2.3.2.2. Nhan đề là một sự việc tiêu biểu
Giống như kiểu nhan đề là một chi tiết tiêu biểu, nhan đề là một sự việc tiêu biểu cũng được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều. Các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp đặt nhan đề theo kiểu này là 6/51 tác phẩm (chiếm
11.7%): Sói trả thù, Tiệc xòe vui nhất, Nạn dịch, Sang sông…
Vì khuôn khổ giới hạn của thể loại truyện ngắn nên tác giả không có và không thể giới thiệu, trình bày một cách chi tiết về nhân vật với cuộc đời và số phận cụ thể. Nhà văn thường có xu hướng lựa chọn một giai đoạn trong con đường đời của nhân vật chính để thông qua đó nói lên những tư tưởng của mình. Lẽ dĩ nhiên, giai đoạn đó phải gắn với một sự kiện, một sự việc quan trọng với nhân vật. Ở những sự việc, sự kiện này, nhân vật sẽ bộc lộ hết tính cách, thậm chí là một bước ngoặt trong cuộc đời làm thay đổi số phận nhân vật, nhờ đó những dụng ý của nhà văn cũng được bộc lộ. Tác phẩm sẽ là một chuỗi sự việc, nhưng chỉ ở những sự việc nổi bật, có tính chất quan trọng, bước ngoặt mới là nơi tập trung rõ tư tưởng, chủ đề của truyện nhất. Do vậy nhan đề là sự việc tiêu biểu sẽ giúp bạn đọc định hướng tập trung vào nội dung, tìm mối liên hệ giữa sự việc với nhân vật, theo dõi sự biến đổi, ứng xử của nhân vật với sự việc. Từ đó, người đọc sẽ bị hấp dẫn bởi tác phẩm, hiểu thêm về ý nghĩa mà nhà văn muốn truyền đạt qua câu chuyện được kể.
Trong truyện Sang sông, nhan đề nhấn mạnh vào sự kiện sang sông
của một nhóm người bao gồm: chị lái đò, một nhà thơ, một đôi trai gái yêu nhau, một người thiếu phụ, hai mẹ con, một nhà sư, một ông giáo, hai gã buôn đồ cổ và một tên tướng cướp. Họ thuộc đủ mọi loại người trong xã hội với các thành phần nam, phụ, lão, ấu, quân tử, tiểu nhân, thiện và ác. Qua sự việc sang sông, các nhân vật đã tự bộc lộ mình: Nhà sư thì luôn thuyết giảng về phật A - di - đà, nhà giáo thì luôn cho rằng tất cả chỉ là súc vật, anh nhà thơ thì luôn kêu mình là cô đơn, thiếu phụ thì luôn tỏ ra khinh bỉ với những kẻ đồng hành, đôi tình nhân thì trắng trợn với những hành động tán tỉnh… Đặc biệt, khi đứa trẻ nghịch ngợm cho tay vào lọ đồ cổ và không rút ra được thì hầu hết trong số họ lại dửng dưng tay nhà thơ thì đùa cợt không đúng lúc khi
nói rằng “chặt tay thằng bé để cứu cái bình”; bọn buôn đồ cổ thì kề dao vào cổ đứa bé… Cuối cùng kẻ thực thi hành động đạo đức cứu thế lại là tên tướng cướp với quan niệm: “Trẻ con là tương lai đấy, làm gì cũng phải lấy nhân đức làm đầu”.
Sự việc sang sông đã lật tẩy bộ mặt của mọi đối tượng. Nhà văn đã lấy sự kiện này để dặt nhan đề cho tác phẩm để nhấn mạnh vào bản chất của con
người qua sự kiện. Nhan đề Sang sông còn mang ý nghĩa biểu tượng: ranh
giới giữa tốt và xấu, thiện và ác đôi khi rất mong manh và trên hành trình cuộc đường đời nếu con người không kiên định, không dám đấu tranh thì rất dễ rơi vào vực thẳm. Cho nên cuối cùng vị sư già lại quay trở về vì ông nhận ra những bài thuyết giảng đạo phật của ông cũng bất lực giữa dòng đời thế tục và muốn đưa người ta đến bến bờ đạo đức không phải dễ thực hiện.
