Trên toàn huyện hình thức chăn nuôi theo phương thức truyền thống này vẫn còn rất phổ biến.Chúng tôi đã điều tra được 45 hộ gia đình trên toàn huyện với qui mô nuôi lẻ tẻ từ vài chục đến vài trăm con. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu gà được chăn thả tự do trong khu vườn để gà tự kiếm ăn. Qua phiếu điều tra chúng tôi tập hợp được các loại thức ăn như bảng 4.6.
Bảng 4.6. Các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi gà thả vườn tại huyện Cư Jút
SôTT Thức ăn Sô lượt hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
1 Thức ăn tận dụng 45 72,58
2 Cám đậm đặc 10 16,13
3 Cám tổng hợp 7 11,29
Tổng 62 100
Qua bảng 4.6 cho thấy đúng với phương thức chăn nuôi gà thả vườn thì thức ăn chủ yếu là tận dụng với số lượt hộ sử dụng là 45 chiếm tỷ lệ 72,58%. Tiếp đến là thức ăn đậm đặc với số lượt hộ sử dụng là 10 chiếm tỷ lệ 16,13% và cuối cùng là thức ăn tổng hợp với số lượt hộ sử dụng là 7 chiếm tỷ lệ 11,29%. Với hộ gia đình nuôi với qui mô từ 100 con trở lên thì ngoài thức ăn tận dụng ra họ còn bổ sung thêm thức ăn tổng hợp và đậm đặc. Có khay để uống và cho ăn.
Có một số gia đình nuôi gà kết hợp với ngề làm vườn, họ dùng lưới vây gà trong một phạm vi nhất định để ban ngày cho gà đi kiếm ăn ở ngoài vườn nhưng ban đêm cho gà vào chuồng. Đối với phương thức chăn nuôi này chỉ cần phòng dịch tốt cho gà thì tránh được mầm bệnh xâm nhập và lây lan. Hơn nữa phân gà sẽ bón lại cho cây trồng, gà còn bắt sâu và côn trùng hại cây trồng.
Gà thả vườn có sức đề kháng cao, chống chịu với bệnh tật tốt hơn, ăn tạp và dễ nuôi hơn nên ít xảy ra dịch bệnh. Gà chỉ xảy ra dịch bệnh khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa.
Trước đây gà thả vườn hầu như không được tiêm phòng vác xin. Nhưng trong những năm gần đây do ý thức của người dân về tình hình dịch bệnh nên người dân ý thức tiêm phòng vác xin cho gà hơn trước, đặc biệt là vác xin cúm gia cầm do nhà nước phát động và cung cấp cho người dân. Một số hộ gia đình nuôi với qui mô một vài trăm con cũng tuân thủ qui trình phòng bệnh cho gà.
Giống gà:
+ Các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Cư Jút sử dụng giống gà ở địa phương hoặc là con giống cải tiến. Vì các giống gà này có khả năng thích nghi cao với môi trường đang sống, nó có sức kháng bệnh tốt, có khả năng tìm mồi và nuôi con giỏi để có thể sản xuất được trong điều kiện khó khăn, ít cần đến sự chăm sóc tỉ mỉ của con người. Ở vùng nông thôn chưa thuận lợi cho phát triển các giống gà công nghiệp cao sản, chưa có nhiều vốn để đầu tư chăn nuôi. Nên các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Cư Jút thường chọn các giống gà như sau:
+ Các giống gà nội địa: Gà “Ta Vàng” được người dân địa phương ưa chuộng. Gà mái có màu lông vàng rơm; có điểm những đốm gà đen ở cổ, cánh, đuôi. Gà trống có bộ lông sặc sỡ nhiều mầu, trong đó màu vàng đỏ có tỉ lệ cao nhất. Khi trưởng thành con trống nặng 2 – 2,3 kg, con mái nặng từ 1,5 – 1,7 kg.
