7. Bố cục của khóa luận
2.3.1. Nhan đề là tên nhân vật trung tâm, nhân vật chính
Đây là cách đặt nhan đề được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng tương đối nhiều trong các sáng tác của mình. Theo thống kê, có 12/51 tác phẩm (chiếm 23.5%) được đặt theo kiểu này.
Nhân vật chính là nhân vật xuất hiện nhiều hơn cả, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tập trung đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Nhân vật trung tâm là nhân vật xuất hiện nhiều nhất và tập trung nhất tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Mỗi tình huống chỉ có một nhân vật trung tâm song có thể có nhiều nhân vật chính. Tóm lại, đó đều là những nhân vật giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện nội dung tác phẩm và tư tưởng của nhà văn. Đặt nhan đề theo nhân vật trung tâm, nhân vật chính là cách đặt nhan đề đơn giản nhất, dễ hiểu nhất. Tuy nhiên, nó cũng mang lại một hiệu quả nghệ thuật cao. Nhà văn không chỉ thể hiện được quan điểm, tư tưởng của mình qua nhân vật mà đồng thời còn tạo nên ấn tượng đậm nét về cuộc đời, tính cách, đặc điểm, số phận… của nhân vật với độc giả. Từ đó, nhan đề sẽ thu hút sự chú ý, tò mò của bạn đọc để đi tới tìm hiểu tác phẩm.
2.3.1.1. Nhan đề là tên nhân vật chính có tên cụ thể
Kiểu nhan đề này được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều với 9/51 tác phẩm (chiếm 17.6%). Trong những số đó lại được chia ra thành nhiều kiểu
khác nhau với những dụng ý khác nhau. a.Tên nhân vật chính là con vật
Tiêu biểu cho kiểu nhan đề này là truyện ngắn Cún.
Truyện ngắn Cún có nhan đề từ lấy tên nhân vật chính là Cún. Đó là một
đứa trẻ bị bỏ rơi ở một cái cống bên con sông đào ngoại ô thành phố - nơi “đen ngòm với những nước thải, đầy giác, giấy vụn và những đám bèo tây lá đầy bụi bặm”. Thế rồi vô tình nó được lão Hạ, một người ăn mày ở chợ nhìn thấy và cứu vớt. Cái tên Cún cũng là do lão Hạ đặt. Cái tên ấy gợi cho người đọc một sự tò mò vì sự đặc biệt của nó. Giống như lời người kể chuyện khẳng định: “Cún là tên chó không phải tên người. Đứa bé này thật không phải người, nó kì hình dị dạng, đầu nó to tướng, hai chân mềm oặt như chẳng có xương, chỉ hơi lệch trọng tâm là người nó đổ kềnh ra đất”. Cún lại có hai khả năng đặc biệt là: có một đôi mắt ám ảnh khiến người qua đường không thể bỏ qua và khả năng chịu đói, chịu rét đến siêu phàm. Cún trở thàng một phương tiện kiếm tiền của lão Hạ. Lão chỉ cần đặt Cún nằm ngửa một chỗ với cái nón mê giữa đám đông người lạ và họ sẽ nghĩ Cún là kẻ “chưa được thành người” mà thương hại cho vài đồng bạc. Rồi thỉnh thoảng Cún lại được lão Hạ đút cho vài miếng bánh đúc ngô tựa “như người ta đút cho mấy con gà ở chợ”. Thậm chí Cún có thể bị bỏ quên trong đói rét vì lão mải đánh bạc hay uống rượu.
Cún lớn lên và ý thức được rằng mình không thể giống một con người bình thường. Cún thích cô Diệu - cô chủ nhà hay gọi Cún là “thằng hình nhân mặt đẹp” và bảo Cún là ngôi sao Hóa Lộc giúp cô ta bán được hàng. Chỉ cần thấy cô Diệu cười là Cún thấy thích thú và hạnh phúc. Lão Hạ mất đi để lại cho Cún mấy chiếc nhẫn vàng. Cún lại bị cô Diệu lợi dụng lấy mất đi hết tài
sản với điều kiện “mày muốn gì tao cũng nghe”. Cún cũng có khát vọng bản năng của con người và Cún đã đánh đổi toàn bộ gia sản để một lần duy nhất làm một người đàn ông và cũng là lần duy nhất Cún được làm người. Ngay sau đó Cún lại bị người ta vứt ra vỉa hè như người ta vứt đi một thứ tởm lợm. Rồi cô Diệu mang thai, Cún hạnh phúc và tràn đầy hi vọng nhưng bệnh tật lại đến với Cún. Cún cố gắng hết sức đến nhà cô Diệu để nhìn đứa con chào đời nhưng đó cũng là hành trình đến với cái chết. Khi tiếng đứa bé trai cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc Cún chấm dứt cuộc đời - “cuộc đời của một kẻ chưa được thành người”.
