Đánh giá về tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng (Trang 39)

3.2.1. Ưu điểm

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển cả về quy mô và tốc độ để hoà nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới. Do vậy tự bản thân mỗi doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện về phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh, nhằm mang lại hiệu qủa kinh tế cao.

Sau khi thực tập tại Công ty cổ phần Viglacera Hữu Hưng để tìm hiểu thực tế về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm của công ty.

Với những kiến thức đã tiếp thu được ở nhà trường và qua nghiên cứu thực tế ở công ty. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét khái quát về công tác hạch toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.

Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn và hàng ngày có số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều. Do vậy công tác kế toán của công ty được ban lãnh đạo rất quan tâm, coi trọng và luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thu thập và xử lý thông tin, xử lý số liệu kế toán. Các phần hành kế toán được thực hiện nề nếp khoa học. Sự lựa chọn hình thức sổ kế toán tại doanh nghiệp là phù hợp trong điều kiện ứng dụng máy vi tính đồng thời doanh nghiệp hiện có phần mền kế toán Fast Accounting 2003 giúp cho công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác.

Đối với các phần hành kế toán có nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều như: kế toán bán hàng, kế toán tâp hợp chi phí…đều được thực hiện trên máy, nhờ đó khối lượng công việc của từng phần hành được giảm bớt, nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp thông tin trung thực hợp lý, kịp thời cung cấp thông tin cho ban giám đốc có những quyết định điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn.

Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính toán một cách kịp thời, đồng thời công ty sử dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tỷ lệ để tính giá thành của sản phẩm nhập kho là phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành theo tháng, do vậy đáp ứng được yêu cầu tính giá thành tại công ty.

Bên cạnh việc chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy kế toán sao cho hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Hiện tại bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, tổ chức mô hình kế toán theo hình thức tập trung. Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán: từ việc thu thập xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán, nhập số liệu vào máy, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm tra công tác kế toán của đơn vị.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường việc đổi mới và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán, phát huy vai trò của công tác kế toán trong quản lý kinh tế là vấn đề bức xúc trong các doanh nghiệp nói chung và công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng nói riêng.

Nhìn chung quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được thực hiện tương đối khoa học, hợp lý, tuân thủ nghiêm túc theo chế độ, cũng như đảm bảo sự thống nhất trong việc chỉ đạo công tác kế toán, đối với phần hành kế toán tập hợp chi phí thì đối với những khoản mục chi phí phát sinh thì doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí.

3.2.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đó thì đối với công tác kế toán ở công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng vẫn còn một số mặt tồn tại như sau:

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Với khoản mục chi phí này công ty đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí tương đối hợp lý. Tuy nhiên do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất liên tục khép kín và hàng ngày đều có vật tư xuất phục vụ sản xuất. Căn cứ vào bài phối liệu đã được duyệt cho từng lô sản phẩm dự định sẽ sản xuất.

Tuy nhiên trong thực tế ở tại công ty thì số vật tư thực lĩnh (do thủ kho theo dõi) thường lớn hơn số vật tư thực dùng vào sản xuất hàng ngày. Phần vật tư còn thừa tuy sẽ được tiếp tục sử dụng vào tháng sau, nhưng phần vật tư dư thừa này không được nhập ngay lại kho mà vẫn để tại phân xưởng sản xuất, vì thế mà khâu bảo quản vật tư không được tốt dẫn đến mất mát, hư hỏng, lãng phí vật tư.

Một vấn đề nữa là giữa bộ phận thí nghiệm, thủ kho nguyên vật liệu và kế toán vật tư hiện nay tuy đã có kế hoạch sản xuất cho từng tháng nhưng kế hoạch này cần chi tiết cụ thể hơn tránh tình trạng như hiện nay đó là không đáp ứng đủ vật tư cho sản xuất một mẫu gạch nào đó, nhưng thực tế trong kho vẫn còn dư nguyên vật liệu để sản xuất một mẫu gạch khác (vẫn nằm trong lô hàng dự định sản xuất trong một vài ngày tới).