+ Gà Tam Hoàng: có nguồn gốc từ Trung Quốc; gà “Tam hoàng” có một số đặc điểm sau: cả con trống và con mái đều có mầu lông vàng, mỏ vàng, đuôi có lông đen lẫn vào. Cơ thể có hình tam giác, thân ngắn, lưng bằng, 2 đùi phát triển, chân ngắn, chất lượng thịt thơm ngon. Nuôi 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt khoảng 2 kg.
Chuồng nuôi gà theo kiểu chuồng tận dụng: hình hộp có tầng, làm bằng gỗ, tre, nứa, hoặc các tấm tôn bạt... Kích thước chuồng nuôi gà lớn nhỏ tùy theo số lượng gà: chiều cao khoảng từ 1,5 – 2 m, chiều dài khoảng 1,5 – 2,5 m, chiều rộng khoảng từ 1 – 1,5 m hoặc sử dụng các nhà kho để làm chuồng nuôi gà..
4.4. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà tại huyện Cư Jút4.4.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà công nghiệp 4.4.1. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà công nghiệp
Qua quá trình khảo sát tại 7 xã và thị trấn của huyện Cư Jút, chúng tôi ghi nhận việc sử dụng kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh trong chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp qua các bảng 4.7.
Bảng 4.7. Các chế phẩm chứa kháng sinh thường được sử dụng trong chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp tại huyện Cư Jút
Sô
TT CPCKS Hãng sản xuất
Sô lượt hộ sử dụng
Tỷ lệ (%)
1 E-S-T Nguyễn Cường 17 17.70
2 TD.Coli-Amoxy Nam Dũng 13 13,54
3 Ty Lan-Septotryl 2/9 13 13.54
5 Coli-Coc-Stop Nguyễn Cường 10 10,42
4 Lincosin 2/9 10 10,42
6 Coliterra Minh Huy 8 8,33
7 Bio-Gentatrim Bio-pharmachemic 6 6,25
8 Bio-D.O.C Bio-pharmachemic 5 5,21
10 Ampi-Colistin Á Châu 4 4,17
9 Terra Tiamulin Minh Huy 4 4,17
11 Five-Anticocid T.y.TW5 3 3,13
12 T.I.C Năm Thái 2 2,08
Tổng 96 100
Qua bảng 4.7 chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi gà theo hình thức công nghiệp sử dụng các chế phẩm chứa kháng sinh nhiều nhất là chế phẩm E-S-T của hãng sản xuất Nguyễn cường với số lượt hộ sử dụng là 17 hộ chiếm tỷ lệ 17,70%. Tiếp theo là chế phẩm chứa kháng sinh TD.Coli.Amoxy và TyLan-Septotryl của hãng sản xuất Nam Dũng và 2/9 với số lượt hộ sử dụng là 13 chiếm tỷ lệ 13,54%... Thấp nhất là chế phẩm chứa kháng sinh Ampicoli của hãng sản xuất Anpha chiếm tỷ lệ 1,04%.
Các chế phẩm chứa kháng sinh được các hộ chăn nuôi tại huyện sử dụng đa dạng hơn, điều này khác với các trại gà công nghiệp do công ty gà đầu tư cung cấp về giống thức ăn, thuốc thú y... thì các hộ chăn nuôi chỉ dùng thuốc do công ty đầu tư nên họ chỉ dùng một số loại thuốc.