Như vậy, cái tên Cún gợi sự ám ảnh về hình hài, cuộc đời và số phận
của nhân vật Cún - một hình hài không trọn vẹn và một số phận khổ đau, bất hạnh. Cún chỉ có thể sống trong sự ghẻ lạnh, vô tình và thi thoảng thì được
người ta ban cho chút lòng thương hại. Vì vậy, nhan đề Cún đã góp phần gợi
mở về hình tượng nhân vật trung tâm. Đó là mộ đứa trẻ mồ côi, tật nguyền, sống cuộc sống của kẻ ăn mày và bị coi như một con vật. Qua việc nhấn mạnh vào một kiếp người nhỏ bé thể hiện ở ngay nhan đề tác phẩm, tác giả đã vạch trần bản chất của một xã hội bất nhân, vô nhân đạo. Đồng thời gửi nhắn một tư tưởng nhân văn sâu sắc, đó là giấc mơ làm người của những con người có kiếp sống cơ cực, không lành lặn đang tồn tại trên cõi đời này. Nó còn gieo vào lòng người sự xót xa, căm giận và thương tiếc cho những con người nhưng không được sống đúng nghĩa là người.
Nhan đề tác phẩm là tên nhân vật chính là con vật là kiểu nhan đề mang tính độc đáo. Với kiểu nhan đề này mục đích của tác giả là giới thiệu nhân vật chính của tác phẩm đồng thời cũng báo hiệu trước cho bạn đọc về số phận của nhân vật. Nó có tác dụng định hướng cho bạn đọc chú ý vào nhân vật trung tâm của tác phẩm mà thông qua nhân vật đó tác giả sẽ nói lên tư tưởng của mình.
b.Tên nhân vật chính gợi đặc điểm tính cách, số phận
Theo thống kê, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được đặt theo kiểu này là 3/51 tác phẩm (chiếm 5.8 %).
Truyện ngắn Chuyện ông Móng xác định rõ nhân vật chính của truyện là
ông Móng. Từ “móng” thường gợi cho ta liên tưởng đến sự cứng nhắc. Hay như
trong Từ điển tiếng Việt, đó là “một dụng cụ gồm lưỡi sắt dài hình thang, tra vào
cán, dùng để đào xúc”. Cái tên đó cũng gợi lên một sự bình dị, dân dã và nó cũng rất phù hợp với nghề nghiệp của nhân vật. Ông Móng được người ta gọi là “ông chủ nợ”. Công việc của ông ta là đi đi lại lại ở chợ Phân từ ba đến bốn giờ sáng để kiểm tra, giám sát, thu mua phân. Ông ta làm việc ấy một cách linh hoạt, lanh lẹn không hề sợ hãi hay ghê tởm khi phải tiếp xúc vào “thùng phân dơ dáy”. Trái lại ông ta háo hức với nghề như “một vị trí nhạc trưởng” “giữ nhịp điệu cho cái phiên chợ quái đản này”. Ông đã làm việc ở đó được mấy chục năm một cách tình nguyện và không vụ lợi. Con người ông từ cái tên cho đến công việc và cuộc đời đều giản đơn, thậm chí giản đơn đến thô tục.
Lấy tên nhân vật Móng để làm nhan đề, nhà văn đã nhấn mạnh vào những gì bình thường nhất: một cái tên bình thường, một nghề nghiệp bình thường và một cuộc đời bình thường. Điều này cũng góp phần thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn như chính ông đã nói: “Tôi nhìn cuộc sống bằng cái nhìn của riêng tôi! Chính tại nơi đây, khuôn mặt của đời sống hiện lên một cách sắc nét nhất”. Vì vậy, những cái được coi là tầm thường nhất cũng đi vào trang văn của ông một cách tự nhiên đến trần trụi như nó vốn tồn tại và cũng được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ “rất đời”. Nó góp phần nói lên một phong cách - phong cách Nguyễn Huy Thiệp.