Hiện nay công ty áp dụng hình thức trả lương khoán, đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì trả lương theo sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Đối với công nhân gián tiếp trả lương theo thời gian.

Tuy nhiên vẫn có những vấn đề chưa hợp lý mà doanh nghiệp cần xem xét đó là cách tập hợp chi phí vào đối tượng chịu chi phí về khoản mục chi phí nhân công là chưa hợp lý. Kế toán của doanh nghiệp đã tập hợp toàn bộ chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý vào chi phí nhân công trực tiếp. Trong tháng 12/2008 chi phí về tiền lương của nhân viên bán hàng là: 5.639.745(đ) trong đó (KPCĐ: 104.039, BHXH: 294.477, BHYT: 39.264) và chi phí về tiền lương của nhân viên quản lý là: 8.018.513(đ) trong đó (KPCĐ: 147.512, BHXH: 437.119, BHYT: 58.282) kế toán đã hạch toán gộp vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này đã không phản ánh chính xác giá thành và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vấn đề thứ hai đó là hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước tiền nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Trong đó tổng số lao động của công ty là năm 2008 là 279 Người trong đó tổng số lao động trực tiếp là: 237 người, chiếm 85% trong tổng lao động toàn công ty. Do vậy chi phí tiền lương cho công trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn và công nhân nghỉ phép không đều giữa các kỳ vì vậy việc chưa trích trước tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất cũng là một nguyên nhân gây mất ổn định giá thành giữa các kỳ.

Kế toán chi phí sản xuất chung:

Yếu tố chi phí về công cụ dụng cụ trong chi phí sản xuất chung khá lớn, tính chất của công cụ dụng cụ này phát huy tác dụng trong nhiều kỳ. Hiện tại ở công ty khi xuất dùng CCDC có giá trị lớn kế toán không thực hiện phân bổ dần tất cả các CCDC mà tính trực tiếp vào chi phí sản xuất trong kỳ đây là điều không hợp lý. Mà đối với loại CCDC này khi xuất kế toán phải tập hợp tất cả giá trị của CCDC xuất dùng vào TK142 hoặc TK242 và xác định CCDC đó là phân bổ hai lần hay phân bổ nhiều lần.

Thứ hai đó là sửa chữa lớn TSCĐ ở công ty thường có kế hoạch sửa chữa TSCĐ vào cuối năm nhưng hiện nay doanh nghiệp chưa thực hiện trích trước chi phí sửa chữa lớn, do vậy đã làm cho giá thành của các kỳ cuối năm bị biến động.Vì công ty là một doanh nghịêp công nghiệp chủ yếu là sử dụng

máy móc thiết bị, doanh nghiệp cần thực hiện trích trước chi phí sửa chữa để góp phần ổn định của giá thành. Mặt khác doanh nghiệp hiện vẫn đang áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo QĐ166/1999/BTC ban hành ngày 30/12/1999 là không còn phù hợp cần phải sửa đổi theo quyết định mới ban hành.

Thứ ba đó là đối với khoản chi phí về dịch vụ mua ngoài như: chi phí về điện, điện thoại,.. phục vụ cho bộ phận quản lý, phòng giao dịch với khách hàng theo báo cáo tiêu thụ của các bộ phận này về tiêu thụ điện, điện thoại và nước trong tháng, với chi phí này kế toán của doanh nghiệp hạch toán chung vào Tài khoản 627(6277) là chưa chính xác, cần phải sửa đổi cho phù hợp.

Về vấn đề hạch toán sản phẩm hỏng:

Hiện nay ở công ty tuy đã xây dựng được định mức chi phí về sản phẩm hỏng.Tuy nhiên việc áp dụng nó chưa được thực hiện đặc biêt với phần chi phí vượt định mức doanh nghiệp cần phải có giải pháp để hạn chế và làm giảm lượng sản phẩm hỏng chỉ trong định mức cho phép, hoặc nếu có vượt định mức thì cũng phải xem xét nguyên nhân do bộ phận nào, cá nhân nào, gây ra có quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cũng như có chế độ thưởng phạt hợp lý, khi đó vừa hạn chế được sản phẩm hỏng vừa khuyến kích được người lao động làm việc tốt hơn.