Để biết được số loại thuốc kháng sinh và mức độ sử dụng từng loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp tại huyện Cư jút chúng tôi điều tra và ghi nhận ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Các thuôc kháng sinh thường được sử dụng trong chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện Cư Jút
Sô TT Kháng sinh sử dụng Sô lượt hộ sử dụng Tỷ lệ (%)
1 Colistin 34 17,53 2 Trimethoprim 29 14,95 3 Oxytetracyclin 24 13,27 4 Amoxycilline 23 11,86 5 Tylosin 13 6,70 6 Sulfadimidine 13 6,70 7 Tiamulin 12 6,18 8 Erythromycin 11 5,67 9 Lincomysin 10 5,15 10 Sulfamethazol 10 5,15 11 Thiaphenicol 5 2,58 12 Enrofloxacin 4 2,06 13 Sulfaquinoxalin 3 1,55 14 Sulfaguanidin 2 1,03 15 Ampicillin 1 0,52 Tổng 194 100
Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy trong chăn nuôi gà theo phương thức công nghiệp tại huyện Cư Jút có 15 loại kháng sinh được sử dụng, trong đó Colistin có số lượt hộ sử dụng cao nhất là 34 tương ứng với tỷ lệ 17,53%, đứng thứ 2 là Trimethoprim có số lượt hộ sử dụng là 29 tương ứng với tỷ lệ 14,95%, đứng tiếp theo là Oxytetracyclin có số lượt hộ sử dụng là 24 tương ứng với tỷ lệ 13,27%, sau cùng là kháng sinh Ampicilline có số lượt hộ sử dụng là 1 tương ứng với tỷ lệ 0,52%.
4.4.2. Tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà thả vườn tại huyện Cư Jút Cư Jút
Điều tra 45 hộ gia đình của huyện chăn nuôi gà theo hình thức thả vườn, chúng tôi thấy có 10 chế phẩm kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi gà. Kết quả được trình bày qua bảng 4.9.
Bảng 4.9. Các chế phẩm kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi gà thả vườn tại huyện Cư Jút
Sô
TT CPCKS Hãng sản xuất
Sô lượt hộ sử
dụng Tỉ lệ (%)
1 Coliterra Minh Huy 17 26,98
2 Bykomycin Huphavet 15 23,82
3 T-I-C Năm Thái 10 15,87
4 Ampicoli Anpha 8 12,70
5 E-S-T Nguyễn Cường 5 7,94
6 Coli-Coc-Stop Nguyễn Cường 2 3,17
7 Lincosin 2/9 2 3,17
8 T.D.Coli.Amoxy Nam Dũng 2 3,17
9 Bio-Gentatrim Bio-pharmachemic 1 1,59
10 Kana Colin Nam Dũng 1 1,59
Tổng 63 100
Qua bảng 4.9 cho thấy: trong chăn nuôi gà thả vườn các hộ chăn nuôi đã sử dụng phổ biến 5 loại chế phẩm kháng sinh. Trong đó, chế phẩm được sử dụng nhiều nhất là Coliterra (của hãng sản xuất Minh Huy) với số lượt hộ sử dụng là 17 chiếm tỷ lệ 26,98%, tiếp đến là Bykomycin (của hãng sản xuất Huphavet) với số lượt hộ sử dụng là 15 chiếm tỷ lệ 23,.82%, chế phẩm T-I-C (của hãng sản xuất
Năm Thái) với số lượt hộ sử dụng là 10 chiếm tỷ lệ 15,87%. Các chế phẩm chứa kháng sinh Bio-Gentatrim, Kana Colin được sử dụng lẻ tẻ đều chiếm tỷ lệ rất thấp là 1,59%.
Qua tìm hiểu thành phần các chế phẩm chúng tôi đã tập hợp được 13 loại thuốc kháng sinh được dùng trong chăn nuôi gà thả vườn. Kết quả được trình bày qua bảng 4.10.
