0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Thời tiết khí hậu

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ VÀ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GÀ NUÔI TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 28 -28 )

Là bình nguyên chuyển tiếp giữa hai cao nguyên Đăk Lăk và ĐakMil, Huyện Cư jút nằm trong vùng ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chung của khí hậu Tây Nguyên nhiệt đới ẩm, mỗi năm có hai mùa rõ rệt:mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung đến 90% lượng mưa hàng năm, là thời gian phát triển mạnh mẽ cácloại cây trồng và cũng là thời điểm lũ lụt vùng ven sông suối. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể, kèm theo gió tây nam tăng cường bốc hơi nước gây khô hạn, hệ thực vật kém phát triển.

Chế độ nhiệt:

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 20oC - Nhiệt độ trung bình năm: 24oC - Biên độ nhiệt ngày đêm: 10 - 15oC - Tổng tích ôn: 8.500 - 9.000oC

Chế độ gió: hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây nam và mùa khô là Đông bắc.

4.1.3. Đặc điểm, điều kiện tự nhiên xã hội4.1.3.1. Địa hình 4.1.3.1. Địa hình

Huyện Cư Jút là một trong những bình nguyên chuyển tiếp từ cao nguyên Đăk Lăk và cao nguyên Đăk Mil, địa hình tương đối bằng phẳng ít chia cắt, độ cao trung bình 400 – 450m so với mực nước biển, được chia làm 2 loại địa hình chính:

* Khu vực đông – đông nam bao gồm các xã: Tâm Thắng, Trúc Sơn, ĐăkDrông, EaPô, Nam Dong, CưNia và thị trấn EaTling là vùng thuộc khu vực sông Sêrêpốc nên có địa hình đồi bằng phẳng, lượn sóng, xen kẽ núi cao, tạo nên các bình nguyên hẹp, địa hình nghiêng theo hướng tây – tây nam.

* Khu vực phía tây nằm trọn trong địa giới xã Đak Wil có địa hình khá chia cắt, hình thành nhiều núi cao và đồi bát úp, độ dốc có xu thế thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI GÀ VÀ DƯ LƯỢNG KHÁNG SINH TRONG THỊT GÀ NUÔI TẠI HUYỆN CƯ JÚT ĐĂK NÔNG (Trang 28 -28 )

×