Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 26)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Nhận xét chung

Qua việc khảo sát thống kê phân loại ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy cách đặt nhan đề trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có những kiểu chính như sau:

- Nhan đề là tên nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Trong đó lại được chia ra làm nhiều loại nhỏ như: Nhân vật có tên cụ thể và nhân vật không có tên cụ thể.

+ Trong kiểu nhan đề là nhân vật có tên cụ thể được chia ra làm các loại nhỏ như sau: Tên nhân vật là con vật (chiếm 2 %) với 1/51 tác phẩm; tên nhân vật thể hiện tính cách, số phận (chiếm 5.8 %) với 3/51 tác phẩm; tên

nhân vật được gọi bằng thứ bậc trong gia đình (chiếm 2 %); tên nhân vật lấy trong lịch sử, cổ tích (chiếm 9.8 %) với 5/51 tác phẩm.

+ Trong kiểu nhan đề là nhân vật chính không có tên cụ thể cũng được chia ra làm hai loại nhỏ: Tên nhân vật được gọi bằng nghề nghiệp (chiếm 2%) với 1/51 tác phẩm; tên nhân vật lấy từ trong lịch sử, cổ tích (chiếm 2%) với 1/51 tác phẩm. Kiểu nhan đề này dễ đặt, dễ hiểu, cũng có khả năng khái quát hóa cao nhưng không hấp dẫn bằng những kiểu nhan đề khác.

- Nhan đề là một chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm chiếm tỉ lệ cao nhất với 22/51 tác phẩm (chiếm 43.1%). Đây là kiểu nhan đề dễ đặt song tạo được nhiều sự chú ý cũng như có khả năng khái quát cao nội dung văn bản nên được tác giả Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều. Trong đó, nó được chia ra làm hai loại nhỏ: Nhan đề là những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (chiếm 31.3 %) với 16/51 tác phẩm, nhan đề là những sự việc tiêu biểu trong tác phẩm (chiếm 11.8 %) với 6/51 tác phẩm.

- Nhan đề là từ ngữ, chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cũng chiếm một phần không nhỏ trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó được chia ra làm hai loại nhỏ:

+ Nhan đề là những từ ngừ, hình ảnh có ý nghĩa tương đồng với nội dung gồm 3/51 tác phẩm (chiếm 5.8 %).

+ Nhan đề là những từ ngừ, hình ảnh có ý nghĩa tương phản với nội dung gồm 3/51 tác phẩm (chiếm 5.8 %). Cũng như nhan đề là những chi tiết, sự việc tiêu biểu, nhan đề tượng trưng có khả năng khái quát hóa và khả năng gây ấn tượng cao. Ngoài ra, nó còn có thêm sự hấp dẫn bởi tính đa nghĩa trong cách hiểu, cho thấy tài năng, sự sáng tạo của tác giả trong cách sử dụng ngôn ngữ.

- Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố là kiểu nhan đề bao gồm 6/51 tác phẩm (chiếm 11.8%) trong các sáng tác của Nguyễn Huy hiệp. Kiểu nhan đề này khó đặt ít gây sự hấp dẫn cho bạn đọc.

Một phần của tài liệu Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)