Bảng 4.10. Các thuôc kháng sinh thường sử dụng trong chăn nuôi gà thả vườn tại huyện Cư Jút
Sô TT Kháng sinh Sô lượt hộ sử dụng Tỉ lệ (%) 1 Oxytetracyclin 37 29,13 2 Colistin 25 19,68 3 Tylosin 15 11,81 4 Bycomycin 10 7,87 5 Sulfaguanidin 10 7,87 6 Ampicillin 8 6,29 7 Erythromycin 5 3,93 8 Enrofloxacin 5 3,93 9 Amoxycilline 4 3,14 10 Trimethoprim 3 2,36 11 Lincomycin 2 1,57 12 Sulfamethazol 2 1,57 13 Neomycin 1 0,78 Tổng 127 100
Từ bảng 4.10 chúng tôi thấy: Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Oxytetracyclin chiếm tỷ lệ 29,13%, tiếp đến là Colistin chiếm tỷ lệ 19,68%, Tylosin chiếm tỷ lệ 11,81%, Bycomycin và Sulfaguanidin đều chiếm tỷ lệ 7,87%, Ampicillin chiếm tỷ lệ 6,29%, Erthromycin và Enrofloxacin đều chiếm tỷ lệ 3,93%, Amoxycilline chiếm tỷ lệ 3,14%, Trimethoprim chiếm tỷ lệ 2,36%, Lincomycin và Sulfamethazol chiếm tỷ lệ 1,57%, và cuối cùng là Neomycin chiếm tỷ lệ 0,78%. Điều này cho thấy các hộ chăn nuôi gà theo phương thức thả vườn tại huyện Cư Jút chủ yếu sử dụng kháng sinh có phổ khuẩn rộng để tiêu
mầm bệnh; hơn nữa có hiệu quả trong điều trị, giá thành của các loại chế phẩm chứa kháng sinh mà các hộ sử dụng lại phù hợp với thu nhập của họ.
Để biết được căn cứ cho sự lựa chọn kháng sinh tại huyện Cư Jút. Qua phiếu điều tra chúng tôi đã tổng hợp được kết quả cho việc lựa chọn kháng sinh trong chăn nuôi gà tại huyện Cư Jút qua bảng 4.11.
Bảng 4.11. Căn cứ để lựa chọn kháng sinh và các chế phẩm chứa kháng sinh tại huyện cư Jút
Sô
TT Cơ sở lựa chọn
Sô lượt hộ lựa
chọn Tỷ lệ (%)
1 Chỉ định của thú y viên 47 66,20
2 Khuyến cáo của người bán thuốc 18 25,35
3 Kinh nghiệm của người chăn nuôi 6 8,45
4 Kết quả xét nghiệm, làm kháng sinh đồ 0 0
Tổng 71 100
Qua bảng 4.11 cho thấy: người dân chủ yếu là lựa chọn theo chỉ định của thú y viên với số lượt hộ lựa chọn là 47 chiếm tỷ lệ 66,20%, điều này cho thấy lực lượng Thú y ở huyện rất mạnh và hoạt động nhiệt tình. Ở các xã và thị trấn đều có thú y cơ sở, có xã có 2 – 3 thú y. Người dân tin tưởng vào thú y nên họ lựa chọn kháng sinh và chế phẩm có chứa kháng sinh theo chỉ định của thú y viên. Tiếp đó là các hộ lựa chọn vừa theo khuyến cáo của Người bán thuốc là 18 hộ chiếm tỷ lệ 25,35%. Cuối cùng là các hộ gia đình lựa chọn theo kinh nghiệm của chính họ với số lượt hộ lựa chọn là 6 chiếm tỷ lệ 8,45%, cho thấy ngành chăn nuôi gà của huyện vẫn chưa phát triển mạnh. Ở các nơi có ngành chăn nuôi phát triểm mạnh thì việc lựa chọn kháng sinh dựa vào kinh nghiệm của chính họ chiếm tỷ lệ cao hơn. Đây là những hộ gia đình đã chăn nuôi lâu năm và trong quá trình chăn nuôi họ đã đúc kết được kinh nghiệm cho mình.