Truyện ngắn Sạ (Trong chùm truyện Những ngọn gió Tua Hát) cũng là
một truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu nhan đề này. Ngay từ nhan đề cũng xác định được rõ nhân vật chính của truyện là Sạ. Sạ là một kẻ điên rồ ở bản Tua
Hát, chàng luôn làm những việc khác thường không giống ai. Không ai trong làng tin tưởng chàng, nỗi cô đơn luôn giày vò chàng. Nhưng trong chàng vẫn luôn có một niềm ham sống mãnh liệt. Vì vậy, năm ba mươi tuổi chàng rời bản Tua Hát với ý muốn lập nên sự tích phi thường ở vùng đất khác. Sau này Sạ trở thành nổi tiếng với những chiến công oanh liệt.
Như vậy lấy nhan đề truyện ngắn là Sạ (“sạ” là động từ gieo thẳng cho
cây lúa mọc tự nhiên) gợi ra cho người đọc hình dung ra một phần tính cách cũng như số phận của nhân vật. Tên nhân vật được đặt gần gũi với những người lao động nghèo, một hành động tạo nên sự sống cho tạo vật. Và Sạ cũng vậy chàng tuy là một kẻ điên rồ nhưng chàng luôn có những chính kiến của mình, chàng có bản lĩnh theo đuổi những sở thích khác thường của mình. Nhưng đến cuối đời chàng cũng nhận ra những sự tích phi thường nhất chính là quãng đời bình thường sống như mọi người ở bản Tua Hát. Qua nhan đề, tác giả không chỉ giới thiệu được nhân vật chính của tác phẩm, số phận nhân vật mà còn gửi đến bạn đọc một thông điệp là hãy sống với những gì đơn giản nhất, chính những điều đó sẽ mang lại hạnh phúc cho con người.
Nhan đề là tên nhân vật chính thể hiện số phận, cuộc đời nhân vật là loại nhan đề hấp dẫn, khái quát đươc nội dung hiện thực tác phẩm. Số phận nhân vật được gián tiếp gợi mở ngay từ nhan đề sẽ định hướng cho bạn đọc trong quá trình lĩnh hội tác phẩm. Bạn đọc sẽ hứng thú theo dõi chiều hướng con đường đời của nhân vật để lí giải những ấn tượng ban đầu và hiểu thêm về nội dung. Đồng thời nhan đề cũng cho thấy thái độ của nhà văn với nhân vật của mình.
c.Tên nhân vật là nhân vật lịc sử, cổ tích
Tiêu biểu cho kiểu nhan đề này là những tác phẩm như: Chút thoáng Xuân Hương, Nàng Sinh, Nàng Bua…
Các truyện Nàng Bua, Nàng Sinh (Trong chùm truyện Những ngọn gió Tua Hát) lấy tên từ các nhân vật Lò Thị Bua và Sinh. Ngay cách gọi tên
nhân vật nàng Bua, nàng Sinh đã gợi người đọc nhớ đến những nhân vật trong thần thoại, truyện cổ tích như: Tấm, Cám, nàng Bân… Cả nhân vật trong hai câu chuyện cũng có cuộc đời như những nhân vật cổ tích.
Nàng Bua ban đầu bị người ta ghẻ lạnh, bị coi như quỷ dữ và bị người ta xa lánh. Nàng có đến chín người con với những người đàn ông khác nhau nhưng không ai chịu thừa nhận. Bị đói khổ nàng cùng các con phải kéo nhau vào rừng tìm củ mài. Nàng đào được một hũ đầy thỏi vàng rồi trở nên giàu có. Và rồi những người đàn ông lại đến nhận con, mọi người lại yêu mến nàng, khi nàng chết mọi người đều thương tiếc. Câu chuyện gợi nhớ đến truyện cổ
tích Cây khế. Trong truyện Cây khế, vợ chồng người em cũng bỗng dưng
được con chim lạ giúp và trở nên giàu có. Qua câu chuyện này nhà văn phản ánh được một phần hiện thực của xã hội đương thời: Khi người ta nghèo khó thì không ai hỏi han, chia sẻ mặt khác còn xa lánh họ nhưng khi họ trở nên
giàu có thì lại “Thấy sang bắt quàng làm họ”. Đó là một cách sống ích kỉ, chỉ
vì đồng tiền và vì cái lợi cho bản thân chứ không phải là tình cảm thực sự.
Nhà văn cũng gửi nhắn đến bạn đọc một triết lí dân gian “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Những nhân vật có đức tính tốt, có tấm lòng nhân ái, hiền lành sẽ
gặp được sự giúp đỡ thỏa đáng.