Truyện ngắn Sói trả thù (Trong chùm truyện Những ngọn gió Tua Hát)
là câu chuyện về gia đình nhà họ Hoàng với sự việc trả thù của con sói. Ngay từ nhan đề người đọc đã hình dung ra sự việc chính xảy ra câu chuyện.
Trong gia đình họ Hoàng có ông Nhân là một tay thợ săn cừ khôi, ông có một người con trai duy nhất tên San. Ngay từ nhỏ San đã được cha huấn luyện để trở thành một người thợ săn tài giỏi. Nhưng chính những hành động của ông Nhân đã gây ra cái chết cho người con trai duy nhất của mình. Trong một cuộc đi săn chó sói ông Nhân cùng những người thợ săn trong làng đã giết hết đàn sói mặc dù con đầu đàn đã nhìn ông bằng một ánh mắt như van xin nhưng ông vẫn nhẫn tâm nổ súng, còn một con sói nhỏ ông mang về nhà nuôi đến ngày cúng ma cho thằng San tròn mười ba tuổi con sói con ấy đã trỗi dậy bản năng của mình nó cắn xé xác con ông như ông đã từng đối xử với đàn sói.
Như vậy, lấy nhan đề là sự việc con sói trả thù, truyện ngắn đã tạo ra sự hứng thú cho bạn đọc, đồng thời tác giả cũng gửi gắm một quan niện dân gian “ác giả ác báo”, khuyên con người ta hãy biết yêu thiên nhiên rồi thiên nhiên
sẽ bảo vệ chính chúng ta. Nếu chúng ta tàn ác với chúng thì chúng ta cũng phải chịu những hậu quả khôn lường.
Sự việc tiêu biểu, nổi bật trong mỗi truyện ngắn là điểm sáng để nhân vật tự bộc lộ tính cách, để tác giả truyền tải thông điệp muốn gửi tới bạn đọc. Vì thế nên Nguyễn Huy Thiệp tập trung khai thác giá trị của những sự việc đó trong cách đặt nhan đề cho tác phẩm của mình. Cách đặt nhan đề này đơn giản nhưng cũng tạo được nhiều hấp dẫn, băn khoăn cho độc giả. Đa số chủ đề của những sự việc sẽ được ẩn đi, kích thích bạn đọc tìm hiểu tác phẩm để tìm ra chủ thể sự việc, tìm mối liên hệ giữa chủ thể và hành động. Đó là lí do khiến những kiểu nhan đề lấy từ sự việc tiêu biểu trong truyện tuy ngắn gọn, đơn giản nhưng vẫn mang lại giá trị cao trong vai trò định hướng giao tiếp cho bạn đọc khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
* Tiểu kết: Tác phẩm tự sự là tập hợp những chi tiết, tình tiết, những sự việc, sự kiện nối tiếp nhau để tạo thành cốt truyện. Mỗi chi tiết, sự việc đó điều có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. Đặc biệt những chi tiết nổi bật, những sự việc tiêu biểu chính là nút thắt để câu chuyện thêm hấp dẫn, lý giải cho những thắc mắc, tạo nên điểm kịch tính cho truyện, góp phần thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Do đó, lấy chi tiết, sự việc tiêu biểu đặt nhan đề là cách đặt nhan đề tạo được nhiều sự chú ý cũng như có khả năng khái quát cao được nội dung văn bản.
2.3.3. Nhan đề một từ ngữ thể hiện thái độ, cách đánh giá của tác giả Khi sáng tạo ra một “sản phẩm tinh thần”, nhà văn bao giờ cũng muốn gửi gắm tới bạn đọc một thông điệp nào đó. Tư tưởng của tác giả thể hiện ở những quan niệm, những đánh giá, thẩm bình trong tác phẩm (qua lời nhân vật hoặc lời tác giả) và đôi khi thể hiện ở ngay nhan đề truyện. Sự bình giá trực tiếp ở ngay điểm tiếp xúc đầu tiên giữa bạn đọc với tác phẩm - nhan đề sẽ