4.3. Dư lượng kháng sinh trong thịt gà tại huyện Cư Jút
Trong hệ thống chăn nuôi hiện đại, người ta đã sử dụng nhiều loại kháng sinh trong phòng trị bệnh, thậm chí còn bổ xung vào thức ăn nhằm nhằm kích thích tăng trọng cho vật nuôi. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi cần chú ý thực hiện nghiêm ngặt các qui định, đặc biệt là thời gian ngưng thuốc
kháng sinh. Sử dụng kháng sinh một cách tùy tiện làm nguy cơ xuất hiện dư lượng kháng sinh trong thịt động vật, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, hiện nay trên thế giới trong đó có Việt Nam đã ban hành quyết định cấm dùng một số loại kháng sinh như Chloramphenicol. Khi sử dụng thường xuyên những thực phẩm này con người sẽ mắc các chứng bệnh như: nhiễm độc máu, thiếu máu do thiếu hồng cầu, suy gan, suy tủy ở trẻ nhỏ, gây viêm thần kinh ngoại biên, viêm thần kinh thị giác, phụ nữ mang thai dễ bị sảy thai, thai biến dạng, trường hợp nặng có thể gây thai chết lưu...
Trên cơ sở các phiếu khảo sát mà chúng tôi đã ghi nhận được về tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gà tại huyện Cư Jút. Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của việc dùng kháng sinh và góp phần nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc tồn dư kháng sinh. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra dư lượng kháng sinh trong thịt gà bằng phương pháp vi sinh vật trên 49 mẫu thịt gà lấy tại chợ trung tâm huyện. Kết quả được trình bày qua bảng 4.12.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra tồn dư kháng sinh trong thịt gà tại huyện Cư Jút
Sô
TT Đôi tượng Sô mẫu kiểm tra
Sô mẫu
dương tính Tỉ lệ (%)
1 Gà CN 25 1 4
2 Gà thả vườn 24 0 0
Tổng 49 1 2,04
Qua bảng 4.12 cho thấy: Kiểm tra 49 mẫu thịt gà nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp và phương thức chăn nuôi thả vườn tại huyện Cư Jút, trong đó có 24 mẫu thịt gà thả vườn, 25 mẫu thịt gà công nghiệp. Chúng tôi chỉ phát hiện ra 1 mẫu thịt gà có tồn dư kháng sinh chiếm tỷ lệ 2,04%.Các mẫu thịt gà thả vườn không phát hiện có mẫu dương tính, chỉ phát hiện 1 mẫu thịt gà nuôi công nghiệp không đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm là có chứa dư lượng kháng sinh.
Bảng 4.13. Xác định kháng sinh tồn dư trong mẫu dương tính
dương tính M1 M2 M3 M4 M5 tồn dư sinh tồn dư
1 29 - + - - - Sulfamethazin Sulfamide
Qua bảng 4.13 cho thấy mẫu dương tính thuộc nhóm kháng sinh Sulfamide với kháng sinh phát hiện ra là Sulfamethazin. Kết quả này phù hợp với quá trình điều tra 63 phiếu của chúng tôi
Theo chỉ dẫn của trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y Trung Ương II, mẫu dương tính có chứa kháng sinh với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép. Cụ thể là sulfamethazin > 2000 ppb.
Kết quả này cho thấy: Giữa các hộ chăn nuôi gà theo phương thức thả vườn và phương thức công nghiệp có mục đích khác nhau. Các hộ chăn nuôi gà theo phương thức thả vườn chủ yếu phục vụ nhu cầu là chính, họ nuôi gà ít bán ra thị trường hơn nên họ sử dụng kháng sinh và các chế phẩm có chứa kháng sinh hạn chế hơn. Còn đối với phương thức chăn nuôi công nghiệp với mục đích kinh tế là chính. Vì vậy mà các hộ chăn nuôi sẽ sử dụng kháng sinh và các chế phẩm có chứa kháng sinh trong công tác phòng bệnh, trị bệnh và kích thích tăng trưởng cho gà nhiều hơn. Vì lợi ích kinh tế, nhiều khi các hộ chăn nuôi gà: khi gà bị bệnh chữa bệnh cho gà chưa khỏi nhưng vẫn mang gà đi bán đi mà không tuân thủ theo qui định thời gian ngưng thuốc kháng sinh; hoặc do các kháng sinh có trong thức ăn cho gà nên vẫn còn tồn dư kháng sinh trong thịt gà.