Nàng Sinh trong truyện Nàng Sinh cũng vậy, nàng mồ côi, sống thân
phận “con hươu”, “lủi thủi như con chim cút”. Có một lần, một người khách qua làng muốn nhấc hòn đá nhỏ bằng nắm tay trong miếu thờ chàng Khó nhưng cả ông khách và người trong làng không ai nhấc nổi hòn đá. Chỉ có nàng Sinh là nhấc lên một cách dễ dàng. Ông khách đã xin dân làng được đón nàng đi, sắm váy áo mới cho nàng và bỗng chốc nàng trở nên xinh đẹp. Về sau, người ta biết rằng ông khách ấy chính là hoàng đế cải trang vi hành. Câu
chuyện gợi nhớ đến truyện cổ tích Tấm Cám, Tấm thử giày và thành vợ vua.
côi trong xã hội. Họ là những con người nhỏ bé có số phận bất hạnh họ sẽ nhận được sự giúp đỡ xứng đáng để có thể thay đổi số phận của mình, để có thể sống một cuộc sống hạnh phúc.
Hai câu chuyện đều có yếu tố dân gian với các mô típ quen thuộc như: đổi đời nhờ tìm thấy vật lạ, cô gái nghèo trở nên xinh đẹp… Và việc đặt nhan đề như trên cũng đã cho thấy tính chất hoang đường của truyện. Thông qua những yếu tố hoang đường đó để phản ánh rõ một phần hiện thực của xã hội đương thời. Đây cũng là một đề tài của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như nhà văn đã khẳng định: “Khi viết văn, tôi luôn tìm lại những giá trị truyền thống, tôi nghĩ một nhà văn phải bắt đầu từ những kinh nghiệm nguyên thủy nhất của dân tộc mình”. Vì vậy việc dân gian hóa chính là một cách để nhà văn nới rộng kinh nghiệm nguyên thủy như nhà văn muốn. Qua những nhan đề này người đọc có thể xác định được sắc thái huyền thoại của tác phẩm.
Chút thoáng Xuân Hương có lẽ là chuỗi truyện ngắn mà Nguyễn Huy
Thiệp nhiều chủ ý viết về người phụ nữ nhất. Ở Hương chứa đựng những đau khổ của người phụ nữ, đau khổ cộng với nỗi cô đơn đã trở thành ẩn ức. Hương mang trong mình một niềm kiêu hãnh và ý thức về sự kiêu hãnh như đã trở thành thuộc tính của phái đẹp. Người phụ nữ dù giàu sang hay nghèo hèn, bất hạnh hay sung sướng cũng mang trong mình những quyền uy tối thiểu, từ cái vốn thiên bẩm của mình, đối với đàn ông. Trong Hương có một niềm tin tưởng về khả năng của người phụ nữ, nàng tin rằng mình có khả năng làm nên vui buồn, chi phối cuộc sống tinh thần của phái mạnh. Hình ảnh đàn lợn được cho ăn thì phởn gợi nên một liên tưởng đến trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ bao giờ cũng cần có một người phụ nữ là mẹ, để chấp nhận mọi sai trái và dìu dắt nó đi qua mọi sai lầm
Mặt khác, trong sự tự ý thức, Hương an nhiên với những tác động tiêu cực từ bất kỳ một người đàn ông nào lên cuộc đời nàng. Hương không quá
gay gắt trước hành động có phần sỗ sàng của chàng thi sĩ, bởi nàng cay đắng hiểu: “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu”. Người phụ nữ không thể “gây sự” với cái quy luật bất công ấy của cuộc đời nên họ chọn cách an nhiên bước qua, họ không thể đi ngược lại thì chọn cho mình một con đường khác. Cái trại lợn trong truyện là một “căn phòng riêng”. Nhân vật nữ trong câu chuyện này từ cuộc sống bình thường đến cách ứng xử với chàng thi sĩ đều giữ cho mình một khoảng trời, để cô đơn và tự do. Người phụ nữ cần có và phần nhiều luôn ý thức được mình cần có một “căn phòng riêng”, thoát ly khỏi những mối quan hệ bình thường, dù cho đó chỉ là một cái trại lợn. Dù sao thì những người phụ nữ cũng cần một con đường.
Ngay từ nhan đề Chút thoáng Xuân Hương độc giả đã phần nào hình
dung được câu chuyện là đề cập về thân phận người phụ nữ. Và người phụ nữ ở trong truyện ngắn này mang trong mình những nét tính cách giống với nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nhan đề tạo ra sự tò mò cho bạn đọc để đi đến việc tìm hiểu nội dung rồi có những so sánh giữa nhân vật Hương trong truyện và nữ sĩ Hồ