- Về công tác quản lý vật tư:

+ Việc lập kế hoạch thu mua vật tư : Đối với các loại nguyên vật liệu chớnh thỡ việc lập kế hoạch thu mua rất tốt, tuy nhiên đối với một số vật tư khác như phụ tùng thay thế trong khi tháng trước, tháng nào cũng phát sinh và phải đi mua, song công ty không lên kế hoạch mua mà chỉ đến khi có nhu cầu sử dụng, thay thế thì mới mua. Việc này có thể gây khó khăn cho sản xuất bởi khi thiếu vật tư giám đốc nhà máy mới yêu cầu cấp, sau đó phòng kỹ thuật và giám đốc công ty kiểm tra và duyệt ký thì giao cho cán bộ mua vật tư đi mua. Như vậy để có được vật tư phục vụ cho sản xuất nhà máy phải chờ một thời gian nhất định, điều này có thể gây gián đoạn trong sản xuất. Mặt khác việc đi lại nhiều lần sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.

+Việc sử dụng vật tư : Tại công ty tuy phòng kỹ thuật đã xây dựng nên định mức tiêu hao vật tư cho từng đơn vị sản phẩm chi tiết song trên thực tế việc xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sử dụng không dựa trên định mức tiêu hao

mà xuất theo yêu cầu sản xuất. Đến cuối tháng nhân viên thống kê nhà máy mới lập báo cáo vật tư tiêu hao dùng cho sản xuất để xác định số vật tư xuất kho phục vụ sản xuất. Như vậy có thể dẫn đến tình trạng xuất vật tư quá nhiều, có thể gây mất mát, hư hỏng do không được bảo quản trong kho, búi gừy lãng phí vật tư.

+ Phế liệu trong quá trình sản xuất: Hiện nay, Công ty không tiến hành kế toán nguyên vật liệu, phế liệu thu hồi gây nên sự lãng phí nguyên vật liệu và sự sai sót cho việc tính toán chính xác giá thành thực tế. Ngói bị loại trong giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất sản phẩm do kiểm tra cho thấy có dấu hiệu bị nứt, vỡ mẻ…, nguyên vật liệu chưa sử dụng hết Công ty không nhập kho đối với một số phế liệu này mà để ngay lại nhà máy sản xuất và số phế liệu này cũng không được phản ánh trên sổ sách kế toán của Công ty. - Về công tác đánh giá nguyên vật liệu xuất kho:

Thực tế ở công ty nguyên vật liệu được đánh giá theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Công việc này chỉ được tiến hành vào cuối tháng sau khi tổng hợp được giá thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ và tồn đầu kỳ. Còn hàng ngày khi xuất kho vật liệu, kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu khối lượng không xác định được giá trị vật liệu xuất kho, khiến cho công việc thường bị dồn vào cuối kỳ, như vậy rất vất vả. Mặt khác, nếu khối lượng nhập xuất trong tháng nhiều thỡ nó chưa phản ánh chính xác trị giá nguyên vật liệu xuất kho.

- Về việc phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của thành phẩm, khối lượng nhập, xuất lại nhiều và thường nhập với khối lượng lớn nhưng công ty lại chưa tiến hành phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu trong công ty bởi vì các nhà quản trị không biết được hiệu quả sử dụng của từng loại nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp nên tiến hành phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu.

- Về công tác kế toán trên máy vi tính

Công ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quản lý bằng việc mua bản quyền sử dụng phần mềm kế toán Fast 2008. Tuy nhiên do Công ty áp dụng kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song nhưng thủ kho của đơn vị vẫn phải làm thủ công làm cho khối lượng công

việc của thủ kho sẽ rất nhiều và sẽ không tránh được sai sót có thể xẩy ra. Trong thời gian tới công ty nên trang bị phần mềm quản lý vật tư riêng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w